Cải tiến chất lượng và an toàn vệ sinh hàng thuỷ sản xuất khẩu.

Một phần của tài liệu Sản xuất và xuất khẩu thủy sản của nước ta - thực trạng và giải pháp phát triển.doc (Trang 70 - 72)

II. Kim ngạch xuất khẩu

d. Thị trường khác

3.3.5 Cải tiến chất lượng và an toàn vệ sinh hàng thuỷ sản xuất khẩu.

Ngoài việc phấn đấu giảm giá thành để có ưu thế trong cạnh tranh xuất khẩu hàng thuỷ sản thì vấn đề đảm bảo chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm có tầm quan trọng sống còn đối với việc xuất khẩu hàng thuỷ sản Việt nam, Việt nam có thể thấm thía điều này qua ví dụ cụ thể là trường hợp Thái lan, trở thành nước xuất khẩu thuỷ sản lớn nhất nhất thế giới hiện nay là nhờ việc Thái Lan tập trung mọi nỗ lực của ngành thuỷ sản, cả tư nhân và nhà nước để cải tiến chất lượng hàng thuỷ sản khẩu ..Hướng xuất khẩu thuỷ sản thời gian tới của Nhà nước là phải tăng thị phần ở liên minh Châu Âu và Bắc Mỹ , nơi mà mọi vấn đề liên quan đến chất lượng đều được qui tụ trong việc thực hiện trong tiêu chuẩn HACCP .Vì vậy , không có các nào khác là sự vươn lên cảu các danh nghiệp Việt nam cùng với sự trợ giúp về kỹ thuật , tài chính của Nhà nước và quốc tế để cải tiến chất lường hàng thuỷ sản Việt Nam.Mặc dù đã đạt được kết quả 68 doanh nghiệp Việt nam được xuất khẩu thuỷ sản sang EU nhưng có điều thách thức là bất cứ lúc nào EU cũng có thể tuyên bố cấm vận nếu có vi phạm

Nhà nước cần tăng cường trách nhiệm và thẩm quyển về cơ quan quản lý chất lượng.

Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ về tài chính và kỹ thuật để các doanh nghiệp Việt nam có đủ điều kiện nâng cao chất lượng sản phẩm thuỷ sản để đáp ứng yêu cầu về chất lượng và an toàn vệ sinh hàng thuỷ sản nước ngoài.

Các doanh nghiệp Việt nam, là người trực tiếp thực hiện chất lượng đảm phẩm phải khoán triệt quan điểm chất lượng cùng với giá cả hợp lý là điều kiện sống còn của doanh nghiệp từ đó nâng cao ý thức đối với việc cung cấp những sản phẩm chất lượng theo yêu cầu của thị trượng quốc tế.

Để hình thành một ngành công nghiệp chế biến thuỷ sản vững mạnh, có đủ khả năng cạnh tranh với các nước trong khu vực cần có những giải pháp sau:

a/ Hỗ trợ vốn tín dụng ưu đãi cho các doanh nghiệp chế biến thuỷ sản đầu tư nâng cấp điều kiện sản xuất đáp ứng yêu cầu về an toàn vệ sinh thực phẩm có thể xuất khẩu đi EU và Mỹ.

b/ Nâng cao tỷ trọng các cơ sở chế biến thực hiện chương trình quản lý chất lượng theo GMP, SSOP và HACCP, bắt buộc 100% các cơ sở chế biến thuỷ sản phải thực hiện hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến nhăm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cho người tiêu dùng và xuất khẩu.

c/ Xây dựng và ban hành và triển khai áp dụng bắt buộc các tiêu chuẩn Nhà nước và Tiêu chuẩn ngành về điều kiện sản xuất, an toàn vệ sinh tối thiểu đối với các cơ sở chế biến thuỷ sản, cơ sỏ chế biến thuỷ sản xuất khẩu các cảng cá, chợ cá.

d/ Nâng cấp chất lượng nguyên liệu, giảm giá đầu vào bằng cách trang bị hệ thống bảo quản ngay trên tàu, xây dựng hệ thống chợ cá tại các cảng cá của các tỉnh trọng điểm, các trung tâm công nghiệp chế biến và tiêu thụ, hệ thống chợ các đường biên cũng như các chợ cá qui mô nhỏ ở địa phương.

e/ Tăng cường và mở rộng chủng loại và khối lượng chế biến các mặt hàng có giá trị gia tăng. Khuyến khích các doanh nghiệp nhập khẩu công nghệ cao từ các nước phát triển, bí quyết công nghệ, thuê chuyên gia nước ngoài giỏi và đầu tư nghiên cứu ứng dụng các công nghệ mới. Nâng tỷ trọng mặt hàng giá trị cao.

f/ Đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất và năng lực nghiên cứu, triển khai của Trung Tâm Công nghệ Sinh học và Công nghệ thuộc Viện nghiên cứu Nuôi trồng thuỷ sản II thuộc Bộ thuỷ sản đủ khả năng nghiên cứu phát triển sản phẩm và tư vấn cho các doanh nghiệp phát triển đa dạng hoá mặt hàng.

g/ Tăng cường hoàn thiện năng lực và hoạt động của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về kiểm tra và chứng nhận an toàn vệ sinh thuỷ sản, trên cơ sở Trung Tâm Kiểm tra Chất lượng và vệ sinh thuỷ sản hiện nay.

Một phần của tài liệu Sản xuất và xuất khẩu thủy sản của nước ta - thực trạng và giải pháp phát triển.doc (Trang 70 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w