Với giá trị sản lượng ngành CNĐT gia tăng đáng kể trong thời gian vừa qua, kết hợp với ngày càng thu hút những dự án đầu tư lớn vào Việt Nam, điều đó chứng tỏ môi trường kinh doanh ngành này đã được cải thiện đáng kể. Xét trên những khía cạnh vĩ mô và vi mô ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của các DN trong ngành CNĐT, có thể thấy rằng những thành tựu đã đạt được là rất lớn:
Chính sách cải cách thủ tục hành chính: Ban hành các quyết định
nhằm từng bước đơn giản hóa và nâng cao tính khả thi các thủ tục liên quan đến hoạt động của người dân và DN (Quyết định số 181/2003/QĐ –TTg) hay thành lập các tổ công tác liên ngành xử lý các vướng mắc và kiến nghị của DN về thủ tục hành chính (Quyết định số 23/2005/QĐ-TTg)….Chính điều này khiến cho việc gia nhập ngành trở nên đơn giản và dễ dàng hơn cho các DN điện tử.
http://svnckh.com.vn 52
Hành lang pháp lý liên quan đến môi trường kinh doanh: Bên cạnh
Luật đầu tư chung (số 59/2005/QH11) với nội dung quan trọng là việc đảm bảo đầu tư, hỗ trợ, ưu đãi đầu tư đã được chỉnh sửa cho phù hợp với các nguyên tắc và quy định WTO. Luật Cạnh tranh (27/2004/QH11) giúp cho các DN cạnh tranh trong môi trường bình đẳng và an toàn hơn. Ngoài ra bên cạnh đó còn có Luật thương mại (số 36/2005/QH11) và Luật sở hữu trí tuệ (số 50/2005/QH11) đã góp phần vào việc thúc đẩy bảo vệ các DN nói chung và các DN điện tử nói riêng.
Cải cách DN Nhà nước: Hiện nay có rất nhiều các DN sản xuất hàng
điện tử sau khi sắp xếp đánh giá, hoạt động thì sẽ tiến hành chuyển đổi sở hữu dần dần theo hình thức công nghiệp hóa. Và đối với những DN thực sự thua lỗ nghiêm trọng thì sẽ giải thể. Chính điều này đã làm động lực cho MTKD của ngành có sự cạnh tranh lớn, đòi hỏi các DN cần phải có những chiến lược kinh doanh nhằm tồn tại và phát triển.
Thực hiện những chính sách nhằm ưu đãi, khuyến khích các nhà đầu
tư nước ngoài vào lĩnh vực công nghiệp điện tử. Đặc điểm của ngành này là cần một lượng vốn lớn khi sử dụng những kỹ thuật và công nghệ cao, đòi hỏi những công nhân có kỹ thuật cao…Với những thuận lợi về nguồn nhân công giá rẻ và tài nguyên khoáng sản quan trọng cần thiết để phát triển công nghiệp vật liệu điện tử với thị trường tiêu thụ sản phẩm lớn đã khiến cho đây Việt Nam trở thành điểm đến tiềm năng để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài.
Chính sách ưu đãi về thuế quan nhằm thúc đẩy ngành CNĐT phát
triển. Năm 2009, bộ Tài chính đã thực hiện giảm thuế đối với một số linh kiện điện
tử. Bên cạnh đó, Nhà nước còn có chiến lược phát triển ngành công nghiệp phụ trợ, là nền tảng cơ bản góp phần vào sự phát triển của ngành CNĐT.