Chương trình xuất khẩu thủy sản đến năm 2015 và định hướng

Một phần của tài liệu Sản xuất và xuất khẩu thủy sản của nước ta - thực trạng và giải pháp phát triển.doc (Trang 58 - 61)

II. Kim ngạch xuất khẩu

d. Thị trường khác

3.2.1 Chương trình xuất khẩu thủy sản đến năm 2015 và định hướng

Hằng năm đem về 4 - 4,5 tỉ USD kim ngạch xuất khẩu, giải quyết việc làm cho hơn 4 triệu lao động... ngành thủy sản đã và đang đóng góp đáng kể cho sự phát triển kinh tế – xã hội chung của cả nước. Mới đây, ngày 16-9, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 1690/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chiến lược phát triển thủy sản Việt

Nam đến năm 2020. Đây sẽ là động lực mới “tiếp lửa” cho ngành kinh tế thủy sản cả nước phát triển bền vững…

Với tổng chiều dài bờ biển hơn 2.600 km, dọc theo đó là 15 ngư trường (kể cả 2 ngư trường ở Vịnh Thái Lan), phần lớn có khả năng khai thác quanh năm, đặc biệt với trên một triệu ha nuôi trồng, ngành thủy sản là một lợi thế của Việt Nam. Theo Viện Kinh tế và Quy hoạch thủy sản, ngành thủy sản Việt Nam ngày càng khẳng định vị trí quan trọng trong nghề cá thế giới. Nếu như năm 2008, tổng lượng thủy sản đạt 4,6 triệu tấn, giá trị xuất khẩu đạt trên 4,5 tỉ USD thì năm 2009, mặc dù chịu tác động mạnh của khủng hoảng và suy thoái kinh tế toàn cầu nhưng tổng sản lượng thủy sản vẫn đạt 4,85 triệu tấn, tăng 5,3% so với năm 2008 với giá trị xuất khẩu đạt trên 4,2 tỉ USD. Riêng 8 tháng đầu năm 2010, tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản cả nước đạt gần 3 tỉ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm 2009. Theo dự báo của ngành hữu quan, xuất khẩu thủy sản cả nước cả năm 2010 có khả năng đạt 4,5 - 4,7 tỉ USD...

Với những kết quả nêu trên, Việt Nam đã vươn lên vị trí thứ 5 về xuất khẩu, đứng thứ 3 về sản lượng nuôi trồng thủy sản (sau Trung Quốc và Ấn Độ) và đứng thứ 13 về sản lượng khai thác hải sản trên toàn thế giới. Không chỉ vậy, ngành thủy sản được xem là ngành kinh tế mũi nhọn của cả nước. Tuy nhiên, dù phát triển vượt bậc, nhưng ngành thủy sản cả nước đã và đang bộc lộ nhiều yếu điểm ảnh hưởng đến sự phát triển không bền vững. Điển hình như: thị trường giá cả các loài thủy sản trong và ngoài nước bấp bênh, nhất là hai loài thủy sản chủ lực là tôm và cá tra. Cả nước đang phải đối mặt với nhiều thách thức và khó khăn như thiếu quy hoạch vùng nuôi hoặc quy hoạch chạy theo thực tế sản xuất; các vấn đề môi trường trong quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa... hoặc do chính hoạt động khai thác, nuôi trồng thủy sản gây ra; hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ nuôi trồng thủy sản chưa được đầu tư đồng bộ; tình trạng sử dụng các loại thuốc thú y phục vụ nuôi trồng thủy sản diễn ra tràn lan; tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp...

Để phát triển ngành thủy sản theo hướng bền vững, ngày 16-9, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 1690/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chiến lược phát

