Xuất phát điểm của CNĐT Việt Nam là lắp ráp các thiết bị điện tử gia dụng dưới dạng SKD (nhập một nửa linh kiện ), CKD (nhập tất cả các linh kiện), và IKD (nhập một phần linh kiện) là chính. Ngoài ra, chúng ta còn tiến hành sản xuất, chế tạo các thiết bị điện tử công nghiệp, các hệ thống cân đo điện tử, điều khiển tự động, các thiết bị điện tử y tế và chuyên dụng, tiếp đó là công đoạn lắp ráp máy vi tính, gia công xuất khẩu các bảng mạch điện tử và thực hiện các dịch vụ khác. Tuy nhiên có một thực tế là hiện nay cơ cấu của ngành thiên về hướng tiêu thụ hơn là sản xuất. DN tập trung nhiều ở lĩnh vực thương mại. Điều này có thể giải thích thông qua rào cản gia nhập ngành, lĩnh vực sản xuất điện tử đòi hỏi vốn lớn và công nghệ nên các DN nhỏ khó có thể gia nhập vào lĩnh vực sản xuất mà tập trung ở lĩnh vực phân phối lưu thông sản phẩm. Và cơ cấu của ngành chú trọng đầu tư sản xuất
18 Consumer Electronic Market in Vietnam 1/2009, Internationa Business Strategies
http://svnckh.com.vn 29
thành phẩm hơn là linh phụ kiện và bán thành phẩm, chính điều này khiến cho mức độ quốc tế hóa ngược (nhập khẩu) của ngành tương đối cao.20
Về cơ cấu sản xuất, công nghiệp điện tử Việt Nam có thể chia thành 5 nhóm chính như sau:
Điện tử gia dụng: Đa số các DN điện tử chủ yếu tham gia vào loại hình
chế tác và lắp ráp đơn giản, dạng CKD chiếm tới 80%. Khoảng 70% tổng số tivi và radio, cassette bán trên thị trường nội địa là lắp ráp trong nước, nhưng lại dùng linh kiện và các đầu vào khác của nước ngoài. Đây là ngành có quy mô sản xuất lớn nhất, có sự tham gia của cả doanh nghiệp Việt Nam xác định đây nhóm sản phẩm chủ lực, song lại là những sản phẩm mà ta chậm hơn các nước trong khu vực từ 10- 15 năm công nghệ.
Thiết bị thông tin: Chủ yếu là kinh doanh lắp ráp máy tính, thiết bị mạng
và thiết bị ngoại vi. Từ năm 1998, Việt Nam đã lắp ráp máy tính mang thương hiệu Việt Nam như CMS, T&H…nhưng toàn bộ linh kiện điện từ chip vi xử lý, chipset, connector, điện trở, tụ điện, socket thậm chí cả pin, dung môi hàn, mạch PCB đế dây chuyền công nghệ lắp ráp đều là nhập khẩu.
Thiết bị viễn thông: Đây là lĩnh vực được nhà nước quan tâm nên đã được
đầu tư chiều sâu với quy mô thích hợp có công nghệ hiện đại: sản xuất được một số sản phẩm có chất lượng cao, thay thế nhập khẩu và bước đầu có sản phẩm xuất khẩu. Tuy nhiên vẫn chỉ dừng ở mức độ lắp ráp và vẫn nhập khẩu phần lớn linh kiện.
Sản xuất phụ kiện và vật liệu: Hiện nay, Việt Nam đã sản xuất được một
số loại linh phụ kiện như đế mạch in, tụ điện các loại, cuộn cao áp, cuộn cảm, cuộn lái tia, chi tiết nhựa, tuy nhiên năng lực sản xuất phụ kiện và vật liệu của Việt Nam vẫn còn hạn chế.
Sản xuất điện tử chuyên dụng và công nghiệp: Bao gồm các máy móc và các
thiết bị điện tử phục vụ các ngành công nghiệp khác như an ninh, y tế.
