Hoàn thiện môi trường pháp lý

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng môi trường kinh doanh của ngành công nghiệp điện tử Việt Nam - Đh ngoại thương 2010.pdf (Trang 63 - 64)

Hoàn thiện môi trường pháp lý nhằm cải thiện môi trường đầu tư, bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp ngành công nghiệp điện tử.

Môi trường kinh doanh thuận lợi là một trong những điều kiện nhằm thu hút nguồn vốn đầu tư lớn từ các nhà đầu tư nước ngoài. Một trong những việc làm cần thiết để hoàn thiện môi trường pháp lý là Nhà nước phải cải cách mạnh mẽ và triệt để khâu hành chính, đặc biệt là đổi mới tư duy của đội ngũ cán bộ. Họ phải biết mình làm gì và làm bằng cách nào để giúp doanh nghiệp phát triển, tạo hành lang pháp lý an toàn cho doanh nghiệp hoạt động.

Bên cạnh đó, Nhà nước cần nhìn nhận tầm quan trọng của các Hiệp hội ngành nghề. Ngoài việc đại diện quyền lợi cho doanh nghiệp, Hiệp hội còn đóng vai trò tham mưu cho Chính phủ những vấn đề liên quan đến doanh nghiệp. Qua đó, để tạo điều kiện cho các Hiệp hội hoạt động hiệu quả, Quốc hội và Chính phủ cần sớm ban hành điều Luật Hội. Khi có một định chế hoạt động, Hiệp hội sẽ có đầy đủ cơ sở pháp lý để can thiệp và hỗ trợ các doanh nghiệp thành viên hoạt động hiệu quả. Việt Nam đang ngày càng hòa nhập mạnh mẽ vào cuộc chơi toàn cầu. Do đó, chúng ta đang trải qua hàng loạt những thay đổi về hành lang pháp lý và những quy định mới. Theo các chuyên gia kinh tế, Chính phủ cần cho phép sự tham gia của các tổ chức thương mại quốc tế trong giai đoạn đầu của cuộc đối thoại nhằm chia sẻ

http://svnckh.com.vn 59

những kinh nghiệm quốc tế cũng như những đề xuất tốt nhất trước khi những điều luật này được Quốc hội thông qua.

Ngoài những chính sách nhằm hoàn thiện khung pháp lý cần phải củng cố bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp điện tử bằng các văn bản pháp luật. Hệ thống bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp cần được coi như một công cụ của chính sách kinh tế nhằm khuyến khích phát triển các năng lực sáng tạo về công nghệ trong nước bằng cách khích lệ các tác giả. Trên thực tế, hệ thống bảo hộ này có tác dụng như một lá chắn đủ mạnh cho sự phát triển nền công nghiệp điện tử hứa hẹn nhiều sáng tạo trong nước mặc dù hiện đang còn ở mức vừa và nhỏ. Ngoài ra, hệ thống bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cần được xem như một sự đầu tư dài hạn về cơ sở hạ tầng để phát triển thị trường trong nước, có sự bảo hộ quyền sở hữu thì mới có sự sáng tạo trong lĩnh vực này.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng môi trường kinh doanh của ngành công nghiệp điện tử Việt Nam - Đh ngoại thương 2010.pdf (Trang 63 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)