triển thủy sản Việt Nam đến năm 2020. Theo đó, mục tiêu đến năm 2020, phát triển thủy sản thành một ngành sản xuất hàng hóa, có thương hiệu uy tín, có khả năng cạnh tranh cao trong hội nhập kinh tế quốc tế; nâng cao mức sống, điều kiện sống của cộng đồng ngư dân và thông qua đó đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho nghề cá... Đến năm 2020, kinh tế thủy sản đóng góp 20 - 35% GDP trong khối nông – lâm – ngư nghiệp, tốc độ tăng giá trị sản xuất ngành thủy sản từ 8 - 10%; kim ngạch xuất khẩu đạt 8 - 9 tỉ USD và tổng lượng thủy sản đạt 6,5 - 7 triệu tấn (nuôi trồng chiếm 65 - 70%)... Để đạt được những mục tiêu vừa nêu, trên cơ sở những chính sách đối với nghề cá đang có hiệu lực thi hành, có nhiều về cơ chế, chính sách mới sẽ được các ngành hữu quan nghiên cứu, bổ sung. Điển hình như: chính sách khuyến khích đầu tư hiện đại hóa tàu cá, chính sách khuyến khích phát triển mô hình quản lý nghề cá cộng đồng, chính sách khuyến khích nuôi biển; chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng vùng nuôi trồng thủy sản tập trung; chính sách đầu tư hệ thống kiểm soát và quản lý chất lượng lĩnh vực thủy sản...

ĐBSCL chiếm gần 60% tổng sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy sản, 60% kim ngạch xuất khẩu thủy sản của cả nước. Trong Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2020, ĐBSCL được định hướng tiếp tục phát triển mạnh nuôi trồng thủy sản theo chiều sâu. Theo đó, đến năm 2020, ĐBSCL sẽ chuyển một phần diện tích nuôi thủy sản quảng canh sang bán thâm canh, thâm canh quy mô công nghiệp ở những nơi có điều kiện thuận lợi; áp dụng công nghệ mô hình nuôi tiên tiến, tiêu chuẩn mới (GAP – thực hành canh tác tốt, BMP - thực hành quản lý nuôi tốt hơn, CoC - quy tắc ứng xử trong nuôi trồng thủy sản) gắn với bảo vệ môi trường sinh thái. Trước mắt, tập trung áp dụng và nhân rộng tiêu chuẩn GlobalGAP (thực hành nông nghiệp tốt toàn cầu) đối với công nghiệp sản xuất cá tra. Đối với các vùng ngập mặn U Minh (Cà Mau, Kiên Giang) sẽ duy trì trên diện tích lớn nghề nuôi thủy sản hữu cơ (nuôi sinh thái). Cũng trong chiến lược phát triển, ĐBSCL sẽ được đầu tư xây dựng, phát triển các khu bảo tồn biển, bảo tồn nội địa, bảo vệ môi trường và các hệ sinh thái thủy sinh. Song song đó, các ngành hữu quan trong vùng tiếp tục rà soát hệ thống các

nhà máy chế biến thủy sản gắn với vùng nguyên liệu tập trung. Trong đó, chú trọng đối với 2 sản phẩm chủ lực có sản lượng lớn là tôm và cá tra. Đầu tư nâng cấp các trung tâm dịch vụ hậu cần nghề cá, các cơ sở cơ khí đóng, sửa tàu các tại Kiên Giang, Cà Mau, Tiền Giang, Bến Tre và trên các đảo. Ngoài ra, từ nay đến năm 2020, trường đại học thủy sản và các cơ sở dạy nghề thủy sản sẽ được đầu tư, xây dựng; Viện Thú y thủy sản và Viện Nghiên cứu thủy sản ĐBSCL cũng sẽ được lập mới tại vùng ĐBSCL. Các viện trường này chắn chắn sẽ góp phần tích cực trong đào tạo nguồn nhân lực, chuyển giao khoa học công nghệ vào sản xuất, chế biến góp phần nâng cao giá trị sản phẩm thủy sản của ĐBSCL và cả nước.

Trong bối cảnh toàn cầu hóa, Việt Nam ngày càng hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới. Nâng cao khả năng cạnh tranh sản phẩm, nhất là sản phẩm nông nghiệp (trong đó có sản phẩm thủy sản) trong và ngoài nước là một việc làm cấp bách. Đặc biệt, đối với ngành thủy sản, khi con tôm sú nguyên liệu trong nước chưa đáp ứng nhu cầu chế biến, con cá tra đang phải “gồng mình” trước những quy định vô lý từ thị trường nhập khẩu... thì việc nhanh chóng đưa Quyết định 1690/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2020 vào thực tiễn sẽ có ý nghĩa rất thiết thực. Đây được xem là một động lực, thúc đẩy mạnh mẽ cho sự phát triển của ngành kinh tế thủy sản, một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của ĐBSCL và cả nước.

Một phần của tài liệu Sản xuất và xuất khẩu thủy sản của nước ta - thực trạng và giải pháp phát triển.doc (Trang 58 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w