Tăng cường đào tạo, phát triển nguồn nhân lực.

Một phần của tài liệu Sản xuất và xuất khẩu thủy sản của nước ta - thực trạng và giải pháp phát triển.doc (Trang 75 - 79)

II. Kim ngạch xuất khẩu

3.3.10Tăng cường đào tạo, phát triển nguồn nhân lực.

d. Thị trường khác

3.3.10Tăng cường đào tạo, phát triển nguồn nhân lực.

Một yếu tố rất quan trọng và không thể thiếu được đó là yếu tố con người . Việc phát triển nguồn nhân lực cho ngành thuỷ sản thông qua việc nâng cao trình độ văn hoá và tay nghề cho ngư dân , đào tạo mới và đào tạo lại cán bộ quản lý ,cán bộ kỹ thuật và cán bộ thị trường để có đủ năng lực và thích ứng với yêu cầu của cơ chế thị trường có điều tiết là chìa khoá cho sự thành công của chiến lược xuất khẩu thuỷ sản thời gian tới ,bởi vì các biện pháp khuyến khích xuất khẩu của Nhà nước ngay cả khi được xác định một cách khoa học và đúng đắn mới chỉ là một vế của phương trình xuất khẩu , trách nhiệm cuối cùng cũng như khả năng tận dụng được mọi sự ưu đãi có thể chào bán được các sản phẩm có tính cạnh tranh để mở rộng thị trường xuất khẩu lại thuộc về bản thân các doanh nghiệp xuất khẩu Việt nam cũng như các nỗ lực chủ quan của họ .Đào tạo nhân lực không chỉ là mối quan tâm ở mức doanh nghiệp mà còn là mối quan tâm của quốc gia cũng như quốc tế . Như vậy phương châm nhà nước và nhân dân cùng tham gia đầu tư cho việc xây dựng nguồn nhân lực mang lại hiệu quả . Ngoài ra , trợ giúp kỹ thuật và tài chính của cộng đồng quốc tế là rất quan trọng trong vấn đề phát triển nguồn nhân lực co việc phát triển sản xuất và xuất khẩu thuỷ sản ở Việt Nam…

Cụ thể là: trong điều kiện cộng đồng nghề cá ven biển nước ta trình độ còn thấp (10% mù chữ, 70% chỉ đạt trình độ tiểu học, 15% hết cấp phổ thông cơ sở, chỉ 2% hết cấp phổ thông trung học), một mặt cần tập trung vào việc nâng cao dân trí, phấn đấu phổ cập cấp 2 bằng nhiều hình thức cho nhân dân vùng biển; mặt khác, bằng các hình thức thông tin tuyên truyền, báo chí chú ý nâng cao ý thức cho nhân dân về các lĩnh vực: tổ chức khai thác, quản lý, bảo quản, chế biến sản phẩm sau thu hoạch để phục vụ 3 chương trình lớn của ngành hải sản hiện nay là khai thác hải sản xa bờ, nuôi

trồng thuỷ sản và chế biến xuất khẩu. Đẩy mạnh đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật, công nhân lành nghề cho các doanh nghiệp thuỷ sản. Chú ý các loại hình đào tạo cả tại chức và tập trung để đáp ứng yêu cầu cán bộ cho trước mắt cũng như lâu dài. Nghiên cứu cải tiến chế độ đãi ngộ đối với thuyền viên, thuỷ thủ, cán bộ khoa học kỹ thuật…

KẾT LUẬN

Trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước Đảng và Nhà nước ta đã đạt được những thành tựu nhất định trong phát triển kinh tế, trong đó có đóng góp không nhỏ của ngành thủy sản.

Đứng trước những thành tựu mà nền kinh tế đạt được trong giai đoạn công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước đặc biệt khi Việt Nam chính thức là thành viên của tổ chức thương mại Quốc tế WTO, thủy sản của nước ta phải có sự đột phá thay đổi về cơ cấu va nâng cao năng lực cạnh tranh, đẩy mạnh XK tạo nguồn thu ngoại tệ cho đất nước, nâng cao năng lực cạnh trạnh trên trường Quốc tế nói chung và ngành thủy sản Việt Nam nói riêng.

Đề tài: “Sản xuất và xuất khẩu thủy sản của nước ta. Thực trạng và giải pháp phát triển” đã làm rõ vấn đề trên cơ sở phân tích nội dung:

Khái quát ngành thủy sản của nước ta trong thời gian qua

Thực trạng và giải pháp phát triển ngành thủy sản. Trong nội dung này phân tích rõ về thực trạng sản xuất và xuất khẩu thủy sản nước ta.đánh giá và phân tích những thuận lợi cũng như những khó khăn của ngành thủy sản khi tham gia vào tổ chức thương mại Quốc tế WTO.

Phương hướng chủ trương của Đảng, Nhà nước và của riêng ngành thủy sản nhằm phát triển bền vững và có hiệu quả của ngành thủy sản. Phát triển Khoa học Công nghệ, hình thành một lực lượng sản xuất có ý nghĩa quyết định đến toàn bộ sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hoá ngành thuỷ sản, góp phần đưa sự nghiệp đổi mới của tích cực của các ngành liên quan.

Tất nhiên muốn thực hiện được các mục tiêu trên, ngoài những cố gắng nỗ lực của ngành, một trong những yếu tố quyết định khác là sự quan tâm và ưu đãi của Nhà nước cũng như sự hỗ trợ và hiệp lực tích cực của các ngành liên quan.

Hy vọng rằng trên cơ sở những thành tích đã đạt được trong thời gian vừa qua, chúng ta sẽ tiếp tục đa dạng hoá các sản phẩm cho phù hợp với từng thị trường, nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành, tăng hàm lượng chất xám của sản phẩm, tăng cường tiếp thị để tăng sức cạnh tranh của các sản phẩm chủ yếu ở các thị trường chính, vươn lên chiếm lĩnh thị trường đối với các mặt hàng chủ lực có nhiều tiềm năng. Điều cuối cùng là phải nâng cao được hiệu quả của xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam.

Chúng ta tin tưởng chắc chắn vào một ngành thuỷ sản vững mạnh trong tương lai, một ngành thuỷ sản góp phần to lớn đưa nền kinh tế đất nước sánh vai cùng cường quốc năm châu.

Một phần của tài liệu Sản xuất và xuất khẩu thủy sản của nước ta - thực trạng và giải pháp phát triển.doc (Trang 75 - 79)