TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH ÁP DỤNG 1 Tình hình chung

Một phần của tài liệu Chống bán phá giá trong thương mại quốc tế và thực tiễn ở việt nam.doc (Trang 33 - 36)

1. Tình hình chung

Năm 1995, vòng đàm phán Uruguay kết thúc với sự ra đời của WTO và một số các hiệp đinh liên quan đến thương mại quốc tế, trong đó có Hiệp định về chống bán phá giá của WTO. Đây chính là cơ sở pháp luật quốc tế mà các nước thành viên WTO phải tuân theo khi thực thi và áp dụng các biện pháp chống bán phá giá. WTO đã thành lập một Uỷ ban về chống bán phá giá (Anti-dumping Committee) để kiểm soát việc điều tra và áp dụng thuế chống bán phs giá của các nước thành viên, kịp thời cung cấp những thông tin cần thiết cho các nước thành viên. Các nước chưa là thành viên WTO cũng được khuyến nghị nên thực hiện theo quy định của WTO, trong đó có quy định liên quan đến chống bán phá giá.

Kể từ khi WTO ra đời, tính đến thời điểm cuối năm 2001, trên thế giới đã có tất cả 2132 cuộc điều tra về chống bán phá giá và có tất cả là 1066 lần áp dụng thuế chống bán phá giá (chiếm 50% tổng số cuộc điều tra). Điều này thể hiện, không phải tất cả các cuộc điều tra về chống bán phá giá đều có kết luận dẫn đến việc áp dụng thuế chống bán phá giá. Các loại mặt hàng chịu thuế chống bán phá giá thường là các sản phẩm dệt may, giầy dép, sắt thép, kim loại và một số sản phẩm công cơ khí, v.v...

Trên thực tế, các nước áp dụng thuế chống bán phá giá thường bị nước xuất khẩu hàng hoá là đối tượng chịu thuế chống bán phá giá khởi kiện đến WTO, cụ thể là Cơ quan Giải quyết tranh chấp. Các vụ việc giải quyết tranh chấp về việc chống bán phá giá luôn là vấn đề phức tạp và gây nhiều tranh cãi. Đôi khi, kết quả thường dẫn đến các hành vi trả đũa trong thương mại, gây nhiều tranh cãi. Đôi khi, kết quả thường dẫn đến các hành vi trả đũa trong

thương mại, gây ra nhiều mâu thuẫn, ảnh hưởng xấu đến tình hình thương mại chung trên thế giới. Vì vậy, các quốc gia thường rất thận trọng khi quyết định việc áp dụng thuế chống bán phá giá đối với hàng hoá nhập khẩu bị bán phá giá vào nước mình.

Trong thực tiễn áp dụng thuế chống bán phá trên thế giới, đã có nhiều nước áp dụng biện pháp này trước khi WTO ra đời. Căn cứ thống kê từ năm 1990, việc áp dụng thuế chống bán phá giá hiện nay luôn thể hiện sự tiến bộ và xu hướng phát triển của các nước đang phát triển so với các nước phát triển. Điều này được thể hiện bằng biểu đồ dưới đây:

Xu hướng điều tra và áp dụng thuế chống bán phá giá

Nguồn: Báo cáo của Ban Thư ký WTO và Uỷ ban Chống bán phá giá WTO

Một điểm cần quan tâm là không chỉ có các nước phát triển áp dụng thuế chống bán phát giá đối với các nước đang phát triển và ngược lại. Các nước phát triển còn áp dụng thuế chống bán phá giá đối với các nước phát triển khác và điều này cũng xảy ra tương tự đối với các nước đang phát triển.

2. Tình hình áp dụng của các nước phát triển

350300 300 250 200 150 100 50 0 1990 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 145 180 256 162 137 48 20 70 114 83 73 73 115 122 171 185 128 148 192 163 241 320 118 ĐPT PT

Kể từ năm 1995 cho đến cuối năm 2001, có 12 nước phát triển đã tiến hành 899 cuộc điều tra chống bán phá giá và có 502 lần áp dụng thuế chống bán phá giá đối với hàng hoá nhập khẩu bị bán phá giá.

Cũng trong thời gian đó, hàng hoá xuất khẩu của 32 nước phát triển lại là đối tượng của 745 cuộc điều tra chống bán phá gía và chịu 430 lần bị áp dụng thuế chống bán phá giá từ các nước nhập khẩu.

Trong số các nước phát triển, Mỹ và EU luôn là đi đầu trong việc áp dụng thuế chống bán phá giá, nhưng cũng không tránh khỏi là đối tượng bị áp dụng thuế chống bán phá giá từ các nước khác. Mỹ đã tiến hành 255 cuộc điều tra chống bán phá giá và có 169 lần áp dụng thuế chống bán phá giá, tuy nhiên chỉ 57 lần bị áp dụng thuế chống bán phá giá. EU cũng gần tương đương Mỹ với 246 cuộc điều tra và có 153 lần áp dụng thuế chống bán phá giá và cũng chỉ 18 lần bị áp dụng thuế chống bán phá giá.

Hàn Quốc cũng 28 lần áp dụng thuế chống bán phá giá và 70 lần bị áp dụng thuế chống bán phá giá. Nhật bản thì tương đối đặc biệt khi chỉ áp dụng thuế chống bán phá giá có 1 lần nhưng 60 lần bị áp dụng thuế chống bán phá giá.

3. Tình hình áp dụng tại các nước đang phát triển

Trong giai đoạn từ năm 1995 đến cuối năm 2001, có 23 nước đang phát triển đã tiến hành 946 cuộc điều tra chống bán phá giá và có 564 lần áp dụng thuế chống bán phá giá.

Cũng trong thời gian đó, hàng hoá xuất khẩu của 60 nước đang phát triển là đối tượng của 745 cuộc điều tra chống bán phá giá và 430 lần bị áp dụng thuế chống bán phá giá từ các nước nhập khẩu.

Ấn độ là nước đang phát triển đi đầu trong việc áp dụng thuế chống bán phá giá, đã tiến hành 248 cuộc điều tra chống bán phá giá và có 155 lần áp dụng thuế chống bán phá giá. Tuy nhiên, ấn độ chỉ là đối tượng 37 lần bị áp dụng thuế chống bán phá giá. Achentina và Braxin cũng nhiều lần áp dụng

thuế chống phá giá tương ứng với 97 và 51 lần. Họ cũng là đối tượng tương ứng 7 và 45 lần bị áp dụng thuế chống bán phá giá.

Trung quốc thì tương đối đặc biệt khi chưa áp dụng thuế chống bán phá giá lần nào nhưng bị áp dụng thuế chống bán phá giá tới 178 lần. Đây có thể được coi là quốc gia “đi đầu” trong việc bán phá giá hàng hoá sang các nước khác. Tất nhiên, một lý do quan trọng gây bất lợi cho các nhà xuất khẩu của Trung quốc là nhiều nước phát triển chưa coi nền kinh tế Trung quốc là kinh tế thị trường, do đó dễ dẫn tới kết luận là hàng xuất khẩu bị bán phá giá, mặc dù trên thực tế có thể không phải như vậy.

Một phần của tài liệu Chống bán phá giá trong thương mại quốc tế và thực tiễn ở việt nam.doc (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(105 trang)
w