Các cơ quan chức năng

Một phần của tài liệu Chống bán phá giá trong thương mại quốc tế và thực tiễn ở việt nam.doc (Trang 52 - 54)

IV. KINH NGHIỆM CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ CỦA TRUNG QUỐC 1.Tình hình chung

2.1. Các cơ quan chức năng

Việc điều tra bán phá giá và điều tra thiệt hại ở Trung quốc do Bộ hợp tác kinh tế mậu dịch đối ngoại (gọi tắt là Bộ) và Uỷ ban kinh tế mậu dịch Nhà nước (gọi tắt là Uỷ ban) cùng bàn bạc xem xét. Khi có các quyết định, cơ quan Hải quan chiểu theo thi hành.

2.2. Thủ tục điều tra

Cơ sở tiến hành điều tra

Các nhà sản xuất trong nước là người sản xuất toàn bộ sản phẩm giống hoặc tương tự tại nước Cộng hoà nhân dân Trung hoa, hoặc người sản xuất có tổng sản lượng chiếm phần lớn tổng sản lượng hàng hoá giống hoặc tương tự trong nước. Nhưng nếu người sản xuất trong nước có mối liên quan đến người

kinh doanh xuất khẩu hoặc người kinh doanh nhập khẩu, hoặc chính họ là người kinh doanh nhập khẩu sản phẩm bán giá, thì có thể bị loại trừ.

Các nhà sản xuất trong nước có thể viết đơn khiếu nại về việc bán phá giá với Bộ hợp tác kinh tế mậu dịch đối ngoại, có kèm theo những chứng cứ cần thiết.

Bộ hợp tác kinh tế mậu dịch đối ngoại sau khi xem xét đơn và các chứng cứ kèm theo, và sau khi bàn bạc với Uỷ ban kinh tế mậu dịch Nhà nước, sẽ quyết định có lập hồ sơ điều tra hay không.

Trong các trường hợp đặc biệt, Bộ đã có đủ chứng cứ về ban phá giá và sự tổn thương đang tồn tại, cùng với mối quan hệ nhân quả giữa chúng thì Bộ có thể tự tiến hành lập hồ sơ điều tra sau khi đã bàn bạc với Uỷ ban

c Điều tra để áp dụng thuế chống bán phá giá

Thời gian điều tra chống bán phá giá là 12 tháng kể từ ngày thông báo quyết định lập hồ sơ điều tra, có thể kéo dài tới 18 tháng trong trường hợp đặc biệt.

Sau khi quyết định lập hồ sơ điều tra, Bộ cùng với Tổng cục Hải quan điều tra việc bán phá giá và mức bán phá giá. Uỷ ban và các ngành hữu quan của Chính phủ điều tra về tổn thương và mức độ tổn thương. Bộ và Uỷ ban lần lượt đưa ra quyết định sơ bộ dựa vào kết quả điều tra. Bộ thông báo kết quả sơ bộ.

Nếu quyết định sơ bộ cho rằng có tồn tại bán phá giá và có tổn thương, cần phải điều tra thêm về mức bán phá giá và mức độ tổn thương. Bộ và Uỷ ban lần lượt đưa ra quyết định cuối cùng dựa vào kết quả điều tra. Bộ thông báo kết định chính thức.

b Kết thúc điều tra

Nếu người kinh doanh xuất khẩu hoặc Chính phủ nước xuất khẩu có cam kết sẽ áp dụng các biện pháp hữu hiệu nhằm xoá bỏ những tổn thất do việc bán phá giá gây ra, Bộ có thể quyết định ngừng điều tra việc chống bán phá giá và thông báo quyết định này sau khi đã bàn bạc với Uỷ ban.

Nếu việc cam kết không được thực hiện hoặc bị rút lại thì việc điều tra chống bán phá giá được khôi phục lại.

3. Xác định phá giá và thiệt hại

Quy định bán phá giá xảy ra khi “giá xuất khẩu” của sản phẩm thấp hơn “giá trị thông thường” của sản phẩm đó khi bán trên thị trường của nước xuất khẩu.

3.1. Xác định giá xuất khẩu

Giá xuất khẩu được xác định bằng các biện pháp sau:

Nếu sản phẩm nhập khẩu có giá trị chi trả trong thực tế hoặc phải chi trả, thì lấy giá đó làm giá xuất khẩu.

c Nếu sản phẩm nhập khẩu không có giá trị chi trả trong thực tế hoặc phải chi trả, hoặc không thể xác định được giá của nó, thì lấy giá nhập khẩu sản phẩm đó khi bán lại lần đầu tiên cho người mua độc lập, hoặc lấy giá cả do Tổng cục hải quan, Bộ hợp tác kinh tế mậu dịch đối ngoại xác định trên cơ sở hợp lý làm giá xuất khẩu.

Một phần của tài liệu Chống bán phá giá trong thương mại quốc tế và thực tiễn ở việt nam.doc (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(105 trang)
w