II. Kim ngạch xuất khẩu
d. Thị trường khác
2.3.4 Những khó khăn về xuất khẩu thủy sản Việt Nam khi là thành viên của WTO.
Gia nhập WTO, thủy sản Việt Nam có cơ hội nhiều nhưng khó khăn, thách thức cũng sẽ lớn khi cạnh tranh của các sản phẩm thủy sản nhập ngoại có chất lượng cao. Bên cạnh đó ngành thủy sản còn gặp sự mất cân đối giữa khu vực sản xuất, nguyên liệu đánh bắt, nuôi tròng và khu vực chế biến XK thủy sản bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân như trình độ sản xuất và tổ chức sản xuất chưa cao, sản lượng chất lượng thủy sản còn kém.
Trở ngại lớn nhất của thủy sản là xu hướng bảo hộ thương mại, các hàng rào kĩ thuật, kiểm dịch chặt chẽ và thường xuyên ban hành các tiêu chuẩn mới khắt khe về dư lượng kháng sinh VSATTP tại các thị trường, đã gây ra không ít khó khăn cho các doanh nghiệp Việt Nam. Trong khi đó, nhiều sản phẩm thủy sản XK của ta có dư lượng kháng sinh quá lớn không đáp ứng được nhu cầu của các thị trường khó tính như Mỹ, EU, Nhật Bản....
Thêm nữa hàng thủy sản của ta đang xuất sang các thị trường có điều kiện hơn về công nghệ, trong khi các nhà máy chế biến thủy sản của nước ta con nhỏ bé, manh mún, còn yếu kém về năng lực sản xuất. Cho nên thủy sản Việt Nam sẽ rơi vào thế yếu khi phải sản xuất hàng hóa với khối lượng lớn và đòi hỏi chất lượng cao. Trong một sân chơi bình đẳng thì thủy sản nước ngoài cũng sẽ ồ ạt” đầu tư vào Việt Nam, do vậy chúng ta phải nâng cao năng lực cạnh tranh để không chỉ vào được thị trường các nước NK mà còn phải cạnh tranh với họ ngay tại thị trường Việt Nam, đặc biệt là đối với mặt hàng thủy sản cao cấp.
Ngoài ra vấn đề an ninh thực phẩm của nước ta vẫn còn khó khăn, thực phẩm cho toàn xã hội chưa dư dật, thậm chí những ngư dân ven biển vẫn không có đủ cá ăn hàng ngày và lẽ đương nhiên khả năng cạnh tranh trong nước cũng sẽ gặp khó khăn. Do mức sống của cư dân trong nước ngày càng cao, đặc biệt ở các vùng đô thị, các vùng kinh tế trọng điểm, cộng với cư dân nước ngoài vào sống và làm việc cũng sẽ tăng nhanh khiến cho cơ cấu người tiêu dùng hàng hóa thủy sản cũng thay đổi. Vì thế, nhu cầu và thị hiếu hàng thủy sản của nội địa sắp tới cũng sẽ thay đổi.
Bộ thủy sản cũng đã cảnh báo, thủy sản Việt Nam gia nhập WTO chính Việt Nam đang tạo ra một thị trường tốt để cho thủy sản nước khác nhảy vào.
Năm 2009 lần đầu tiên XK thủy sản đạt con số tăng trưởng âm. Kim ngạch XK thủy sản của Việt Nam cả năm 2009 đạt 4,3 tỷ USD. Theo Hiệp hội chế biến và XK thủy sản(Vasep)năm 2009, trừ sản phẩm tôm có kim ngạch XK tăng, còn hầu hết các mặt hàng thủy sản XK khác đều giảm cả về sản lượng và giá trị. Nguyên nhân cơ bản được xác định là do chịu ảnh hưởng của khủng hoảng và suy thoái toàn cầu. Tuy
nhiên, một yếu tố tác động không nhỏ tới sự giảm sút kim ngạch XK thủy sản Việt Nam chính là các rào cản thương mại, kỹ thuật mà các nước nhập đưa ra.
