III. CÁC KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP LIÊN QUAN TỚI VIỆC ÁP DỤNG THUẾ CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ TẠI VIỆT NAM
p Sự cần thiết ban hành văn bản quy hạm há luật
2.2. Tổ chức bộ máy thực th
Trên thực tế Pháp lệnh về thuế chống bán phá gía đã khó nhưng thực thi có còn khó hơn. Các chương trước đã phân tích chi tiết về sự phức tạp của hoạt động đièu tra hàng nhập khẩu bị bán phá giá theo quy định tại Hiệp địng về Chống bán phá giá của WTO cũng như điều tra thiệt hại đôí với các nhà
sản xuất sản phẩm tương tự trong nước do hàng nhập khẩu bị bán phá giá gây ra. Cần phải có bộ máy thực thi hiệu quả thì mới đạt đồng chí mục tiêu của pháp lệnh cũng như trách được các tranh chấp quốc tế do việc áp dụng thuế chống bán phá giá không phù hợp với Hiệp định về chống bán phá giá.
c Mối liên quan giữa bộ máy thực thi chống phá giá và tự vệ
Tháng 6 năm 2002 Việt Nam đã ban hành Pháp lệnh về tự vệ đối với hàng hoá nhập khẩu. Song song với xây dựng Pháp lệnh về thuế chống bán phá giá, Việt Nam cũng đang xây dựng Pháp lệnh về thuế chống trợ cấp. Đây là những biện pháp hạn chế nhập khẩu để bảo hộ nhà sản xuất trong nước với điều kiện chung là hàng nhập khẩu gây ra hoặc có nguy cơ gây ra thiệt hại nghiêm trọng đối với các nhà sản xuất hàng hoá tương tự trong nước.
Do cần cân nhắc tới bộ máy duy nhất thực thi cả ba biện pháp này, trong hoàn cảnh Việt Nam đang cải cách hành chính, tinh giảm bộ máy cơ quan quản lý Nhà nước, có lẽ khó có thể thành lập một cơ quan chuyên trách. Hơn nữa, kim ngạch nhập khẩu hàng năm của Việt Nam cũng chưa quá lớn nên nếu lập một cơ quan chuyên trách có thể không hiệu quả.
Như vậy có thể thành lập một bộ máy không chuyên trách phụ trách cả ba biện pháp. Các thành viêc của bộ phận này là các cán bộ có chuyên môn sâu về thương mại quốc tế, luật quốc tế, kế toán, ...
s Điều tra phá giá
Điều tra phá giá rất phức tạp và tốn kém nguồn lực. Các cán bộ tham gia điều tra phá giá cần có kiến thức sâu về kinh tế vi mô, kinh tế ngành, kế toán và ngoại ngữ. Đồng thời cần phải hợp tác chặt chẽ với các doanh nghiệp sản xuất mặt hàng tương tự ở trong nước, trong quá trình điều tra hàng nhập khẩu được bán phá giá như thế nào.
đ Điều tra thiệt hại
Cét về lợi ích của những ngành sử dụng hàng nhập khẩu hay người tiêu dùng thì hàng nhập khẩu bị bán pha giá làm tăng lợi ích của họ. Như vậy chỉ nên áp dụng thuế chống bán phá giá khi hàng nhập khẩu đó gật thiệt hại nghiêm trọng đối với các nhà sản xuất mặt hàng tương tự ở trong nước.
Tuy nhiên, việc đánh giá thiệt hại vừa khó về mặt kỹ thuật lại vừa phức tạp về mặt xã hội. Chắc chắn là các nhà sản xuất sẽ tìm mọi cách vận động để cơ quan điều tra thiệt hại thổi phổng ít nhiều thiệt hại do hàng nhập khẩu bị bán phá giá gây ra cho họ. Trong thực hiện ở Việt Nam tham nhũng còn khá phổ biến thì việc điều tra thiệt hại lại càng phức tạp.
Nếu tách cơ quan điều tra thiệt hại độc lập với điều tra bán phá giá thì sẽ đảm bảo khách quan hơn nhưng tổ chức lại cồng kềnh. Như vậy Việt Nam nên tiếp cận theo hướng chỉ có một cơ quan chung vừa điều tra bán phá giá vừa điều tra thiệt hại. Đồng thời cần có những quy định chặt chẽ và tuyển chọn cán bộ có đạo đức tốt để đảm bảo công việc điều tra thiệt hại.
c Cơ quan thực thi
Việt Nam nên học hỏi kinh nghiệm của Thái Lan liên quan tới cơ quan thực thi Pháp lệnh về thuế chống bán phá giá. Cơ quan này có thể là một Uỷ ban do Bộ trưởng Thương mại đứng đầu, các thành viên là các thứ trưởng Bộ tài chính, Công nghiệp, Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Xây dựng, Giao thông vận tải và một số chuyên gia về luật thương mại quốc tế, kế toán, kinh tế.
Kết luận
Muốn áp dụng được thuế chống bán phá giá cần có sự quan tâm phối hợp chặt chẽ của nhiều cơ quan trung ương tới địa phương và doanh nghiệp.
Cần nhanh chóng tổ chức các khoá đào tạo về áp dụng thuế chống bán phá giá cho đông đảo các bộ ngành. Nội dung của các khoá đào tạo này sẽ bao gồm những vấn đề kinh tế liên quan tới bán phá giá, những quy định về thuế chống bán phá giá của WTO, kinh nghiệm áp dụng thuế chống bán phá giá của một số nước và những vấn đề đang nổi lên tại Vòng đàm phán Doha của WTO liên quan tới vấn đề chống bán phá giá.
Các cơ quan nghiên cứu cần triển khâi các đề tài về chống bán phá giávà tư vấn cho nhà hoạch định chính sách về những ưu điểm cũng như nhược điểm của hệ thống chính sách hiện tại liên quan tới chống bán phá giá.
Đồng thời, các cơ quan nghiên cứu cũng phải đi tiên phong trong việc đưa ra các kiến nghị về áp dụng thuế chống bán phá giá trong các trường hợp cụ thể, đặc biệt là khi cơ quan chức năng đã quyết định điều tra. Những kiến nghị cần cụ thể như có nên áp dụng thuế chống bán phá giá đối với hàng nhập khẩu đang được điều tra hay không, lợi ích và thiệt hại đối với mỗi nhóm là bao nhiêu, thuế suất có đúng bằng mức biên độ phá giá không hay nên thấp hơn, những phản ứng quốc tế khi áp dụng thuế chống bán phá giá sẽ như thế nào,.v.v..
Cần tổ chức, tuyên truyền cho các doanh nghiệp có những hiểu biết nhất định về quyền của họ đối với việc tiến hành điều tra áp dụng thuế chống bán phá giá, nghĩa vụ tham gia của họ trong tiến trình điều tra,...
Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng cần biết rõ nguy cơ hàng xuất khẩu của họ cũng có bị nước nhập khẩu áp dụng thuế chống bán phá giá. Vì vậy các doanh nghiệp sản xuất/ xuất khẩu một loại mặt hàng nên hợp tác với nhau dưới hình thức hiệp hội để thường xuyên trao đổi thông tin, tìm hiểu biện pháp đối phó khi mặt hàng mình xuất khẩu bị nước ngoài điều tra phá giá, đồng thời các doanh nghiệp cũng cần hợp tác chặt chẽ với Chính phủ để tiến hành những vận động cần thiết khi hàng xuất khẩu của Việt Nam có nguy cơ bị điều tra/ áp dụng thuế chống bán phá giá.