Phát triển lực lượng kỹ sư : Với lực lượng lao động khoảng 46 triệu người,
Việt nam có thể cung cấp một lượng lao động lớn mà không gặp bất kỳ một trở ngại nào. Tuy nhiên, Việt nam lại thiếu lực lượng kỹ sư có trình độ từ trung cấp đến cao cấp. Số lượng kỹ sư tốt nghiệp đại học được tuyển dụng có đủ năng lực thể đáp ứng các nhu cầu về quản lý lại rất thiếu, đặc biệt là ở miền Bắc.
http://svnckh.com.vn 63
Một phần của thực trạng này là do việc đào tạo thực hành khoa học và kỹ thuật (kỹ thuật cơ khí, kỹ thuật điện, hoá ứng dụng...) trong các trường đại học còn rất yếu, nguyên nhân chính là trang thiết bị phục vụ cho thực hành trong nhà trường còn thiếu cả về lượng lẫn chất làm giảm nhiệt tình trong quá trình tiếp thu những kiến thức thực tế của sinh viên. Mặt khác, chính ý thức tự giác trong tiếp thu những kiến thức lý thuyết và thực tế của sinh viên cũng là một hạn chế lớn làm giảm chất lượng nguồn nhân lực.
Cần phải kết hợp hai nhân tố thứ nhất là phần cứng (bằng trang thiết bị) và
phần mềm (chương trình đào tạo và phương thức giảng dạy), để có một khối lượng
lớn kỹ sư có thể làm việc trong ngành công nghiệp điện tử. Tăng cường tổ chức các chương trình liên thông giữa các trường đại học và các tổ chức học thuật trong và ngoài nước, ví dụ như chương trình thực tập ngắn hạn, cần phải có hiệu quả để sinh viên có điều kiện nâng cao kỹ năng thực hành và có thái độ đúng đắn với môi trường làm việc của một doanh nghiệp sản xuất. Để có được một lực lượng kỹ sư có trình độ trung cấp, việc mở rộng các trường cao đẳng kỹ thuật và các trung tầm đào tạo nghề là điều hết sức cần thiết. Một ví dụ điển hình là, từ năm 2002, Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) giúp trường Cao đẳng Công nghiệp Hà nội trang bị lại cơ sở đào tạo bằng việc hỗ trợ máy móc và thiết bị, đào tạo giảng viên Việt nam, và tìm kiếm đầu ra cho việc sản xuất linh phụ kiện. Những việc làm như thế nên được tiến hành ở các trường cao đẳng kỹ thuật ở miền Nam để thúc đẩy trình độ kỹ thuật của cả nước.