Theo nhận định của các chuyên gia, năm 2012 khó khăn cho XK thủy sản vẫn là xu hướng bảo hộ thương mại, các hàng rào kỹ thuật, kiểm dịch chặt chẽ và thường xuyên ban hành các tiêu chuẩn mới khắt khe hơn về dự lượng kháng sinh và an toàn vệ sinh thực phẩm.
Cụ thể, Bộ nông nghiệp Mỹ (USDA) đang trông quá trình triển khai dự luật nông nghiệp 2008 (farmbill), trong đó có điều khoản nhằm hạn chế việc nhập khẩu cá tra Việt Nam, dựa trên việc mở rộng định nghĩa catfish và đưa cá tra của Việt Nam vào trong danh sách này để chuyển đối tượng này từ USFDA sang USDA quản lý. Đặc biệt, từ 1/1/2010, EU chính thức áp dụng quy định IUU (là tên hoạt động đánh bắt cá bất hợp pháp, không có báo cáo và không có quản lý) vấn đề truy suất nguồn gốc ngành thủy sản đánh bắt. Theo đó, EU yêu cầu chứng nhận thủy sản khai thác” đối với tất cả các nhà XK thủy sản nhằm ngăn chặn, phòng ngừa và loại bỏ các hoạt động khai thác thủy sản bất hợp pháp và không theo quy định.
Ngoài những khó khăn mang tính khách quan, bản thân các DN cũng đang gặp phải một khó khăn lớn ngay trong nội tại ngành sản xuất. Thực tế vấn đề thiếu nguyên liệu lâu nay vẫn là bài toán khó đối với hoạt động của các DN. Chính vì không chủ động được nguồn nguyên liệu nên dẫn tới tình trạng tranh mua tranh bán, bất chấp chất lượng, miễn đủ nguyên liệu sản xuất.... Chính đây là nguyên nhân dẫn tới hiện tượng một số lô hang XK không đảm bảo chất lượng.
Ngoài ra chất lượng con giống thủy sản ở nước ta cũng đang ở mức báo động. Mặc dù là nước có sản lượng XK cá tra, basa hàng đầu thế giới nhưng chúng ta lại không có tiêu chuẩn cấp nhà nước về các tiêu chí kĩ thuật sản xuất giống cá tra, basa mà chỉ có tiêu chuẩn ngành, vẫn chưa có quy định thế nào là giống cá tra, basa, tôm su và tôm thẻ chân trắng đạt tiêu chuẩn quốc gia cho nên các chi cục thủy sản không biết dựa vào đâu để kiểm tra các trại sản xuất có đạt chất lượng hay không. Nguyên
liệu nhập khẩu để sản xuất hàng XK nhiều trường hợp không đảm bảo chất lượng kháng sinh cao...
Thiếu thông tin về các thị trường là một khó khăn rất lớn với các DN. Chúng ta đang sống trong thời đại bùng nổ thông tin, song hầu hết các DN đều thiếu thông tin, các thị trường trong nước và quốc tế. Thông tin đã khó, nhưng có thông tin rồi nhưng năng lực tiếp cân, xử lý và ứng dụng thông tin còn hạn chế cũng là vấn đề. Hiện cả nước chỉ mới có khoảng 1.500 DN có website riêng và trên 130.000 thuê bao internet
Về phía các công ty chuyên cung cấp thông tin cho DN thì chất lượng không cao. DN không cần thì rất nhiều nơi cung cấp, còn DN cần thì lại không có thông tin. Tập quán kinh doanh lâu nay của Việt Nam chỉ cần tìm ai là người mua hàng. Còn việc hàng hóa của mình được bán cho ai, giá cả thế nào và nhu cầu của người tiêu dùng cần chất lượng hàng hóa ra sao...thì chưa được quan tâm đúng mức
CHƯƠNG 3