Trong thực tiễn hoạt động tín dụng, vẫn còn tồn tại tư tưởng yên tâm cho các doanh nghiệp nhà nước hơn cho các doanh nghiệp ngoài quốc doanh vay

Một phần của tài liệu Một số giải pháp mở rộng tín dụng ngân hàng đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh ở việt nam.doc (Trang 60 - 62)

29 IFC,WB,MPDF, Hoạt động không chính thức v môi t rà ường kinh doanh ở Việt Nam, Nh xu à ất bản Thông

3.2.3 Trong thực tiễn hoạt động tín dụng, vẫn còn tồn tại tư tưởng yên tâm cho các doanh nghiệp nhà nước hơn cho các doanh nghiệp ngoài quốc doanh vay

các doanh nghiệp nhà nước hơn cho các doanh nghiệp ngoài quốc doanh vay vốn ngân hàng:

Mặc dù về nguyên tắc, điều kiện cho vay tín dụng của các ngân hàng không còn phân biệt giữa các TPKT, song trên thực tế DNNN vẫn có những điều kiện ưu đãi hơn trong tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng, thể hiện ở chỗ:

- DNNN có lợi thế hơn so với DNNQD trong việc vay vốn tín dụng ngân hàng do được Nhà nước tạo điều kiện ưu đãi hơn về điều kiện tín chấp. Cụ thể, trong năm 1997, một số biện pháp đưa ra mang tính tình thế để hỗ trợ DNNN

như bỏ yêu cầu thế chấp cho DNNN khi vay từ 4 NHTM quốc doanh, cho phép doanh nghiệp lỗ vay nếu trình một phương án hoạt động lành mạnh và cho phép gia hạn tín dụng đối với các doanh nghiệp gặp phải khó khăn, chuyển khoản nợ ngắn hạn thành khoản nợ trung hạn hoặc dài hạn. Mặc dù đây chỉ là những biện pháp mang tính tình thế nhằm xử lý tình trạng nợ của các DNNN lúc đó và đã có tác động nhất định cải thiện tình hình tài chính của các DNNN, song biện pháp này lại đẩy các DNNQD chỉ có thể tiếp cận được nguồn vay ngắn hạn trong khi khó tiếp cận nguồn tín dụng dài hạn. Một điều tra của Chương trình dự án sông Mê Kông cho thấy trong tổng số các khoản vay tín dụng của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, các khoản vay ngắn hạn chiếm tới 80% tổng số các khoản vay được duyệt (xem khung 2).

Khung 2: Dịch vụ hỗ trợ kinh doanh

Kết quả điều tra 95 doanh nghiệp lớn của Việt Nam do Chương trình Dự án Mê Kông thực hiện cho thấy, các DNNQD vẫn còn gặp khó khăn trong việc vay các khoản vốn trung- dài hạn, chỉ có 18% các doanh nghiệp được điều tra đã vay vốn trung-dài hạn của các ngân hàng, số còn lại chủ yếu vay vốn ngắn hạn. Các nguyên nhân chủ yếu các doanh nghiệp không tiếp cận được vốn là do:

Thứ nhất, hoạt động của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay, nhất là các DNNQD vừa có tính mạp hiểm và rủi ro lớn, các ngân hàng không dám cho vay, nhất là cho vay dài hạn.

Thứ hai, hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam là doanh nghiệp vừa và nhỏ, có công nghệ lạc hậu, năng lực cạnh tranh thấp không chỉ ở thị trường trong nước, uy tín đối với các NHTM rất thấp, rất khó khăn trong tiếp cận nguồn tín dụng.

Thứ ba, đại đa số các DNNQD hiện nay không đáp ứng được các điều kiện vay vốn đối với các khách hàng, đó là điều kiện thế chấp, kế hoạch sản xuất kinh doanh...

Thứ tư, thủ tục vay vốn còn nhiều phiền hà, mất nhiều thời gian đi lại, qua nhiều cửa ải giấy tờ phức tạp làm cho chi phí vay vốn tăng cao, cùng với lãi suất cao đã cản trở các doanh nghiệp vay vốn.

Nguồn: MPDF, Báo cáo về dịch vụ hỗ trợ kinh doanh ở Việt Nam.

- Do DNNN được dùng tài sản thuộc thẩm quyền quản lý của doanh nghiệp để thế chấp (Luật DNNN) nên luôn ở vị thế thuận lợi hơn so với các DNNQD về điều kiện thế chấp và cầm cố tài sản (vì họ thường được giao sử dụng phần tài sản lớn của Nhà nước đầu tư và diện tích đất dùng để sẩn xuất kinh doanh rộng gấp mấy trăm lần so với các DNNQD). Kết quả là DNNN có khả năng vay lượng vốn lớn hơn nhiều các DNNQD trong khi các DNNQD khó có khả năng vay được vốn lớn để đầu tư do không đủ tài sản để thế chấp.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp mở rộng tín dụng ngân hàng đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh ở việt nam.doc (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w