Đào tạo nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng môi trường kinh doanh của ngành công nghiệp điện tử Việt Nam - Đh ngoại thương 2010.pdf (Trang 72 - 97)

Nhân tố con người là một nhân tố vô cùng quan trọng, đóng vai trò quyết định đối với sự thành bại của mỗi DN, đặc biệt là ngành đòi hỏi công nhân kỹ thuật cao như trong ngành CNĐT. Vì vậy, các DN điện tử Việt Nam phải luôn chú trọng đến việc đào tạo các kỹ sư, công nhân có trình độ tay nghề vững vàng, cố gắng tạo điều kiện cho các cán bộ chủ chốt đi đào tạo ở các nước chính hãng theo định kỳ để không ngừng cập nhật và nâng cao kiến thức chuyên ngành. Các công ty phải có chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công nhân viên từ những kiến thức cơ bản đến những kiến thức chuyên ngành, tránh tình trạng đào tạo tràn lan nhưng kém chất lượng, vừa tốn tiền vừa không đạt hiệu quả. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp nên thực hiện nguyên tắc 4Đ trong chính sách tuyển người là đào tạo, đào tạo lại, đào tạo nâng cao và đào thải để lựa chọn những người có kiến thức, có năng lực nhằm phục vụ cho mục tiêu chung là nâng cao uy tín của doanh nghiệp trên thương trường.

Để có thể tuyển chọn được đội ngũ cán bộ trẻ, nhanh nhạy, nắm bắt được công nghệ hiện đại và có khả năng sáng tạo thì ngay từ bây giờ, các DN điện tử Việt Nam nên quan tâm đến sinh viên ở các trường đại học, đặc biệt là khối kinh tế, kỹ thuật như trao quà tặng, cấp học bổng… Việc làm này sẽ đem lại lợi ích trong tương lai cho doanh nghiệp. Riêng đối với các cán bộ đang tại chức, các doanh nghiệp cần tiếp tục mở lớp bồi dưỡng nghiệp vụ, nhằm rà soát lại toàn bộ lượng lao động hiện có để thay thế những người quá kém. Đồng thời, khuyến khích đội ngũ công nhân viên nâng cao tay nghề qua các cuộc thi nhằm tạo động lực để họ phấn đấu.

http://svnckh.com.vn 68

KẾT LUẬN

Hiện nay có một thực trạng là ngành công nghiệp điện tử Việt Nam có tiềm năng phát triển, nhưng những kết quả đạt được chưa tương xứng với nguồn lực sẵn có. Một trong những lý do chính là nhà nước chưa có một chính sách phát triển hoàn thiện, có định hướng và các doanh nghiệp chưa xác định được chiến lược kinh doanh rõ ràng. Và để thực hiện được những điều này thì trước hết cần phải có sự đánh giá tổng quan tình hình môi trường kinh doanh ngành công nghiệp điện tử. Chỉ trên cơ sở xác định được những yếu tố ảnh hưởng đến sự kinh doanh, phát triển của DN hoạt động trong ngành thì mới có thể đề ra những chiến lược, chính sách phù hợp. Với lý do này, nhóm đề tài muốn qua những số liệu tổng hợp sẽ đánh giá những khó khăn, thuận lợi ảnh hưởng đến MTKD của ngành CNĐT, từ đó sẽ góp phần định hướng xây dựng những chiến lược cho các DN điện tử Việt Nam trong thời gian sắp tới.

Trong quá trình nghiên cứu, nhóm đề tài đã đạt được một số kết quả sau:  Thứ nhất, đề tài đã tổng hợp, hệ thống hóa tổng quan chung về môi trường kinh doanh và môi trường kinh doanh của ngành công nghiệp điện tử. Trên cơ sở kinh nghiệm của Thái Lan và Trung Quốc, rút ra bài học cho Việt Nam

 Thứ hai, đề tài đánh giá thực trạng môi trường kinh doanh của ngành công nghiệp điện tử ở Việt Nam. Ảnh hưởng trước hết đó là các yếu tố vĩ mô với 10 chỉ tiêu đánh giá của WB, nhóm đề tài đã tổng hợp số liệu, phân tích MTKD của Việt Nam hiện nay ở vị trí rất thấp so với các nước khác trong khu vực. Và đánh giá MTKD của ngành công nghiệp điện tử thông qua mô hình phân tích 5 nguồn lực cạnh trang của Michael Porter.

 Cuối cùng, đề tài đã đề xuất những kiến nghị và giải pháp nhằm hoàn thiện và phát triển MTKD của ngành CNĐT.

