Đánh giá những cải thiện về môi trường kinh doanh Việt Nam

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng môi trường kinh doanh của ngành công nghiệp điện tử Việt Nam - Đh ngoại thương 2010.pdf (Trang 46 - 48)

Gần một nửa (45%) doanh nghiệp ghi nhận có sự tiến bộ trong thủ tục hành chính và gia nhập thị trường, phản ánh nỗ lực không ngừng của chính phủ trong lĩnh vực này, đặc biệt là việc đơn giản hóa các thủ tục hành chính trong việc thành lập doanh nghiệp thông qua cơ chế một cửa trong khâu đăng ký kinh doanh. Tuy nhiên, một số lĩnh vực quan trọng khác như nguồn cung lao động hay nộp thuế thì lại ít khả quan hơn.

http://svnckh.com.vn 42

Các doanh nghiệp nước ngoài ghi nhận những chuyển biến tích cực của Việt Nam trong việc xây dựng một môi trường cạnh tranh bình đẳng hơn và cải tiến hệ thống luật lệ kinh doanh phù hợp hơn với thông lệ quốc tế. Đây chính là kết quả tác động trực tiếp của việc gia nhập WTO mang lại. Có 46,6%27

doanh nghiệp nước ngoài cảm nhận được các thay đổi tích cực trong đối xử bình đẳng hơn giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn nước ngoài, và 39,6 % doanh nghiệp nước ngoài tham gia điều tra ghi nhận có cải thiện trong lĩnh vực tăng cường tuân thủ các quy tắc và thông lệ kinh doanh quốc tế.

Bảng 8 : Những cải thiện gần đây đối với môi trƣờng kinh doanh

Nguồn: Bộ kế hoạch và đầu tư, năm 2010.

27VCCI (2008), Tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp nhỏ, NXB chính trị quốc gia 6- 2008

http://svnckh.com.vn 43

Chi tiết của 10 tiêu chí đánh giá kể trên cho thấy môi trường đầu tư kinh doanh của Việt Nam được cải thiện nhiều so với trước đây và so với các nước láng giềng. Tuy nhiên, do các nước đang phát triển khác cũng đang tích cực thực hiện cải cách thậm chí nhanh hơn ở Việt Nam. Đó là lý do tại sao Việt Nam dù thăng hạng trong bảng xếp hạng chung nhưng vẫn cần cải cách mạnh mẽ và liên tục hơn nữa. Chính vì vậy: nếu không tiếp tục cải cách, các nước khác sẽ vượt lên. Bởi vì trên thực tế, ở Đông Nam Á, môi trường kinh doanh của Việt Nam vẫn còn kém xa so với các nước Singapore (hạng 1), Thái Lan (15) và Malaysia (24), song tốt hơn nhiều so với Indonesia (123), Philippines (133), Campuchia (145). Trong báo cáo đánh giá năm 2009 của World Bank về môi trường kinh doanh thì quốc gia kinh tế lớn lân cận là Trung Quốc tăng hạng từ hạng 93 lên 83. Đây chính là một cảnh báo cho thấy Việt Nam cần đẩy mạnh cải cách nhanh hơn nữa, triệt để hơn nữa nếu muốn cạnh tranh về thu hút đầu tư. Nhận định chung của các chuyên gia kinh tế trong và ngoài nước là Việt Nam không thể chỉ so sánh với chính mình mà phải nỗ lực cải cách triệt để trong bối cảnh các nước khác cũng đang cải cách mạnh mẽ mới mong cải thiện môi trường kinh doanh trong những năm sau.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng môi trường kinh doanh của ngành công nghiệp điện tử Việt Nam - Đh ngoại thương 2010.pdf (Trang 46 - 48)