20PGS.TS Nguyễn Hoàng Ánh (2008), Nghiên cứu chuỗi giá trị toàn cầu và khả năng tham gia của các doanh nghiệp ngành điện tử của Việt Nam
http://svnckh.com.vn 30
Cơ cấu ngành công nghiệp điện tử của Việt Nam còn tương đối mất cân xứng trong đó hàng điện tử gia dụng chiếm tỷ lệ cao hơn 80%, còn lại là các sản phẩm điện tử chuyên dụng và linh kiện, phụ kiện điện tử.
Về quy mô, giá trị sản xuất toàn ngành liên tục tăng lên từ năm 1997 nhưng tốc độ tăng trưởng không thực sự lớn. Tỷ trọng ngành công nghiệp điện tử cũng không được cải thiện đáng kể, chỉ xấp xỉ mức 3% trong khi các nước khác trong khu vực tỷ trọng này trên 18%.
Hiện nay số DN đóng vai trò sản xuất hàng gia công theo thiết kế và thương hiệu của người mua (OEM) chiếm chủ yếu, còn số DN đóng vai trò ODM, sản xuất bằng thiết kế của mình với DN sản xuất sản phẩm bằng thương hiệu của mình chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ.21 Số các DN xuất khẩu hàng bằng thương hiệu của DN phần lớn lại là các DN có vốn đầu tư nước ngoài. Điều này cho thấy năng lực thiết kế cũng như marketing sản phẩm điện tử các DN nội địa chưa cao.
Hiện nay trong chuỗi giá trị toàn cầu, DN Việt Nam thường ở vị trí là gia công, lắp ráp là chủ yếu. DN điện tử Việt Nam thường là nhà sản xuất các sản phẩm gia công xuất khẩu và cũng có một số các DN sản xuất hàng xuất khẩu băng thiết kế của DN. Nếu so sánh với các nước ASEAN 5 (gồm Thái Lan, Singapore, Malaysia, Indonexia và Philippines) ngành CNĐT Việt Nam mới đang ở cuối giai đoạn 1 (lắp ráp sản phẩm từ phụ kiện nhập khẩu), đầu giai đoạn đầu tư sản xuất linh kiện phụ tùng phát triển công nghiệp phụ trợ. Trong khi đó các nước ASENA 5 đang phát triển ở giai đoạn 3 (nghiên cứu thiết kế sản phẩm, đầu tư công nghệ cao, đẩy mạnh xuất khẩu).22 Công tác nghiên cứu phát triển sản phẩm của ngành này cũng được đánh giá ở mức yếu kém. Tỷ lệ đầu tư cho đổi mới công nghệ rất thấp, chỉ ở mức 0,2% - 0,3% doanh thu. Ngay cả DN lớn, tỷ lệ này cũng chỉ dao động quanh con số 1%. Trong khi đó tại Ấn Độ, tỷ lệ đầu tư đạt 5%, Hàn Quốc 10% và Trung Quốc
21Trong đề tài „‟ Nghiên cứu chuỗi giá trị toàn cầu và khả năng tham gia của các doanh nghiệp ngành điện tử của Việt Nam‟‟ với quy mô chọn 38 mẫu quan sát thì có 16 DN là sản xuất OEM, 9 DN sản xuất ODM, 13 DN sản xuất OBM
http://svnckh.com.vn 31
12%. Chính vì vậy giá trị gia tăng của sản phẩm điện tử Việt Nam đạt thấp, chỉ từ 5- 10% dẫn đến khả năng cạnh trang của sản phẩm không cao.23
Trong chuỗi giá trị toàn cầu, DN Việt Nam thường ở vị trí là nhà sản xuất mặc dù trên thị trường nội địa, tỷ trọng các DN trong hoạt động lĩnh vực phân phối lớn hơn tỷ trọng DN hoạt động trong lĩnh vực sản xuất. Tỷ trọng các DN hoạt động trong lĩnh vực công nghệ cao lớn hơn tỷ trọng DN hoạt động trong lĩnh vực điện tử tiêu dùng. Và số lượng nhà sản xuất thành phẩm chiếm tỷ trọng lớn hơn nhà sản xuất linh kiện hay bán thành phẩm.
