Kiến nghị về việc áp dụng thuế chống bán phá giá tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Chống bán phá giá trong thương mại quốc tế và thực tiễn ở việt nam.doc (Trang 98 - 99)

III. CÁC KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP LIÊN QUAN TỚI VIỆC ÁP DỤNG THUẾ CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ TẠI VIỆT NAM

1. Kiến nghị về việc áp dụng thuế chống bán phá giá tại Việt Nam

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã vạch ra đường lối phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, chủ động hội nhập kinh tế quốc dân trên cơ sở phát huy tối đa nội lực. Chính sách thương mại của Việt Nam đang có những thay đổi sâu sắc theo đúng lối đó, cụ thể là chính sách thương mại ngày càng tự do hoá và phù hợp dần với các nguyên tắc và quy định của luật thương mại quốc tế.

Về thuế quan, thuế suất với hầu hết các mặt hàng sẽ giảm dần. Đồng thời, Việt Nam cũng phải cam kết ràng buộc với phần lớn biểu hiện thuế nhập khẩu. Điều này đồng nghĩa với việc Việt Nam không thể tăng thuế suất một cách tuỳ tiện.

Về các hàng rào thuế quan, Việt Nam có thể duy trì các hàng rào phi thuế quan không phù hợp với thông lệ quốc tế trong vòng vài năm nữa. Nhưng chắc chắn sau đó các hàng rào này sẽ phải loại bỏ. Khi đó, chỉ có thuế quan là công cụ bảo hộ trực tiếp cho một số ngành sản xuất hàng hoá trong nước hiện nay sức cạnh tranh còn kém.

Ngoài ra, Việt Nam đang tham gia khá chủ động và tích cực vào các khu vực thương mại quốc tế và khu vực, kể cả khu vực mậu dịch tự do (FTA). Việt Nam đã là thành viên của khu vực thương mại tự do ADEAN (AFTA), Diễn đàn hợp tác kinh tế châu á - Thái bình dương (AFEC), Diễn đàn hợp tác á - âu (ASEM). Sự tham gia các tổ chức thương mại này sẽ gắn nền kinh tế Việt Nam ngày càng chặt chẽ với các nền kinh tế khác.

Việt Nam cũng đang cùng các nước ASEAN khác đàm phán thành lập hai khu vực thương mại tự do mới. Đó là Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - CER giữa ASEAN với Australia và Zealand và Khu mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc.

Song song với việc tham gia các tổ chức thương mại khu vực hoặc đàm phán để thành lập các khu vực thương mại tự do mới, Việt Nam đang tích cực đàm phán gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Như vậy có thể thấy rằng trong vòng năm đến mười năm nữa chính sách thương mại của Việt

Nam tương đối tự do và phù hợp với các chuẩn mực của luật thương mại quốc tế.

Rõ ràng là từ nay trở đi các biện pháp bảo hộ sản xuất trong nước, cả thuế quan lẫn phi thuế quan - đặc biệt là các biện pháp hạn chế định lượng như cấm nhập khẩu, hạn ngạch nhập khẩu, giấy phép nhập khẩu không tự

Một phần của tài liệu Chống bán phá giá trong thương mại quốc tế và thực tiễn ở việt nam.doc (Trang 98 - 99)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(105 trang)
w