Những cơ hội của Việt Nam về xuất khẩu thủy sản khi gia nhập WTO

Một phần của tài liệu Sản xuất và xuất khẩu thủy sản của nước ta - thực trạng và giải pháp phát triển.doc (Trang 53 - 54)

II. Kim ngạch xuất khẩu

d. Thị trường khác

2.3.3 Những cơ hội của Việt Nam về xuất khẩu thủy sản khi gia nhập WTO

Khởi đầu từ một nền sản xuất phụ thuộc trong nông nghiệp, chủ yếu là tự cung tự cấp phục vụ nhu vầu trong nước, mãi cho đến năm 1990 thị trường XK thủy sản Việt Nam vẫn chỉ quanh quẩn trong khu vực Đông Âu. Nhưng giờ đây ngành thủ sản Việt Nam vươn mình đứng dậy và trở thành một trong những ngành hàng năm đóng góp quan trọng vào tổng kim ngạch XK của cả nước và có thể nói ngành ngư nghiệp nước nhà hoạt động chủ yếu là hướng ra thị trường XK. Vì vậy nói đến hội nhập với các DN thủy sản không phải điều bỡ ngỡ. Thực tế ngành thủy sản Việt Nam là một ngành kinh tế phát triển nền tảng của các hệ sinh thái, có quy mô nhỏ bé và sản xuất theo lối truyền thống, khi XK luôn phải đối mặt với những đòi hỏi khắt khe của các nước nhập khẩu. Tuy nhiên, khi Việt Nam ngày càng tham gia hội nhập sâu rộng vào các nền kinh tế khu vực và thế giới, đặc biệt là sân chơi WTO thì cơ hội XK thủy sản Việt Nam sẻ càng mở rộng.

Gia nhập WTO, thủy sản Việt Nam sẽ có thị trường thế giới khổng lồ để đẩy mạnh XK nên chắc chắn sẽ mang lại nhiều cơ hội cơ bản để mở rộng thị trường, để hàng thủy sản Việt Nam thâm nhập vào thế giới, có điều kiện thu hút thêm vốn đầu tư nước ngoài, tranh thủ công nghệ để sản xuất tiên tiến để đẩy mạnh công nghiệp hóa và tăng cường năng lực của ngành kinh tế thủy sản vốn còn non yếu. Ngoài ra, Việt Nam sẽ có những ưu đãi hơn về thuế quan, xuất xứ, hàng rào phi thuế quan và những lợi ích về đối xử công bằng, bình đẳng khi xảy ra tranh chấp thương mại, sẽ tạo điều kiện để hàng thủy sản Việt Nam có khả năng cạnh tranh và trong trường hợp nếu phía nước ngoài không tuân thủ quy định chúng ta có thể kiện.

Công nghệ nuôi trồng khai thác thủy sản tiên tiến trên thế giới du nhập vào nước ta phần nào làm giảm thiểu được các nguy cơ ô nhiễm môi trường và suy thoái nguồn lợi, tạo ra điểm mạnh trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, tạo cơ hội mở mang ngành nghề ở các vùng nông thôn, vùng xa xôi hẻo lánh. Xét trong bối cảnh chung khi nền kinh tế thế giới, nhất là các nền kinh tế lớn như: Mỹ, EU, Nhật Bản....

đang trên đà phục hồi. Và theo nhận định của nhiều chuyên gia thì vấn đề thị trường XK của Việt Nam năm nay sẽ tốt hơn so với năm 2010, có rất nhiều lợi thế, đặc biệt với hai loại mặt hàng chính là tôm sú và các sản phẩm cá tra, basa.

Ưu thế tuyệt đối của tôm sú cỡ lớn của Việt Nam so với các nước sẽ khiến XK tôm tăng lên nhanh chóng, đặc biệt trên thị trường Mỹ. Mặt khác, hiện nay, thị trường Châu Âu đang thực hiện việc quản lý chặt chẽ và hạn chế thủy sản đánh bắt. Đây sẽ là cơ hội để các sản phẩm thủy sản nuôi trồng của Việt Nam chiếm lĩnh thị trường. Cũng theo xác nhận của Bộ Công thương thì năm 2010, XK thủy sản sang EU có thể sẽ tăng mạnh, các mặt hàng XK chủ yếu là philê cá đông lạnh, tôm đông lạnh, cá ngừ, với giá trị khoảng 1,4 tỉ USD(tăng 3,5% so với năm 2009)

Nhu cầu nhập khẩu của hầu hết các thị trường cũng không ngừng tăng lên đáng kể. Dự kiến kim ngạch XK cá tra, basa vào Nga năm nay sẽ đạt 100 triệu USD và Nga sẽ trở thành thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam, đặc biệt là các mặt hàng như cá tra, basa. Các thị trường như Ba Lan, Tây Ban Nha, Mexico, Brazil.... cũng tăng khoảng 30% sản lượng nhập khẩu so với cùng kì năm trước...

Cùng với đó, Hiệp định Đối tác kinh tế Việt – Nhật (VJEPA) sẽ được triển khai đồng bộ. Trong số 330 mặt hàng thủy sản XK vào Nhật Bản, 64 mặt hàng được giảm thuế, chiếm tới 71% XK thủy sản của Việt Nam sang nước này, riêng các sản phẩm tôm có thể hưởng ưu đãi 0%. Cho nên, rất có thể Nhật Bản sẽ vượt qua EU,trở thành thị trường NK thủy sản lớn nhất của Việt Nam trong năm nay.

Một phần của tài liệu Sản xuất và xuất khẩu thủy sản của nước ta - thực trạng và giải pháp phát triển.doc (Trang 53 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w