III. ÁP DỤNG THUẾ CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ CỦA LIÊN MINH CHÂU ÂU (EU)
4. Cách tính thuế và truy thu thuế
4.1 Hình thức đánh thuế
Nếu cuộc điều tra dẫn đến kết quả là có phá giá và thiệt hại và nếu xét thấy cần thiết thì EU sẽ áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời như không được áp dụng sớm hơn 60 ngày và quá 9 tháng kể từ ngày bắt đầu điều tra, trường hợp đặc biệt có thể áp dụng trong 9 tháng. EU đánh thuế chống bán phá giá theo 4 hình thức như sau:
p Thuế phần trăm
T Thuế thay đổi trên cơ sở giá tối thiểu
T Kết hợp giữa thuế phần trăm và thuế thay đổi. K Thuế tuyệt đối
EU quyết định hình thức đánh thuế dựa trên cơ sở tính chất của sản phẩm, thuế thay đổi theo giá tối thiểu thường được áp dụng với hàng tiêu dùng. EU thường đánh thuế chống bán phá giá với mức thuế riêng cho mỗi nhà sản xuất trên xuất khẩu nếu biên độ phá giá khác nhau.
* Áp dụng thuế chống bán phá giá với cả những sản phẩm được sản xuất hoặc lắp ráp ở EU.
Theo quy chế chống bán phá giá sửa đổi năm 1987, EU có thể đánh thuế chống bán phá giá với cả những sản phẩm sản xuất hoặc lắp ráp trong EU với những điều kiện sau:
n Nhà sản xuất hoặc lắp ráp sản phẩm có mối liên hệ hoặc liên kết với bất kỳ nhà sản xuất nào xuất khẩu sản phẩm tương tự đang bị EU đánh thuế chống bán phá giá.
đ Việc lắp ráp hoặc sản xuất được bắt đầu hoặc tăng trưởng đáng kể sau khi tiến hành điều tra phá giá.
s Giá trị linh kiện hoặc vật liệu sử dụng trong sản xuất hoặc lắp ráp có xuất xứ từ nước xuất khẩu sản phẩm đang bị đánh thuế chống bán phá giá chiếm ít nhất 60% tổng giá trị linh kiện và vật liệu. Trường hợp này thuế suất áp dụng sẽ bằng thuế suất áp dụng với nhà sản xuất ở nước xuất xứ sản phẩm liên quan, giá tính thuế sẽ là giá CIF của linh kiện và nguyên liệu nhập khẩu. Các nhà sản xuất và lắp ráp sản phẩm trong EU, nếu thấy sản phẩm của mình rơi vào các điều kiện trên thì phải thông báo với cơ quan hải quan nước mình trước khi xuất xưởng để bán trên thị trường EU.
4.2 Biên độ thiệt hại
Cơ chế chống bán phá giá của EU thường hay đề cập đến yếu tố “biên độ thiệt hại”. Theo nguyên tắc đánh thuế thấp hơn biên độ phá giá thì cơ quan điều tra của EU sẽ đánh thuế thấp hơn biên độ phá giá nếu như mức thuế đó đã đủ để khắc phục thiệt hại. Vì vậy, cơ quan điều tra thường tính mức độ sụt giá của sản phẩm nội địa tương tự do tác động của hàng nhập khẩu hoặc mức giá nội địa phải tăng lên để đủ thu hồi chi phí cộng với một khoản lợi nhuận nhất định cho nhà sản xuất trong nước. Mức giá đó gọi là “biên độ thiệt hại”, nếu biên độ này nhỏ hơn biên độ phá giá thì EU sẽ đánh thuế chống bán phá giá đúng bằng biên độ thiệt hại.
Quy chế chống bán phá giá của EU cho phép truy thu thuế chống bán phá giá đối với những mặt hàng nhập khẩu không quá 90 ngày trước khi đánh thuế tạm thời với những điều kiện sau:
t Có một quá trình bán phá giá gây ra thiệt hại hoặc nhà nhập khẩu đã biết rằng nhà xuất khẩu đang bán phá giá và việc bán phá giá đó có thể gây thiệt hại.
t Lượng hàng nhập khẩu rất lớn bị bán phá giá trong thời gian ngắn gây thiệt hại đến mức cần phải truy thu thuế chống bán phá giá thì mới ngăn ngừa việc tiếp tục phá giá; hoặc
m Việc cam kết gia bị vi phạm.
Mặc dù trong quá trình điều tra, cơ quan diieù tra của EU đã xem xét đến khả năng truy thu thuế nhưng thực tế cho đến nay EU chưa truy thu thuế lần nào.
Thuế chống bán phá giá của EU được ấn định ở một mức thuế nhất định trong suốt thời hạn áp dụng tính theo giá CIF với sản phẩm nhập khẩu từ nước xuất khẩu liên quan bất kể có bị bán phá giá hay không. Vì vậy có thể có mặt hàng sẽ bị đánh thuế vượt quá biên độ phá giá bình quân gia quyền và Qui chế của EU cho phép hoàn thuế trong trường hợp như vậy. Đơn xin hoàn thuế phải được nộp cho cơ quan điều tra của EU thông qua nước thành viên nhập khẩu sản phẩm liên quan trong vòng 3 tháng kể từ ngày nhập khẩu.
Tuy nhiên, trên thực tế xảy ra ít trường hợp hoàn thuế vì thủ tục hoàn thuế tốn rất nhiều thời gian, có thể từ hai đến ba năm. Hơn nữa, thuế chống bán phá giá chỉ được hoàn khi mức thuế vượt quá biên độ phá giá, trong khi phần lớn các trường hợp EU đều đánh thuế thấp hơn biên độ phá giá.
4.4 Rà soát