29 IFC,WB,MPDF, Hoạt động không chính thức v môi t rà ường kinh doanh ở Việt Nam, Nh xu à ất bản Thông
3.2.5 Cơ chế tín dụng tuy đã được sửa đổi nhưng còn một số cản trở, chưa tạo điều kiện thuận lợi cho khu vực ngoài quốc doanh vay vốn ngân hàng:
điều kiện thuận lợi cho khu vực ngoài quốc doanh vay vốn ngân hàng:
a. Về vấn đề thế chấp:
Có thể khẳng định đây là khó khăn lớn nhất mà KVNQD gặp phải trong việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng. Trong thời gian vừa qua, Chính phủ đã cố gắng phần nào giải quyết các khó khăn về thế chấp thông qua quá trình cải cách hoạt động và thủ tục cho vay. Một bước tiến quan trọng là tháng 12/1999, Chính phủ đã ban hành Nghị định 178/NĐ-CP cho phép các ngân hàng cấp các khoản vay không cần thế chấp. Theo Nghị định này, ngân hàng được phép cấp các khoản vay dựa trên uy tín của người vay. Nghị định 178 cũng bãi bỏ quy định mức vay tối đa tương ứng với 70% giá trị thế chấp. Hiện nay, đất đai là phương tiện thế chấp phổ biến nhất, tuy nhiên đất đai chỉ được chấp nhận làm tài sản thế chấp nếu đất đó có “sổ đỏ”, loại hình giấy tờ chính thức công nhận quyền sử dụng đất. Tuy nhiên, theo số liệu thống kê của Tổng cục Địa chính, đến đầu năm 2002, chỉ có 16,8% các hộ dân ở thành phố có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chính thức. Giá trị của sổ đỏ được đánh giá dựa vào mức giá đất hiện hành do các Sở Tài chính Vật giá của từng tỉnh, thành quy định. Tuy nhiên, mức giá đất do Nhà nước ban hành thấp hơn nhiều so với mức giá thị trường, vì vậy, giá trị tài sản thế chấp bằng đất đai thường bị đánh giá thấp hơn mức giá thực tế. Điều này cho thấy hoạt động tín dụng của ngân hàng vẫn không thay đổi gì nhiều sau khi Nghị định 178 ra đời: trở ngại lớn nhất đối với các doanh nghiệp tư nhân vẫn là thế chấp, cách định giá tài sản cũng không thay đổi gì, thậm chí trên thực tế mức cho vay trần tính trên 70% giá trị tài sản thế chấp vẫn được áp dụng. Trong một vài trường hợp cá biệt, các doanh nghiệp chỉ được
một khoản vay tương đương 10% giá trị tài sản của họ nếu tính theo giá thị trường30. Nếu cách thức định giá của Nhà nước vẫn giữ như hiện nay thì chắc chắn các cán bộ ngân hàng sẽ còn tiếp tục đánh giá của doanh nghiệp thấp hơn giá trị thực tế. Do giá trị khoản vay quá thấp, đi kèm thủ tục cho vay phiền hà, các doanh nghiệp thường có xu hướng lựa chọn các kênh cho vay khác để huy động vốn cho mình.
Trong khi đó, những quy định về đảm bảo tiền vay lại có khuynh hướng hỗ trợ các DNNN. Các DNNN nếu được cơ quan chủ quản bảo lãnh sẽ được phép vay tiền mà không cần tài sản thế chấp, do vậy họ được các tổ chức tín dụng quan tâm nhiều hơn. Bên cạnh đó, nguồn tín dụng ưu đãi dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ ngoài quốc doanh giải ngân qua hệ thống NHTM do vậy lại thường đổ vào các DNNN kém hiệu quả hơn nhưng có quan hệ tốt với nhân viên ngân hàng và cơ quan quản lý.
b. Về tín dụng ưu đãi của Nhà nước:
Hiện nay, thủ tục cấp tín dụng theo chính sách hỗ trợ tín dụng ưu đãi của Nhà nước còn phức tạp vì vậy vẫn chưa thực sự tạo động lực để các doanh nghiệp ngoài quốc doanh vay vốn, cụ thể:
Đối với chính sách cho vay ưu đãi từ Quỹ hỗ trợ phát triển, theo đánh giá ban đầu của Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương, sau 2 năm thực hiện Luật khuyến khích đầu tư trong nước sửa đổi, phần lớn các doanh nghiệp thuộc diện được ưu đãi đầu tư chưa được tiếp cận với nguồn hỗ trợ ưu đãi đầu tư này của Nhà nước. Nguyên nhân chủ yếu của tình hình này là: các thủ tục về thế chấp tài sản còn khó khăn (do thiếu giấy tờ pháp lý); các DNNQD không có nhiều đất để thế chấp tài sản khi vay vốn; hình thức hỗ trợ của Nhà nước thông qua bảo lãnh tín dụng còn mới, chưa thu hút được sự chú ý của các nhà đầu tư... Bên cạnh đó, những quy định hiện hành của Quỹ hỗ trợ phát triển hiện đang hạn chế khả năng tiếp cận của các DNNQD, nhất là các doanh nghiệp vừa