12Theo quy chế thế chấp, cầm cố t i sà ản v bà ảo lãnh vay vốn ngân h ng, ban h nh kèm theo Quyà à ết định 217/QĐ-NH1 ng y 17/8/1996 cà ủa Thống đốc NHNN. QĐ-NH1 ng y 17/8/1996 cà ủa Thống đốc NHNN.
hạn cho vay được xác định một cách linh hoạt hơn, dựa vào chu kỳ sản xuất kinh doanh, khả năng hoàn vốn của dự án đầu tư, khả năng thu nhập của bên vay và tính chất nguồn vốn của bên vay. Đối tượng cho vay đã được mở rộng, vay trung-dài hạn gồm cả đầu tư xây dựng mới, mở rộng cải tạo, khôi phục, đổi mới kỹ thuật, ứng dụng khoa học và công nghệ.
- Về thủ tục xin vay:
Đối với vay ngắn hạn, doanh nghiệp phải làm đơn xin vay theo mẫu quy định kèm phương án sản xuất kinh doanh gửi đến TCTD để được xem xét cho vay.
Đối với vay trung - dài hạn, hồ sơ xin vay vốn được quy định đầy đủ hơn: ngoài các loại giấy tờ như đã được quy định trong Thể lệ tín dụng cũ (1991) còn có thêm hai loại giấy tờ nữa là: tài liệu pháp lý về bên vay và tài liệu chứng minh vốn điều lệ, vốn đầu tư ban đầu; và tài liệu về tình hình tài chính 2 năm trước và các quý trong năm xin vay.
Đối với cả hai loại vay nói trên, thời gian quyết định cho vay hay không cho vay của TCTD được quy định rút ngắn xuống còn 20 ngày (trước đây là 30 ngày). Ngoài ra, hai thể lệ tín dụng mới còn quy định cụ thể về việc trả nợ; gia hạn nợ, giảm lãi, miễn lãi, kiểm tra và xử lý nợ; quyền của bên vay và bên ho vay.
b. Sửa đổi lần 2: diễn ra vào năm 1997, với việc tiếp tục sửa đổi, bổ sung cả Thể lệ tín dụng ngắn hạn và Thể lệ tín dụng trung và dài hạn13 theo hướng nới lỏng hơn các điều kiện vay vốn đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là các DNNN. Chẳng hạn, nếu DNNN đang bị lỗ mà có phương án sản xuất kinh doanh mới có hiệu quả hoặc bên vay đang có nợ quá hạn là kết quả của việc Nhà nước thay đổi chủ trương hoặc do các nguyên nhân bất khả kháng thì vẫn được phép tiếp tục vay vốn. Ngoài ra, một số điểm quy định về trả nợ, gia hạn nợ, mua bán nợ,...cũng được bổ sung và sửa đổi.
2.1.3 Giai đoạn 1998 đến nay:
Ngày 30/9/1998, Quy chế cho vay của các tổ chức tín dụng đối với khách hàng14 được ban hành, thay thế cho các văn bản có liên quan ra đời trước đây. Quy chế mới áp dụng cho cả thể lệ tín dụng ngắn hạn và trung - dài hạn, và là khung quy định chung cho tất cả các loại hình cấp tín dụng bằng cả đồng Việt Nam và ngoại tệ như cho vay từng lần, cho vay theo hạn mức tín dụng, cho vay theo dự án, cho vay hợp vốn, cho vay trả góp, chiết khấu thương phiếu, bảo lãnh, cho thuê tài chính và các hình thức khác. Quy chế mới cũng bao gồm cả những quy định riêng cho loại tín dụng ưu đãi.
Quy chế mới đã có những quy định mở cho các TCTD có điều kiện nghiên cứu phát triển thêm nhiều loại dịch vụ mới trong hoạt động tín dụng ngân hàng. Theo Quy chế này, đối tượng cho vay được mở rộng hơn: chẳng hạn TCTD có thể cho khách hàng vay số tiền thuế xuất khẩu mà khách hàng phải nộp để làm thủ tục xuất khẩu mà giá trị lô hàng xuất khẩu đó là do TCTD cho vay; số lãi tiền vay trả cho TCTD trong thời hạn thi công, chưa bàn giao và chưa đưa vào tài sản cố định đối với trường hợp cho vay trung - dài hạn cũng được công nhận là đối tượng cho vay. Những điều kiện vay vốn, hồ sơ và thủ tục vay vốn được quy định dựa trên một khung pháp lý chung, đầy đủ nhưng không quá chi tiết nhằm tạo thuận lợi cho cả bên vay và bên cho vay. Quy chế mới cũng thể hiện rõ quy trình kiểm tra, kiểm soát, trách nhiệm dân sự và xử lý vi phạm hợp đồng theo pháp luật.
Tiếp đó, ngày 25/8/2000, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Quyết định 284/2000/QĐ-NHNN1 về Quy chế cho vay của các tổ chức tín dụng đối với khách hàng. Đây là một bước đổi mới tiếp theo trong lĩnh vực thể chế tín dụng với những quy định mở rộng hơn, đa dạng hơn so với các thể lệ tín dụng trước đây. Theo đó, thời hạn cho vay tín dụng đối với khoản vay dài hạn được mở rộng tới 15 năm (so với thời hạn 10 năm trước đây ). Đối tượng cho vay được mở rộng ra nhiều hoạt động hơn so với thể lệ tín dụng trước đó. Gần đây