Và tính đến thời điểm năm 2009, theo đánh giá của Business Monitor Internation thì sản lượng công nghiệp điện tử Việt Nam đạt khoảng gần 3.5 tỷ USD, và dự đoán sẽ gia tăng CAGR đạt 26% tới năm 2013. Và giá trị của ngành CNĐT trong thu nhập GDP sẽ tăng từ 4% năm 2009 đến dao động quanh 6.3% năm 2014. Tuy nhiên điều này sẽ phụ thuộc nhiều vào sự nỗ lực của chính phủ trong việc thực hiện cải cách thuế và sử dụng những sự điều tiết hỗ trợ phát triển ngành.
Bảng 2: Tổng sản lƣợng ngành công nghiệp điện tử Việt Nam
Đơn vị: triệu USD
2006 2007 2008 2009f 2010f 2011f 2012f Tổng sản lƣợng ngành CNĐT 1.770 2.200 3050 3.720 4.451 5.510 7.181 Tỷ lệ sản lƣợng CNĐT/GDP 3% 3% 3% 4% 4% 5% 5%
Nguồn : Vietnam Consumer Electronics and Electronics Industry Report Q1/2010, BMI. 2.1.2.2. Hoạt động thương mại xuất nhập khẩu
a/ Xuất khẩu
Bảng 3: Tổng giá trị xuất khẩu hàng điện tử
Đơn vị: Triệu đôla
http://svnckh.com.vn 32
2006 2007 2008 2009
1606 1880 2300 2070
Series 3
Nguồn : Vietnam Consumer Electronics and Electronics Industry Report Q1/2010
Về tốc độ tăng trưởng, so với các ngành công nghiệp khác, công nghiệp điện
tử vốn là một trong những ngành non trẻ của nước ta. Trước đây, nhóm hàng này chưa thực sự được quan tâm phát triển nhưng với bước nhảy vọt về kim ngạch xuất khẩu trong mấy năm gần đây, điện tử và linh kiện máy tính đang là một trong những nhóm hàng được xếp vào danh sách “ các mặt hàng xuất khẩu tiềm năng”. Kim ngạch xuất khẩu không ngừng tăng qua các năm với tốc độ rất nhanh.
Qua các năm 2006, 2007 sau khi Việt Nam gia nhập WTO sản lượng gia tăng đáng kể, tuy nhiên sau cuộc khủng hoảng năm 2008, các nền kinh tế lớn trên thế giới có xu hướng cắt giảm chi tiêu. Chính bởi vậy trong năm 2009, giá trị kim ngạch xuất khẩu có xu hướng giảm.
Theo VEIA thì tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu hàng năm ước đạt 25-30%. Nhưng tỷ trọng xuất khẩu hàng điện tử trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vẫn chỉ ở mức thấp, hơn 4%, trong khi tỷ lệ này ở Singapore là 45% và ở Philippines tới 63%.
Về cơ cấu xuất khẩu, cũng như cơ cấu sản xuất, Việt Nam chủ yếu xuất khẩu
hàng điện tử dân dụng, máy tính, linh phụ kiện giản đơn, chủ yếu là các sản phẩm có hàm lượng công nghệ trung bình.
Về thị trường xuất khẩu hiện tại hàng điện tử Việt Nam đã có mặt trên 70 quốc gia, trong đó tập trung chủ yếu là Châu Âu và Châu Á. Trong đó, Châu Á và các nước trong khối Đông Á là thị trường rộng lớn nhất của xuất khẩu điện tử Việt Nam. Xuất khẩu điện tử của Việt Nam ra các nước Đông Á chủ yếu là hoạt động
http://svnckh.com.vn 33
xuất nhập khẩu đan chéo giữa các chi nhánh, các nhà máy, tập đoàn đa quốc gia. Trong đó thị trường Nhật Bản luôn đứng đầu, tiếp theo là Hàn Quốc, Singapore.
b/ Nhập khẩu
Như đã đề cập ở trên, sản xuất của Việt Nam mới chỉ dừng lại ở khâu lắp ráp là chính nên để hoạt động lắp ráp có thể thực hiện được trong điều kiện ngành công nghiệp phụ trợ nước ta chưa thể cung cấp linh kiện cho sản xuất thì việc nhập khẩu linh kiện điện tử có ý nghĩa quan trọng để duy trì sự phát triền của ngành CNĐT nước ta.
