Nguyên tắc xác định phá giávà thiệt hạ

Một phần của tài liệu Chống bán phá giá trong thương mại quốc tế và thực tiễn ở việt nam.doc (Trang 45 - 48)

III. ÁP DỤNG THUẾ CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ CỦA LIÊN MINH CHÂU ÂU (EU)

3. Nguyên tắc xác định phá giávà thiệt hạ

3.1. Xác định giá trị thông thường

Uỷ ban sẽ xác định giá trị thông thường (GTTT) bằng cách tính bình quân gia quyền giá thị trường nội điạ trong suốt thời gian điều tra, thường ít nhất là 6 tháng, tối đa 12 tháng ngay trước khi bắt đầu tiến hành điều tra.

Uỷ ban sẽ tính GTTT riêng cho từng nhà xuất khẩu nếu họ có bán hàng ở thị trường trong nước. Nếu nhà xuất khẩu không sản xuất hoặc không bán hàng trong nước thì Uỷ ban sẽ lấy giá trong nước của các nhà xuất khẩu khác.

Trường hợp số lượng nhà xuất khẩu quá lớn thì Uỷ ban sẽ thoả thuận với các nhà xuất khẩu để giới hạn chỉ điều tra một nhóm các nhà xuất khẩu.

Trường hợp nhà xuất khẩu bán hàng cho công ty liên kết ở thị trường trong nước thì Uỷ ban sẽ tính GTTT trên cơ sở giá mà công ty liên kết bán hàng cho khách hàng trên thị trường nội địa.

3.2. Xác định giá xuất khẩu

EU qui định giá xuất khẩu (GXK) là giá bán thực tế của sản phẩm khi xuất khẩu vào EU. Cơ quan điều tra thường trừ bớt các chi phí để lấy GXK là mức giá xuất xưởng ở nước xuất khẩu. Khi nhà sản xuất xuất khẩu sản phẩm cho một công ty thương mại hoặc công ty môi giới không có mối liên kết với nhau thì GXK sẽ là giá mà công ty thương mại hoặc công ty môi giới trả cho nhà sản xuất.

Giống như qui định trong Hiệp định Chống bán phá giá của WTO, quy chế chống bán phá giá của EU qui định rằng GXK có thể tính trên cơ sở giá mà sản phẩm nhập khẩu được bán lại cho người mua độc lập đầu tiên sau khi đã điều chỉnh các chi phí phát sinh từ khâu nhập khẩu đến khâu bán lại trong những trường hợp sau:

n Không có giá xuất khẩu; hoặc

K Có một mối liên kết hoặc thoả thuận đền bù giữa nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu hoặc bên thứ ba; hoặc

Quy chế chống bán phá giá cũng qui định việc lấy giá xuất khẩu và giá trị thông thường cùng thời điểm để so sánh và cần điều chỉnh ở một mức độ nhất định khi so sánh hai loại giá này để đảm bảo kết quả so sánh phản ánh trung thực biên độ phá giá.

3.3. Biên độ phá giá

Cơ quan điều tra của EU xác định biên độ phá giá (BĐPG) như sau:

BĐPG = GTTT (bình quân gia quyền) – GXK (từng giao dịch)

Trước đây EU cũng tính bình quân gia quyền GXK để so sánh nhưng đến năm 1987 đã chuyển sang tính GXK của từng giao dịch.

3.4. Xác định thiệt hại

Giống như Hiệp định chống bán phá giá, Quy chế chống bán phá giá của EU qui định 3 yếu tố sau để xác định “thiệt hại về vật chất”:

E Thiệt hại về vật chất thực tế T Nguy cơ gây thiệt hại về vật chất.

N Gây trì trệ cho sự phát triển một ngành sản xuất của EU.

Tuy nhiên Quy chế của EU lại không qui định thế nào là “thiệt hại về vật chất” mà chỉ qui định một số yếu tố cần xem xét, như là khối lượng hàng nhập khẩu, giá và tác động tới ngành sản xuất của EU. Cơ quan điều tra sẽ căn cứ vào từng trường hợp cụ thể để xác định thiệt hại.