Do tính chất hạn chế về quy mô nghiên cứu của sinh viên, MTKD mà nhóm đề tài thực hiện không đo lường tất cả các khía cạnh liên quan tới DN và nhà đầu tư, chưa đánh giá đến độ an toàn, ổn định của nền kinh tế vĩ mô, yếu tố tham nhũng,

http://svnckh.com.vn 69

tay nghề lao động, độ mạnh của thế chế, hoặc chất lượng cơ sở hạ tầng. Cũng như không tập trung vào các quy định về đầu tư nước ngoài, luật lệ về kinh doanh và các mục tiêu luật lệ thuộc bất cứ nền kinh tế nào. Tuy nhiên do nhận định, hiện nay Việt Nam đang có nhiều bất cập và hạn chế về những chính sách ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của các DN nên nhóm đề tài mới chỉ đánh giá trên 10 chỉ tiêu chủ yếu.

Hiện nay, Việt Nam là nước nổi lên trong khu vực về thu hút đầu tư nước ngoài. Một trong những nguyên nhân được lý giải là do những nền chính trị ổn định với một thị trường tiêu thụ đầy tiềm năng. Tuy nhiên, những chính sách, thể chế còn nhiều bất cập đã gây khó khăn cho các nhà đầu tư khi thực hiện kinh doanh ở Việt Nam. Chính điều này đã khiến cho việc nghiên cứu để hoàn thiện MTKD quốc gia nói chung và MTKD ngành CNĐT nói riêng là rất cần thiết trong thời gian sắp tới. Có như vậy ngành CNĐT mới có thể phát triển, trở thành một trong những ngành công nghiệp chủ đạo của Việt Nam.

Trong quá trình nghiên cứu, không khỏi những hạn chế về kiến thức chuyên môn nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót. Tuy nhiên, nhóm đề tài mong muốn đây sẽ là một tài liệu tham khảo hữu ích góp phần vào việc nghiên cứu, hoàn thiện những chính sách phát triển ngành CNĐT và định hướng để xây dựng những chiến lược kinh doanh phù hợp cho các DN điện tử Việt Nam.

http://svnckh.com.vn 70

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng Việt

1. TS. Võ Tá Tri (2007), Môi trường kinh doanh thương mại nước ta hiện nay, 2. Ngô Đình Giao (1996), Phát triển môi trường kinh doanh thuận lợi cho các

doanh nghiệp công nghiệp và chế biến thực phẩm hoạt động có hiệu quả, NXB Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội.

3. PGS.TS Trần Văn Chu (2006), DN Việt Nam với thị trường Hoa Kỳ, NXB Thế giới.

4. GS.TS. Nguyễn Đình Phan: Về môi trường thể chế nhằm phát triển các hoạt động dịch vụ và sản xuất phi nông nghiệp ở nông thông, NXB Chính trị Quốc Gia, Hà Nội.

5. VCCI (2008), Tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp nhỏ, NXB chính trị quốc gia 6-2008

6. PGS.TS Nguyễn Hoàng Ánh (2008), Nghiên cứu chuỗi giá trị toàn cầu và khả năng tham gia của các doanh nghiệp ngành điện tử của Việt Nam

7. LATS kinh tế của Hoàng Thị Hoan (2005) – Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành công nghiệp điện tử Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.

8. LATS khoa học kinh tế của Ngô Kim Thanh (2005) – Biện pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện môi trường kinh doanh của các doanh nghiệp công nghiệp nhà nước sản xuất hàng tiêu dùng ở Việt Nam.

9. Nguyễn Đình Tài (2003), những yếu tố bất lợi đối với môi trường kinh doanh của doanh nghiệp dân doanh và một số giải pháp, trình bày tại Hội thảo “Phát triển kinh tế nhiều thành phần ở Việt Nam hiện nay: thực trạng và giải pháp” – CIEM năm 2003

10.Nguyễn Đình Cung (2008), Thực hiện luật đầu tư và luật doanh nghiệp từ góc độ cải cách thể chế”, Tạp chí quản lý kinh tế, số 18 (3+4/2008),

http://svnckh.com.vn 71

11.MPI (2008), Báo Cáo Thường Niên Doanh Nghiệp Vừa và Nhỏ Việt Nam 2008

12.Porter, Michael (2008), Cạnh tranh toàn cầu và lợi thế của Việt Nam, Hồ Chí Minh - Việt Nam 1.12.2008

13.VCCI (2008), Tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp nhỏ, NXB chính trị quốc gia 6-2008

Tài liệu tiếng Anh

1. Business Monitor International, Vietnam Consumer Electronics and Electronics Industry Market Q1/2010

2. Hisami Mitarai (2005) – Issues in the ASEAN Electronic and Electronics Industry and Implications for VietNam

3. Sector Overview - The Electronic Industry In Thailand - Royal Danish Embassy, Bangkok - 23/06/2006

4. Robin Wood (2000): Managing Complexity: How Businesses Can Adapt and Prosper in the Connected Economy, Economist Books

5. Jauch, L. R and W.F. Glueck (1988), Strategic Management and Business Policy, 3rd ed., NY: McGraw-Hill

6. D. W. A. Dummer, Electronics Inventions and Discoveries (1983);

7. Andersen, T.B. and Rand, J. (2006). Does e-Government Reduce Corruption, University of Copenhagen, Department of Economics Working Paper, Mimeo.

