Nguy cơ từ những công ty sắp gia nhập

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng môi trường kinh doanh của ngành công nghiệp điện tử Việt Nam - Đh ngoại thương 2010.pdf (Trang 52 - 53)

Sự gia nhập của các công ty có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (công ty FDI):

Thị trường xuất khẩu các sản phẩm điện tử lắp ráp từ năm 2000 đến nay hầu hết là thị phần của các doanh nghiệp FDI. Theo thống kế của VEIA, trong tổng số vốn của ngành điện tử, DNNN có tổng số vốn khoảng 38 triệu USD (chiếm 4,64% tổng số vốn đầu tư vào CNĐT), DNTN đầu tư khoảng 18,5% triệu USD (chiếm 2,2%) và DN có vốn FDI là 762 triệu USD (chiếm 93,1%)32. Trong thời gian tới, hứa hẹn ngành CNĐT sẽ còn thu hút nhiều vốn đầu tư FDI hơn nữa bởi lẽ ngành CNĐT của Việt Nam vẫn còn nằm trong giai đoạn sơ khai, còn rất nhiều tiềm năng để khai thác. Một xu thế khác trong khu vực nữa nhà các nhà đầu tư từ Trung Quốc, Đài Loan, Malaysia… còn đang xem xét để chuyển nhà máy ở các nước này về Việt Nam, một mặt là tận dụng quỹ đất dồi dào mặt khác là nguồn nhân công lao động phổ thông giá còn rẻ hơn các nước trong khu vực. Với lợi thế về vốn, công nghệ.

Theo thống kê của Hội Tin học Việt Nam, chỉ tính riêng trong năm 2006, giá trị xuất khẩu của Canon đạt 650 triệu USD, Fujitsu khoảng 500 triệu USD. Nhóm các công ty liên doanh có tên tuổi như Hanel, Panasonic…hoặc nhóm các công ty của Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc, Mỹ…có nhà máy tại khu chế xuất hoặc khu công nghiệp có doanh số khoảng vài trăm triệu USD. Hiện nay có rất

31 Báo cáo Xúc tiến xuất khẩu 2009-2010, Trung tâm Nghiên cứu Chính sách và Phát triển (Depocen) thực hiện. Nguồn: http://www.tapchitaichinh.vn/tabid/56/Key/ViewArticleContent/ArticleId/2084/Default.aspx

32Thúy Hiên, Công nghiệp Việt Nam trước thử thách hội nhập ,

http://www.tcvn.gov.vn/web_pub_pri/magazine/index.php?p=show_page&cid=&parent=83&sid=96&iid=1 810

http://svnckh.com.vn 48

nhiều tập đoàn nước ngoài đầu tư vốn nhiều vào ngành công nghiệp điện tử Việt Nam bao gồm: tập đoàn Intel Mỹ với số vốn đầu tư 1 tỷ USD; tập đoàn Nidec (Nhật Bản) với số vốn 1 tỷ USD đầu tư tại Bình Dương sản xuất đầu quang học dùng cho đầu DVD, VCD; tập đoàn Foxcon (Đài Loan) đầu tư 5 tỷ…Chính điều này đã cho thấy Việt Nam đang trở thành điểm đến của các nhà đầu tư.

Sự gia nhập của các doanh nghiệp tư nhân:

Mặc dù sự góp mặt của khối doanh nghiệp trong nước là không nhiều đối với diện mạo của ngành CNĐT của Việt Nam hiện nay, tuy nhiên, ngược lại với sự trì trệ vốn có của doanh nghiệp nhà nước, khối doanh nghiệp tư nhân đang có nhiều cơ hội hơn để gia nhập ngành này. Cùng với những chính sách khuyến khích của nhà nước, trong thời gian tới, chắc chắn các doanh nghiệp tư nhân sẽ có nhiều cơ hội để phát triển hơn.

Hiện nay công ty Viettronics Tân Bình (VTB) chuyên sản xuất linh kiện tivi, Công tử Điện tử Bình Hòa thuộc Tổng Công ty cổ phần Điện tử và Tin học Việt Nam (VEIC) chuyên gia công các sản phẩm điện tử dành cho xe hơi hay một số DN vừa và nhỏ khác chuyên về các linh kiện như bộ biến áp đèn dành cho ampli, loa…Một trong số các DN lớn ở trong nước, mỗi năm xuất khẩu vào khu vực Đông Nam Á lượng hàng giá trị 3,4 triệu USD/năm, chủ yếu là hàng gia công với mức tăng trưởng hàng năm khoảng 5%.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng môi trường kinh doanh của ngành công nghiệp điện tử Việt Nam - Đh ngoại thương 2010.pdf (Trang 52 - 53)