Cam kết của Việt Nam đối với WTO liên quan đến xuất khẩu thủy sản.

Một phần của tài liệu Sản xuất và xuất khẩu thủy sản của nước ta - thực trạng và giải pháp phát triển.doc (Trang 51 - 53)

II. Kim ngạch xuất khẩu

d. Thị trường khác

2.3.2 Cam kết của Việt Nam đối với WTO liên quan đến xuất khẩu thủy sản.

Hầu hết các nước thành viên của WTO là thành viên trươc đây của GATT và các nước này đã kí vào sắc luật cuối cùng của vòng đàm phán Urugoay và đàm phán kí kết mở cửa thị trường cho hàng hóa và dịch vụ tại cuộc gặp Marrakesh (Cộng hòa Maroc) ngoài các nước trên thì mọi quốc gia hoặc các vùng lãnh thổ có toàn quyền quyết định trong việc đưa ra những các vùng lãnh thổ có toàn quyền quyết định trong việc đưa ra những chính sách thương mại và thuế quan đều có quyền gia nhập WTO, các nước xin gia nhập phải đáp ứng những ưu cầu đặt ra. Hầu hết các nước phát triển đã là thành viên chính thức của WTO trong khi các nước trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế từ kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường. Do vậy, để gia nhập WTO, Việt Nam phải đáp ứng những điều kiện giống như các thành viên của WTO.

a. Cắt giảm thuế quan

Sau khi gia nhập WTO, Việt Nam phải từng bước cắt giảm thuế quan xuống tới mức các nước đang phát triển theo yêu cầu của WTO, đồng thời hạn chế mức thuế quan cao nhất, với mức bình quân dưới 15%.

b. Từng bước xóa bỏ các biện pháp phi thuế quan

Để được gia nhập WTO,các nước đang phát triển phải cam kết và thi hành trên thực tế từng bước tiến tới xóa bỏ hoàn toàn các biện pháp phi thuế quan như cắt giảm giấy phép và hạn ngạch nhập khẩu cũng như chế độ quản lý ngoại tệ, tiêu chuẩn kiểm nghiệm kĩ thuật vv...và nhiều biện pháp trá hình khác.

c. Xóa bỏ trợ cấp xuất khẩu

Theo quy định của WTO, tất cả những loại trợ cấp trực tiếp cho sản xuất XK của các doanh nghiệp nội địa làm bóp méo thương mại bình đẳng đều bị cấm. Các nước đang phát triển thực thi cơ chế kinh doanh lời ăn lỗ chịu đối với toàn bộ sản

phẩm. Sau khi xóa bỏ trợ cấp, những hàng hóa bị lỗ vốn chủ yếu là phải dành bù trừ qua biện pháp điều chỉnh tỷ giá hối đoái và trả lại thuế XK. Theo bản văn kiện số 9 của Hiệp định chung về thuế quan thương mại công bố năm 1994, việc trả lại thuế quan và thuế địa phương tương đương với khoản tiền đã nộp không thể coi là khoản bù trừ đó. Điều này đã đạt yêu cầu về xóa bỏ trợ cấp.

d. Mở cửa thị trường dịch vụ

Theo hiệp chung về thương mại DV (GATT), yêu cầu các thành viên thi hành quy chế tối hệ quốc (MFN) và đãi ngộ quốc gia (NT) một cách không kì thị và vô điều kiện với thương mại hàng hóa đối với thương mại DV cũng như tăng thêm tính công khai,từng bước giảm bớt hàng rào mậu dịch.

e. Mở rộng phạm vi bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ

WTO yêu cầu của tất các các nước đang phát triển tham gia WTO đều phải tham gia vào hiệp định bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến vấn đề thương mại (Trips). Các nước phát triển đang có ưu thế và quyền lợi rất lớn và các mặt độc quyền sáng chế nhãn hiệu, bao bì vv...

f. Nới rộng và hoàn thiện chính sách đầu tư nước ngoài

Các nước đang phát triển luôn luôn bị các nước phát triển đòi hỏi phải thực hiện nguyên tắc không phân biệt đối xử, đặc biệt đối với các quốc gia (NT), đối với các công ty có vốn đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên ở các nước đang phát triển hiên nay, pháp luật về thu nhập vốn đầu tư nước ngoài còn chưa đủ hoàn thiện, còn tồn tại về vấn đề phân biệt đối xử với lí do bảo vệ các ngành công nghiệp non trẻ.

j. Tăng thêm tính công khai của chính sách thương mại và pháp luật về thương mại.

Đây là vấn đề mà các nước đang phát triển bị đòi hỏi nhiều, bởi các nền kinh tế đang phát triển hầu hết đều có một hệ thống pháp luật về thương mại rất phức tạp và khó hiểu. Do đó, các nước đang phát triển cần phải tăng thêm tính công khai minh bạch hóa trong chính sách thương mại của mình.

Một phần của tài liệu Sản xuất và xuất khẩu thủy sản của nước ta - thực trạng và giải pháp phát triển.doc (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w