8. Rand, J. and Finn Tarp (2007), Characteristics of the Vietnamese Business Environment: Evidence from a SME Survey in 2005, A Study Prepared under Component 5 – Business Sector Research of the Danida Funded Business Sector Programme Supporat (BSPS)

9. Tenev, Stoyan, Amanda Carlier, , Omar Chaudry, and Nguyen Quynh Trang (2003), Informality and the Playing Field in Vietnam‟s Business Sector, World Bank and IFC,Washington, D.C.

http://svnckh.com.vn 72 1. http://encyclopedia2.thefreedictionary.com/electronics+industry 2. http://www.electronics.ca/reports/industrial/data_thailand.htlm 3. http://my.opera.com/tahcm/blog/show.dml/5888291 4. http://www.thv.vn/News/Detail/?gID=13&tID=58&cID=8112 5. http://veer.vn/News/9137/phat-trien-nganh-cong-nghiep-phu-tro-co-hoi-da- den.aspx 6. http://www.vnmedia.vn/print.asp?newsid=55158 7. http://www.crmvietnam.com/index.php?q=node/550 8. http://www.laodong.com.vn/Home/Uoc-mo-cong-nghiep-phu-tro-Viet-Nam- con--tren-giay/20093/129868.laodong 9. http://www.tapchitaichinh.vn/tabid/56/Key/ViewArticleContent/ArticleId/20 84/Default.aspx 10.http://www.tcvn.gov.vn/web_pub_pri/magazine/index.php?p=show_page&ci d=&parent=83&sid=96&iid=1810 11.http://vietbao.vn/Kinh-te/Tran-lan-hang-gia-hang-nhai/65041066/88/ 12.http://www.thongtincongnghe.com/article/15921 13.http://www.veia.org.vn 14.http://vneconomy.vn 15.http://thegioisaigon.cm

http://svnckh.com.vn 73

THỦ TƢỚNG CHÍNH PHỦ

___________

Số: 75/2007/QĐ-TTg

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_______________________________________

Hà Nội, ngày 28 tháng 5 năm 2007

QUYẾT ĐỊNH

Phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển công nghiệp điện tử Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020

______

THỦ TƢỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001; Căn cứ Luật Công nghệ thông tin ngày 29 tháng 6 năm 2006; Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Bưu chính, Viễn thông,

QUYẾT ĐỊNH :

Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển công nghiệp điện tử Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 với những nội dung chủ yếu sau đây:

I. QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN A. QUAN ĐIỂM

1. Phát triển công nghiệp điện tử trở thành một trong các ngành công nghiệp quan trọng của nền kinh tế với định hướng xuất khẩu và đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước, góp phần thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

2. Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào ngành công nghiệp điện tử với các quy mô, loại hình khác nhau, từ lắp ráp thành phẩm đến sản xuất linh kiện, phụ tùng và các sản phẩm phụ trợ, trong đó đặc biệt chú trọng thu hút đầu tư nước ngoài từ các tập đoàn đa quốc gia.

3. Định hướng phát triển của các doanh nghiệp trong nước trong thời gian tới là: chuyển dịch cơ cấu sản xuất theo hướng phát triển điện tử chuyên dùng, bao gồm sản xuất sản phẩm, linh kiện, phụ tùng và sản phẩm phụ trợ cho các lĩnh vực tin học, viễn thông, điện tử y tế, điện tử công nghiệp, cơ điện tử, đo lường, tự động hóa. 4. Yếu tố quan trọng trong phát triển công nghiệp điện tử tại Việt Nam là phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu về số lượng và chất lượng.

B. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN

http://svnckh.com.vn 74

Xây dựng công nghiệp điện tử Việt Nam phục vụ đắc lực cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nhiệm vụ quốc phòng, an ninh của đất nước, có khả năng cạnh tranh trên thị trường khu vực và thế giới.

2. Mục tiêu đến năm 2010

Doanh số sản xuất đạt từ 4 đến 6 tỷ USD; kim ngạch xuất khẩu đạt từ 3 đến 5 tỷ USD; tạo việc làm cho 300 nghìn lao động; có tốc độ tăng trưởng từ 20% đến 30%/năm.