Về cơ cấu nhập khẩu, Việt Nam chủ yếu nhập khẩu các sản phẩm sau:
Nhập khẩu hàng nguyên chiếc: trước đây các cơ sở lắp ráp điện tử chưa phát triển, cho nên để đáp ứng nhu cầu tiều dùng trong nước, chúng ta phải nhập khẩu sác sản phẩm nguyên chiếc từ nước ngoài. Hiện nay mặc dù đã lắp ráp được nhiều sản phẩm điện tử nhưng với những sản phẩm công nghệ cao như màn hình tinh thể lỏng cỡ lớn, ti vi plasma. Đầu DVD vẫn phải nhập khẩu nguyên chiếc vì chưa có dây chuyền công nghệ, vốn đầu tư và trình độ tay nghề của công nhân còn hạn chế.
Nhập khẩu linh kiện điện tử: nguồn linh kiện điện tử đóng vai trò hết sức quan trọng đối với ngành CNĐT và đặc biệt là CNĐT hướng vào lắp ráp như ở Việt Nam. Thông thường chúng ta nhập khẩu CKD (80%), SKD và IKD.
Với cơ cấu nhập khẩu như hiện nay, các doanh nghiệp điện tử Việt Nam chỉ đóng vai trò như nhà phân phối lại sản phẩm của các công ty nước ngoài. Tuy só linh kiện điện tử nhập khẩu lớn nhưng khồn đem lại sự chủ động chiếm lĩnh thị trường cho các nhà sản xuất trong nước.
Về thị trường nhập khẩu, các doanh nghiệp điện tử ở Việt Nam chủ yếu nhập
khẩu từ các nước trong khu vực Đông Á: đặc biệt là Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Thái Lan và Malaysia.
Trong Kế hoạch phát triển ngành công nghiệp điện tử, Chính phủ đã đề cao vai trò của ngành này như một trong những bộ phận chính tạo nên sự tăng trưởng của kinh tế nội địa. Chính phủ cũng tạo những điều kiện thuận lợi để phát triển
http://svnckh.com.vn 34
ngành với mục tiêu mang lại doanh thu từ 4-6 tỷ USD trong năm nay, đạt tỷ lệ tăng trưởng hàng năm trên 20%.
2.2. Đánh giá thực trạng môi trƣờng kinh doanh của ngành công nghiệp điện tử ở Việt Nam điện tử ở Việt Nam
Môi trường kinh doanh của một ngành bao gồm các yếu tố nội tại trong ngành và những yếu tố khách quan tác động đến các doanh nghiệp. Hai yếu tố sẽ tác động qua lại, tương trợ, bổ sung lẫn nhau. Chỉ trên cơ sở vừa hoàn thiện được MTKD quốc gia và phải kết hợp với chính các nhân tố trong nội bộ ngành thì MTKD mới có cơ hội được cải thiện.
