Quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước về phát triển khu vực kinh tế ngoài quốc doanh trong những năm tới:

Một phần của tài liệu Một số giải pháp mở rộng tín dụng ngân hàng đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh ở việt nam.doc (Trang 68 - 69)

vực kinh tế ngoài quốc doanh trong những năm tới:

Nhận thức được vai trò của kinh tế ngoài quốc doanh, Đảng và Nhà nước đã có những chủ trương, chính sách nhằm khuyến khích khu vực kinh tế ngoài quốc doanh phát triển bình đẳng với kinh tế quốc doanh. Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX đã khẳng định “thực hiện nhất quán chính sách phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, các thành phần kinh tế kinh doanh theo pháp luật đều

là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh...”33.

Bên cạnh chủ trương trên, Nghị quyết cũng vạch ra kế hoạch phát triển KVNQD, cụ thể trong giai đoạn 2001-2005, “ kinh tế cá thể, tiểu chủ, kinh tế tư bản tư nhân được khuyến khích phát triển mạnh; thực hiện quyền tự do kinh doanh theo pháp luật của mỗi công dân nhằm phát huy tối đa nội lực, phát triển lực lượng sản xuất; sửa đổi, bổ sung hệ thống pháp luật nhằm bảo đảm sự bình đẳng về cơ hội cho mọi tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế; xoá bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử, bảo đảm cơ hội và khả năng lựa chọn bình đẳng của các thành phần kinh tế trong tiếp cận về vốn, đất đai, lao động, công nghệ; tiếp tục phát huy những tác động tích cực của Luật Doanh nghiệp, tiến tới xây dựng một luật áp dụng thống nhất cho các loại hình doanh nghiệp khác nhau thuộc các thành phần kinh tế; hoàn thiện các cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp vừa và nhỏ, kinh tế trang trại”34.

Khác với kinh tế tập thể, thành phần kinh tế luôn được Đảng và Nhà nước nhìn nhận là “cùng với kinh tế nhà nước hợp thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân”35, kinh tế tư nhân trên thực tế đến gần đây mới được chính thức thừa nhận. Lần đầu tiên Đảng dành một Nghị quyết (Nghị quyết Trung ương 5 khoá IX) về phát triển khu vực kinh tế tư nhân, trong đó khẳng định “phát triển kinh tế tư nhân là vấn đề chiến lược lâu dài trong phát triển nền kinh tế nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa...”

Như vậy, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đã cởi trói cho KVNQD. Khu vực kinh tế này giờ đây đang đứng nhiều cơ hội phát triển mạnh mẽ hơn bao giờ hết để phát huy những thế mạnh của bản thân, từ đó đóng góp tích cực hơn nữa vào quá trình phát triển của đất nước.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp mở rộng tín dụng ngân hàng đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh ở việt nam.doc (Trang 68 - 69)