3. Tầm nhìn đến năm 2020

a) Công nghiệp điện tử là động lực phát triển, có đóng góp lớn cho xuất khẩu.

b) Tạo việc làm cho 500 nghìn lao động; xây dựng được đội ngũ kỹ sư và kỹ thuật viên có trình độ quốc tế.

c) Năng lực sản xuất trong nước có khả năng đáp ứng phần lớn nhu cầu thị trường, không phụ thuộc vào các sản phẩm nhập khẩu.

d) Phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ đáp ứng được nhu cầu sản xuất trong nước và xuất khẩu.

đ) Các cơ sở sản xuất phân bố hợp lý theo định hướng phát triển vùng.

II. ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN

1. Định hướng sản phẩm và cơ cấu sản phẩm

a) Nhóm sản phẩm định hướng phát triển bao gồm: máy tính và các thiết bị ngoại vi; thông tin - viễn thông; điện tử y tế, điện tử công nghiệp, đo lường và tự động hóa; sản xuất linh kiện, phụ tùng và sản phẩm phụ trợ.

b) Tăng tỷ trọng sản phẩm điện tử chuyên dùng và phụ tùng linh kiện bằng việc tập trung sản xuất, lắp ráp các sản phẩm điện tử chuyên dùng, các sản phẩm công nghệ cao để nâng cao năng lực công nghệ của các doanh nghiệp.

c) Tận dụng tiềm năng sản xuất vật liệu điện tử, lĩnh vực mà Việt Nam có nhiều lợi thế về tài nguyên. Ưu tiên phát triển một số lĩnh vực của công nghiệp phụ trợ như: chế tạo khuôn mẫu, đúc, ép nhựa, đột dập kim loại, xử lý bề mặt (sơn, mạ…) phục vụ cho quá trình sản xuất phụ tùng linh kiện cho ngành công nghiệp điện tử.

2. Định hướng thị trường

Đa dạng hoá sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm để đáp ứng được thị trường trong nước, tiếp cận thị trường khu vực và thế giới theo định hướng xuất khẩu. Tập trung nghiên cứu và phát triển các sản phẩm có giá trị gia tăng cao và có tính cạnh tranh trong khu vực và thế giới.

3. Định hướng nguồn nhân lực

Nhà nước khuyến khích các thành phần kinh tế trong xã hội tham gia phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển công nghiệp điện tử. Tập trung đào tạo nguồn nhân lực theo hướng:

http://svnckh.com.vn 75

a) Các chuyên gia thiết kế, nghiên cứu và phát triển các sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu thị trường, có giá trị gia tăng cao và có tính cạnh tranh trên thị trường khu vực và thế giới;

b) Các kỹ sư công nghệ có trình độ cao, có khả năng tiếp thu công nghệ tiên tiến, ứng dụng có hiệu quả tại Việt Nam và có thể sáng tạo các công nghệ mới;

c) Đội ngũ công nhân lành nghề thực thi nhiệm vụ sản xuất và đảm bảo chất lượng sản phẩm;

d) Các nhà quản lý cấp trung gian giỏi, quản lý có hiệu quả các quá trình sản xuất. 4. Định hướng nghiên cứu, thiết kế, phát triển sản phẩm và công nghệ

Nghiên cứu thiết kế các sản phẩm điện tử dân dụng, chuyên dùng, phụ tùng linh kiện đơn giản, có mức độ phức tạp vừa phải, mẫu mã đa dạng đáp ứng nhu cầu của thị trường và nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm.

Tiếp tục xây dựng và đào tạo đội ngũ nghiên cứu thiết kế và phát triển các sản phẩm công nghệ cao, có hàm lượng trí tuệ cao, tận dụng lợi thế về thiết kế, tích hợp hệ thống và khả năng lập trình để có những sản phẩm có giá trị gia tăng cao hơn. Phối hợp chặt chẽ giữa các trường đại học, viện nghiên cứu với các doanh nghiệp để tận dụng năng lực, trang thiết bị và kết quả nghiên cứu. Khuyến khích đưa kết quả nghiên cứu vào sản xuất kinh doanh và hỗ trợ phát triển các sản phẩm mới.

Tập trung đi thẳng vào công nghệ hiện đại, tiếp nhận công nghệ trực tiếp từ các công ty nước ngoài sáng tạo ra công nghệ nguồn, không qua trung gian với mục tiêu lấy hiệu quả kinh tế làm tiêu chuẩn hàng đầu.

5. Định hướng phát triển công nghiệp điện tử theo vùng

Tập trung đầu tư phát triển công nghiệp điện tử ở các khu công nghiệp và khu chế

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng môi trường kinh doanh của ngành công nghiệp điện tử Việt Nam - Đh ngoại thương 2010.pdf (Trang 72 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)