29 IFC,WB,MPDF, Hoạt động không chính thức v môi t rà ường kinh doanh ở Việt Nam, Nh xu à ất bản Thông
3.2.2 Hiệu quả tín dụng ngân hàng đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh còn chưa cao, hạn chế khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng của
còn chưa cao, hạn chế khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng của khu vực kinh tế này:
Trong những năm qua, chất lượng tín dụng không ngừng được nâng lên tuy nhiên nợ quá hạn của KVNQD còn ở mức cao. Chính điều này khiến các ngân hàng ngần ngại cho khu vực này vay vốn. Hơn nữa, trong trường hợp ngân hàng cho các DNNN vay vốn nếu các doanh nghiệp này không trả được nợ thì các ngân hàng có thể được khoanh nợ tương ứng bằng nguồn vốn ngân sách.
Nhìn vào bảng 10 và bảng 11 dưới đây ta nhận thấy nợ quá hạn của KVNQD rất cao, nhất là công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn và tư nhân.
Bảng 10: Cơ cấu nợ quá hạn của hệ thống ngân hàng phân theo TPKT
Đơn vị: % Thành phần kinh tế 1996 1997 1998 1999 2000 1. DNNN 49,7 44,2 34,8 34,7 35,2 2. DNNQD 50,1 55,2 64,6 64,2 64,1 Trong đó: - Hợp tác xã 2,1 1,7 1,3 1,0 0,9 - Cty cổ phần,TNHH 5,3 11,8 45,7 46,6 46,4 - Cá nhân, hộ GĐ 42,7 41,7 17,6 16,6 16,8 3. DN có vốn ĐTNN 0,2 0,6 0,6 1,1 0,7
Nguồn: IMF, Staff Country Report, No. 99/56; Staff Country Report, No.
Số liệu từ bảng 10 cho thấy DNNN có tỷ trọng nợ quá hạn tương đối cao nhưng xu hướng giảm xuống qua các năm. Nếu như năm 1996 nợ quá hạn của các DNNN còn chiếm tỷ trọng 49,7% tổng nợ quá hạn của hệ thống ngân hàng thì đến năm 2000, con số này đã giảm xuống còn 35,2% (giảm 29,18%). Tuy nhiên, một điểm đáng chú ý là nợ quá hạn của các DNNN giảm xuống không phải do các DNNN ăn nên làm ra mà là do được xoá nợ, chuyển đổi, thu hồi nợ bằng tài sản...
Ngược lại với xu hướng trên, tỷ trọng nợ quá hạn của KVNQD lại ngày một tăng, từ 50,1% năm 1996 lên đến 64,1% năm 2000 (tăng 27,94%). Xét trong khu vực kinh tế này thì trong khi tỷ trọng nợ quá hạn của nhóm cá nhân, hộ gia đình giảm đáng kể (từ 35,7% năm 1996 xuống còn 16,8% năm 2000) thì nợ quá hạn của nhóm các công ty cổ phần, trách nhiệm hữu hạn lại có tỷ trọng ngày càng cao (năm 2000 so với năm 1996 tăng đến 1364,71%). Đáng chú ý là từ năm 1998 tỷ trọng nợ quá hạn của nhóm này vươt cả tỷ trọng nợ quá hạn của các DNNN. Một trong những nguyên nhân của tình trạng này là do số lượng các công ty cổ phần, trách nhiệm hữu hạn tăng mạnh những năm gần đây trong khi số lượng các DNNN lại giảm đi đáng kể do chủ trương sắp xếp lại các DNNN của Nhà nước.
Bảng 11: Tỷ trọng nợ quá hạn trong dư nợ vay ngân hàng của mỗi khu vực kinh tế Đơn vị: % Khu vực kinh tế 1996 1997 1998 1999 2000 1. DNNN 6,9 7,8 8,6 7,9 8,1 2. DNNQD, trong đó: - Hợp tác xã 26,3 29,7 40,2 35,1 33,6 - Cty cổ phần, TNHH 3,7 7,4 34,3 36,7 36,0 - Cá nhân, hộ gia đình 12,7 14,9 8,1 7,7 7,7 3. DN có vốn ĐTNN 0,4 1,0 1,2 2,0 1,5
Nguồn: IMF, Staff Country Report, No. 99/56; Staff Country Report, No. 00/116.
Nếu bảng 10 chỉ rõ nợ quá hạn của từng nhóm khách hàng thì bảng 11 cho biết hiệu quả sử dụng vốn tín dụng của từng nhóm khách hàng, nghĩa là trong một đồng vốn ngân hàng cho vay có có bao nhiêu phần là nợ quá hạn. Số liệu bảng 10 cho thấy, nếu ngân hàng cho vay 100 đồng vốn thì nợ quá hạn của các DNNN là từ 7-9 đồng (tất nhiên các DNNN đã được khoanh nợ, giãn nợ hoặc xoá nợ, nợ chờ xử lý), trong khi đó công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn lên đến 36 đồng, hợp tác xã 33,6 đồng vào năm 2000; chỉ có các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là sử dụng vốn vay hiệu quả, nợ quá hạn của nhóm này chỉ vào khoảng 1 đồng trong 100 đồng vốn vay. Như vậy có thể thấy hiệu quả sử dụng vốn vay ngân hàng của KVNQD vẫn còn thấp, nguyên nhân là do sự ra đời ồ ạt của các doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH khi chưa hội đủ các điều kiện cần thiết (vốn, trình độ, kinh nghiệm) dẫn đến hoạt động kém hiệu quả. Theo điều tra của Bộ Tài chính, có tới 40% doanh nghiệp ngoài quốc doanh làm ăn thua lỗ và đang có khoảng 3% số doanh nghiệp không có khả năng trả nợ. Đặc biệt, một số doanh nghiệp khả năng quản lý yếu kém, kiến thức pháp luật của người đứng đầu doanh nghiệp rất hạn chế, có biểu hiện lừa đảo, chụp giật trong quan hệ vay mượn. Đây là minh chứng lý giải phần nào vì sao các ngân hàng vẫn ngần ngại cho KVNQD vay vốn hay mở rộng đối tượng khách hàng ở khu vực này.