Một số khó khăn, thách thức đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh ở Việt Nam:

Một phần của tài liệu Một số giải pháp mở rộng tín dụng ngân hàng đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh ở việt nam.doc (Trang 27 - 31)

doanh ở Việt Nam:

Mặc dù KVNQD ngày càng khẳng định vai trò quan trọng của mình trong nền kinh tế Việt Nam, nhưng do mới được thừa nhận hơn 15 năm qua cộng với nhiều nhân tố nội sinh và ngoại sinh khác, kinh tế ngoài quốc doanh đang gặp phải nhiều khó khăn, thách thức trong quá trình phát triển của mình.

d.1 Về mặt khách quan:

Môi trường pháp lý:

Việt Nam đã xây dựng được một hệ thống pháp luật làm cơ sở pháp lý cho quá trình cải cách và phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN. Đồng thời với việc hình thành nhà nước pháp quyền XHCN, nguyên tắc công dân được làm những điều pháp luật không cấm đã được khẳng định trong Hiến pháp và luật pháp. Bên cạnh đó, quyền sở hữu tư nhân được xác định với việc thừa nhận trong Hiến pháp sự tồn tại lâu dài của KVNQD, quyền kinh doanh của KVNQD đã được thể chế hoá. Đây chính là những điều kiện cần thiết để KVNQD phát triển nhanh và ổn định, từ đó phát huy được những mặt mạnh của mình đóng góp tích cực cho sự phát triển nhanh và bền vững của Việt Nam.

Tuy nhiên, môi trường pháp lý của Việt Nam còn nhiều hạn chế. Cụ thể: hệ thống pháp luật chưa đầy đủ, đồng bộ, nhất quán, thiếu cụ thể và chưa sát thực tế nên khó thực thi. Chưa đầy đủ ở chỗ một số luật cơ bản của nền kinh tế

thị trường vẫn còn thiếu như Luật cạnh tranh và kiểm soát độc quyền, pháp luật về cạnh tranh mới chỉ gồm một số quy định mang tính đơn lẻ trong một số văn bản pháp luật và mang tính chính sách hơn là quy phạm pháp luật. Chưa đồng bộ, nhất quán ở chỗ các văn bản pháp luật đôi khi chồng chéo nhau, văn bản pháp luật và các văn bản dưới luật đôi khi không thống nhất, nhiều giấy phép “con” phản ánh không đúng hoặc chưa chính xác tinh thần của luật. Chưa cụ thể, rõ ràng ở chỗ cùng một quy định đôi khi còn dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau, gây bối rối cho người thi hành và chấp hành luật. Chưa sát thực tế bởi vì một số văn bản pháp lý còn mang nặng tính chủ quan, chỉ phản ánh lợi ích của cơ quan quản lý nhà nước, thiếu cân nhắc lợi ích của đối tượng bị điều chỉnh, chỉ xuất phát từ quan điểm cục bộ mà chưa xem xét dưới góc độ lợi ích của đa số doanh nghiệp hay toàn bộ nền kinh tế. Những yếu kém của hệ thống pháp luật trên đây khiến môi trường pháp lý của Việt Nam trong nhiều trường hợp cản trở sự phát triển của các chủ thể kinh tế nói chung và chủ thể kinh tế thuộc KVKTNQD nói riêng. Một khi yếu kém trên chưa được giải quyết hoăc giải quyết chưa triệt để thì các chủ thể đó chưa thể phát huy hết năng lực của mình.

Về môi trường kinh doanh:

Vấn đề nổi cộm hạn chế cạnh tranh hiện nay là tình trạng độc quyền còn tương đối phổ biến trong nền kinh tế nước ta dưới hình thức độc quyền của một công ty (chủ yếu trong các ngành như vận tải hàng không, bưu chính viễn thông, điện lực...), độc quyền nhóm (dưới hình thức tổng công ty trong các ngành như xăng dầu, sắt thép, mía đường...). Chính tình trạng độc quyền là nguyên nhân đội chi phí trung gian lên rất cao, gây ra tác động tiêu cực đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp thuộc KVNQD do có quy mô nhỏ, khả năng tài chính hạn chế.

Bên cạnh đó, tình trạng phân biệt đối xử giữa các thành phần kinh tế, giữa DNNN và DNNQD còn khá phổ biến với nhiều ưu đãi cho các DNNN. DNNQD như đã nêu ở trên, gặp rất nhiều khó khăn trong việc tiếp cận các nguồn lực như: vốn, đất đai, lao động. Tình trạng này bắt nguồn từ quy định của pháp luật: hệ

thống pháp luật được xây dựng và phân chia theo thành phần kinh tế, dựa trên tính chất sở hữu và điều hành thực tế của cơ quan quản lý nhà nước.

Mặt khác, mặc dù Chính phủ đã có rất nhiều nỗ lực nhưng thủ tục hành chính còn nhiều phiền hà, nhũng nhiễu. Tình trạng quan liêu, cửa quyền trong quản lý kinh tế nói chung và đối với kinh tế ngoài quốc doanh nói riêng vẫn đang là nhân tố cản trở không nhỏ đối với sản xuất kinh doanh.