EU qui định chỉ được áp dụng thuế chống bán phá giá với một sản phẩm bị bán phá giá khi việc phân phối sản phẩm đó trong EU gây ra thiệt hại về vật chất cho ngành công nghiệp sản xuất sản phẩm tương tự của EU. Khác với Mỹ, việc xác định phá giá và xác định thiệt hại ở EU đều do cùng một cơ quan tiến hành. Cơ chế này có thuận lợi là nếu xác định được một trong hai yếu tố: phá giá hoặc thiệt hại không tồn tại thì cuộc điều tra sẽ được chấm dứt ngay và như thế đỡ lãng phí nguồn lực điều tra một cách không cần thiết.

Một điểm đặc trưng của cơ chế đánh thuế chống bán phá giá của EU là nguyên tắc đánh thuế thấp hơn biện độ phá giá, nghĩa là trong mọi trường hợp, thuế chống bán phá giá không được vượt qua biên độ phá giá và thậm chí sẽ đánh thuế thấp hơn biên độ phá giá nếu như mức thuế đó đã đủ để khắc

phục thiệt hại. EU thường áp dụng nguyên tắc này trong những trường hợp biên độ phá giá tính được quá cao trong điều tra phá giá hàng nhập khẩu từ các nước có nền kinh tế phi thị trường.

3.5. Sản phẩm tương tự

Quy chế chống bán phá giá của EU qui định “ sản phẩm tương tự” giống như qui định ở Hiệp định chống bán phá giá.

3.6. Ngành sản xuất trong nước

Theo qui định của EU, ngành sản xuất của EU gồm toàn bộ các nhà sản xuất sản phẩm tương tự hoặc nhóm các nhà sản xuất có sản lượng chiếm đa số tổng sản lượng sản phẩm tương tự trong EU. Trên thực tế EU vẫn coi nhóm các nhà sản xuất có sản lượng dưới 50% tổng sản lượng sản phẩm tương tự là ngành sản xuất của EU.

3.7. Điều tra phá giá từ các nước có nền kinh tế phi thị trường

Khoảng 50% các vụ điều tra phá giá do Uỷ ban tiến hành có liên quan đến các nước có nền kinh tế phi thị trường. Tuy nhiên, EU không có qui định thế nào là nền kinh tế phi thị trường mà chỉ đưa ra một danh sách các nước đực coi là nền kinh tế phi thị trường, bao gồm: Albani, Armenia, Azerbaijan, Belarus, Georgia, Kazakhstan, Bắc Triều Tiên, Kyrgyz, Mondova, Mông Cổ, Tajikistan, Turkamenistan, Ukraina, Uzbekistan, Trung Quốc và Việt nam. Quy chế chống bán phá giá của EU qui định rằng trường hợp hàng hoá được nhập khẩu từ những nước áp dụng chính sách Thương mại độc quyền và giá bán ở thị trường trong nước do nhà nước ấn định thì việc so sánh giá xuất khẩu và giá bán ở thị trường trong nước không phản ánh chân thực biên độ phá giá.

Hiện nay Uỷ ban đang đề xuất công nhận tình trạng là nền kinh tế thị trường đối với các doanh nghiệp của Trung Quốc, Kazakhstan, Ukraina và Việt nam trong từng trường hợp cụ thể nếu các doanh nghiệp này chứng minh được hoạt động kinh doanh của họ tuân theo tiêu chí thị trường. Nếu như các nước thành viên EU đều đồng ý thì đề xuất này sẽ được thông qua vào tháng 9 tới.

Để xác định giá trị thông thường cho hàng nhập khẩu từ các nước có nền kinh tế phi thị trường, Uỷ ban sẽ chọn một nước đại diện có nền kinh tế thị trường được EU coi là nước có trình độ phát triển tương tự, thường là một nước thứ ba. Việc chọn nước đại diện là yếu tố quan trọng nhất trong việc xác định GTTT của hàng nhập khẩu từ nước có nền kinh tế thị trường.

Các nhà xuất khẩu từ các nước có nền kinh tế phi thị trường có thể chứng minh với Uỷ ban rằng họ hoạt động theo tiêu chí của nền kinh tế thị trường và nếu được Uỷ ban chấp nhận thì họ sẽ được đối xử như các nhà xuất khẩu từ các nước có nền kinh tế thị trường. Chẳng hạn, CHLB Nga vừa mới được EU công nhận là nền kinh tế thị trường.

EU áp dụng biên độ phá giá trung bình với tất cả các nhà nhập khẩu từ nước có nền kinh tế phi thị trường.

Một phần của tài liệu Chống bán phá giá trong thương mại quốc tế và thực tiễn ở việt nam.doc (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(105 trang)
w