2.2.1. Đánh giá thực trạng môi trường kinh doanh của Việt Nam theo tiêu chuẩn xếp hạng của World Bank xếp hạng của World Bank
Hiện nay trên thế giới, có nhiều các báo cáo đánh giá về MTKD với những chỉ tiêu khác nhau như : Môi trường Kinh doanh được WB và tập đoàn tài chính IFC, Báo cáo Chỉ số Tự do Kinh tế (IEF) của tổ chức Heritage Foundation và Báo
cáo Chỉ số Cạnh tranh Toàn cầu (GCI) của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF). Tuy
nhiên theo nhóm nghiên cứu, để đánh giá MTKD của một quốc gia không chỉ dựa trên những yếu tố vĩ mô : tình hình xuất nhập khẩu, tăng trưởng kinh tế, dân số, mức sống, điều kiện tự nhiên, xã hội, yếu tố chính trị…thì mới chỉ nhận định được thực trạng phát triển, quy mô của nền kinh tế đó. Xem nền kinh tế mạnh hay yếu ở điểm nào và có các điều kiện dễ dàng để thực hiện kinh doanh ở khía cạnh nào : chính trị, yếu tố tài nguyên thiên nhiên, nguồn lực con người…Tuy nhiên đây có thể coi chỉ là những yếu tố cần của MTKD mà chưa phải là yếu tố đủ, vì có thể kể đến một số nước có MTKD rất tốt theo đánh giá của thế giới nhưng lại có điều kiện thiên nhiên, nguồn lực không thuận lợi. Vậy tại sao những nước đó lại được nhận định là nơi có điều kiện MTKD tốt, là điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư.
Môi trường kinh doanh được đánh giá dựa trên những ý kiến khảo sát từ các DN tham gia thị trường. Do đó cần một công cụ đo lường định tính các quy định pháp lý áp dụng cho các DN , trên cơ sở đó nhận định được những yếu tố cản trở hành chính trong quá trình hoạt động của DN. Điều này có ảnh hưởng rất quan
http://svnckh.com.vn 35
trọng, thúc đẩy hay hạn chế sự phát triển của một DN tại quốc gia đó. Việt Nam trong thời gian qua đã vươn lên làm một trong những quốc gia dẫn đầu về thu hút vốn đầu tư nước ngoài, nhưng cũng theo nhận định của nhiều chuyên gia: Việt Nam đang gây khó khăn cho mình khi có những cản trở cho các DN nước ngoài khi tham gia thị trường. Bởi vậy, nhóm nghiên cứu chỉ thực hiện đánh giá MTKD của Việt Nam thông qua các tiêu chí ảnh hưởng đến hoạt động của một DN. Và một trong những báo cáo uy tín mà các nhà chính sách, các nhà đầu tư…quan tâm khi xem xét MTKD của Việt Nam đó là báo cáo của WB với 10 chỉ tiêu đánh giá.
2.2.1.1. Thực trạng môi trường kinh doanh của Việt Nam
Với những tiêu chí đáng giá về môi trường kinh doanh của các quốc gia là khác nhau khiến cho vị trí của MTKD của Việt Nam có sự thay đổi. Tuy nhiên theo các báo cáo thường niên của các tổ chức quốc tế thì MTKD của Việt Nam rất thấp trong các bảng xếp hạng và so với các nước trong khu vực, Việt Nam vẫn ở thứ hạng dưới xa.
Theo báo cáo MTKD của WB thì Việt Nam xếp hạng 91/92 (2008/2009) với với hạng 15/13 của Thái Lan và 93/83 của Trung Quốc.
Bảng 4 : Báo cáo xếp hạng môi trƣờng của WB năm 2008 – (2009)
Tiêu chí xếp hạng Thái Lan Trung
Quốc
Việt Nam
Xếp hạng môi trường kinh doanh 15 (13) 93 (83) 91 (92)
Tiêu chí 1: Thành lập doanh nghiệp 36 (44) 135 (151) 97 (108)
Tiêu chí 2: Cấp giấy phép 12 (12) 175 (176) 63 (67)
Tiêu chí 3: Tuyển dụng và sa thải lao động 49 (56) 86 (111) 84 (90)
Tiêu chí 4: Đăng ký tài sản 20 (5) 29 (30) 38 (37)
Tiêu chí 5: Vay vốn 36 (68) 84 (59) 48 (43)
Tiêu chí 6: Bảo vệ nhà đầu tư 33 (11) 83 (88) 165 (170)
http://svnckh.com.vn 36
Tiêu chí 8: Thương mại quốc tế 50 (10) 42 (48) 63 (73)