Về cơ bản, môi trường kinh doanh còn nhiều rủi ro, thiếu bình đẳng đã khiến doanh nghiệp có xu hướng “ăn xổi” nhờ quan hệ móc nối với hệ thống nhà nước để tìm kiếm đặc quyền, ưu đãi hơn là dựa trên năng lực cạnh tranh của bản thân với chiến lược kinh doanh hiệu quả, dài hạn. Tình trạng còn nhiều đơn vị kinh tế ngoài quốc doanh phải ngụy trang núp bóng dưới danh nghĩa kinh tế quốc doanh là bằng chứng rõ ràng về sự ưu đãi quá mức đối với kinh tế quốc doanh. Kết cục là nền kinh tế phát triển thiếu lành mạnh, dựa nhiều vào những yếu tố tăng trưởng thiếu bền vững.

d.2 Về mặt chủ quan:

Khả năng tài chính của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh còn nhiều hạn chế:

Mặc dù trong những năm gần đây được Đảng và Nhà nước khuyến khích tạo điều kiện thuận lợi trong hoạt động sản xuất kinh doanh, nhưng nhìn chung mức độ tập trung vốn của khu vực này chưa cao do vậy phần lớn các đơn vị kinh tế đều có quy mô nhỏ bé, suất đầu tư thấp (xét theo tiêu chí vốn và số lao động thì trên 90% các doanh nghiệp ngoài quốc doanh ở nước ta thuộc loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ, bình quân vốn của một doanh nghiệp đăng ký theo Luật doanh nghiệp năm 2000 chỉ là 900 triệu đồng, năm 2001 khả quan hơn cũng chỉ đạt 1,2 tỉ đồng4). Khác với KVQD với phần lớn nguồn vốn được hỗ trợ từ ngân sách, KVNQD có nguồn vốn kinh doanh chủ yếu hình thành từ các nguồn: vốn tự có, vốn huy động trên thị trường bằng cách phát hành cổ phiếu, trái phiếu và các nguồn vốn đi vay. Do nền kinh tế nước ta còn kém phát triển,

tích luỹ tư bản không lớn nên vốn tự có của khu vực này thường nhỏ bé, không đáp ứng đủ yêu cầu sản xuất kinh doanh. Muốn huy động vốn thông qua thị trường tài chính, doanh nghiệp phải có quy mô lớn, có uy tín cao trên thị trường, nền kinh tế phải có một thị trường tài chính hoàn chỉnh với một hệ thống các tổ chức trung gian đủ mạnh có khả năng đảm đương việc bảo lãnh, phát hành cổ phiếu, trái phiếu công ty trong khi DNNQD lại có quy mô nhỏ, thị trường tài chính Việt Nam lại chưa phát triển. Bên cạnh đó, trình độ dân trí , yếu tố tâm lý, thói quen của giới đầu tư trong nước cũng tác động không nhỏ đến cách thức huy động này. Do đó, khu vực kinh tế này chỉ còn cách vay các NHTM, đây là nguồn vốn dồi dào có thể đáp ứng được quá trình sản xuất kinh doanh của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh. Tuy nhiên, cách thức huy động vốn này còn nhiều bất cập do nhiều nguyên nhân khác nhau (vấn đề này sẽ được phân tích kỹ ở chương sau). Vì vậy, tình trạng tài chính nghèo nàn vẫn là trở ngại chính của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh

Trình độ sản xuất thấp, công nghệ sản xuất lạc hậu, chắp vá:

Do hạn chế về vốn nên trình độ sản xuất của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh vẫn còn ở mức thấp, kỹ thuật - công nghệ lạc hậu, chủ yếu vẫn là kỹ thuật - công nghệ sử dụng nhiều lao động. Theo số liệu điều tra của Viện nghiên cứu kinh tế Trung ương năm 2001 thì chỉ có 26% doanh nghiệp và 21% công ty sử dụng công nghệ tương đối hiện đại, 39,5% doanh nghiệp và 21,2% công ty sử dụng công nghệ cổ truyền, 36,5% doanh nghiệp và 61,3% công ty kết hợp cả công nghệ hiện đại và cổ truyền. Công nghệ lạc hậu là một trong những nguyên nhân chính khiến cho các sản phẩm của khu vực này kém sức cạnh tranh và thị phần hàng hoá bị giới hạn trong khuôn khổ chật hẹp. Tuy nhiên, đây cũng là trở ngại chung của các doanh nghiệp nước ta, kể cả doanh nghiệp Nhà nước.

Trình độ tổ chức, quản lý sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh còn nhiều hạn chế, kỹ năng của người lao động còn thấp:

Thực tế cho thấy, chủ các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế ngoài quốc doanh xuất thân từ nhiều tầng lớp khác nhau: nông dân, thợ, tầng lớp trí thức.

Hơn nữa, kinh tế nước ta mới chuyển kinh tế thị trường nên những kiến thức

Một phần của tài liệu Một số giải pháp mở rộng tín dụng ngân hàng đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh ở việt nam.doc (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w