Ngành hàng sản xuất quạt điện

Một phần của tài liệu Chống bán phá giá trong thương mại quốc tế và thực tiễn ở việt nam.doc (Trang 63 - 65)

I. THỰC TRẠNG BÁN PHÁ GIÁ HÀNG NHẬP KHẨU CỦA NƯỚC NGOÀI Ở VIỆT NAM

1. Thực trạng bán phá giá hàng nhập khẩu của nước ngoài ở Việtnam

1.3. Ngành hàng sản xuất quạt điện

Hàng năm nước ta cần khoảng 2 triệu đến 2,5 triệu cái quạt điện. Năm 1993 cả nước ta có trên 30 cơ sở sản xuất quạt điện quy mô lớn. Các cơ sở sản xuất trong nước có thể đáp ứng được 80% nhu cầu sử dụng quạt điện với đỉnh

cao đạt sản lượng 685.000 chiếc quạt các loại. Nhưng từ năm 1994 cùng với dòng chảy quạt ngoại nhập khẩu giá rẻ vào ồ ạt, ngành hàng này bị xuống đốc nhanh chóng. Số doanh nghiệp sản xuất giảm xuống chỉ còn 8 đơn vị, sản lượng tiêu thụ giảm gần một nửa. Năm 1996 toàn ngành sản xuất được 497.000 chiếc quạt, tiêu thụ chỉ đạt 430.000 chiếc. Thị phần của các doanh nghiệp quạt điện Việt nam giảm từ 80% năm 1993 xuống chỉ còn giữ được 20% năm 1997. Giá bán các quạt nội đã giảm đi từ 150 đến 200 nghìn đồng/ chiếc mà tiêu thụ vẫn rất khó khăn.

Ngoài kiểu dáng, mẫu mã đa dạng phong phú, quạt ngoại còn có ưu thế hơn quạt nội là nhập lậu và trốn thuế và bán phá giá với giá rất rẻ. Vào năm 1997, mức giá bán quạt trần Việt nam đắt hơn gần 3 lần, giá quạt cây đắt gấp 2 lần giá quạ điện Trung Quốc, Thái Lan cùng lại trên thị trường. Nhiều khách hàng mua quạt Nhật đã tỏ ra rất ngạc nhiên khi thấy giá rẻ hơn cùng loại quạt đó được bán ở một số nước khác mà họ được biết. Phải chăng ở đây có sự bán phá giá? Rõ ràng là ngành sản xuất quạt điện nước ta đã có thời gian bị tổn thương nặng nền do sự cạnh tranh của hàng ngoại bán với giá quá rẻ.

1.4. Điện tử

Vào năm 1996 -1997 năng lực của các đơn vị sản xuất và lắp ráp ti vi ở nước ta là khoảng 3 triệu sản phẩm mỗi năm, đủ sức đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước mỗi năm là 700.000 - 800.000 chiếc/ năm. Nhưng thị trường tồn tại một nghịch lý là tivi mới nhập ngoại được bán với giá rẻ một cách không bình thường, rẻ hơn titi lắp ráp trong nước hàng trăm nghìn đồng một chiếc, mặc dù phải chịu thuế suất thuế nhập khẩu 60%. Một lượng lớn hàng nhập lậu mang các nhãn hiệu nổi tiếng đã tràn vào thị trường Việt nam bằng nhiều con đường khác nhau, và được bán với giá chỉ bằng 40-60% giá các mặt hàng cùng loại của chính hãng đang được bày bán trên thị trường nội địa.

Năm 1996 cả nước sản xuất và tiêu thụ khoảng 700.000 tivi, sang năm 1997, lượng bán ra của các nhà máy trong nước chỉ còn là 500.000 tivi. Vì những lý do trên mà nhiều nhà máy lắp ráp tivi trong nước đã phải giảm từ

50-70% công suất. Năm 1997, nhiều hãng điện tử Việt nam có tiếng một thời đã phải ngừng lắp ráp tivi như Điện tử Giảng Võ, Sao Mai (Bộ Quốc phòng), TODIMAX (Bộ Quốc phòng), Vietronics Đống Đa ... Như vậy là các hãng nước ngoài đã đang làm việc chia nhau thị phần ở Việt nam. Nếu họ làm xong việc này thì họ sẽ làm tiếp việc gì? Nếu không ngăn chặn được tiến trình này thì chắc chắn là nước ta sẽ trở thành thị trường tiêu thụ của các hàng nước ngoài.

Một phần của tài liệu Chống bán phá giá trong thương mại quốc tế và thực tiễn ở việt nam.doc (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(105 trang)
w