Tìm hiểu khái niệm catfish và vấn đề xuất khẩu catfish sang thị trường Mỹ

Một phần của tài liệu Chống bán phá giá trong thương mại quốc tế và thực tiễn ở việt nam.doc (Trang 70 - 74)

I. THỰC TRẠNG BÁN PHÁ GIÁ HÀNG NHẬP KHẨU CỦA NƯỚC NGOÀI Ở VIỆT NAM

2.1.1Tìm hiểu khái niệm catfish và vấn đề xuất khẩu catfish sang thị trường Mỹ

2. Các vụ nước ngoài kiện doanh nghiệp Việtnam bán phá giá: Việc Hiệp hội các chủ trại nuôi cá Nheo Mỹ (CFA) kiện các doanh nghiệp

2.1.1Tìm hiểu khái niệm catfish và vấn đề xuất khẩu catfish sang thị trường Mỹ

2.1.1 Tìm hiểu khái niệm catfish và vấn đề xuất khẩu catfish sang thị trường Mỹ trường Mỹ

Catfish là tên tiếng Anh cho tất cả các loài cá da trơn (không có vẩy) gồm cá trê, cá nheo, cá tra, cá basa, cá lăng.. Theo hệ thống phân loại ngư học, tất cả các loài cá nói trên đều thuộc về bộ cá nheo (Siluriformes), gồm khoảng 2.5000 đến 3.000 loài cá khác nhau, phân bổ trong các thuỷ vực nước ngọt, mặn và lợ trên khắp thế giới. Các loài cá này được xếp theo nhiều họ cá khác nhau, trong đó có họ cá nheo Mỹ (Icatluride) và họ cá da trơn Châu á.

Trong khu hệ cá nước ngọt của ta, bộ Siluriformes có 10 họ, 31 giống, 88 loài đứng thứ hai trong số 5 bộ quan trọng nhất của cá nước ngọt Việt nam.

Trong số này đáng lưu ý là họ cá Lăng Bagridae, họ cá tra Pangasiidae và họ cá nheo Ssiluridae là những họ cá có giá trị kinh tế cao.

Về phương diện khoa học, nhiều nhà khoa học của Mỹ, trong đó có tiến sĩ Carl Ferraris của Việt nam thuộc giống Pangasius cũng như cá nheo nuôi Ictalurus Puncatalus và phần lớn trong số 2.500 loài cá da trơn, thuộc 30 – 35 họ cá, phân bổ khắp thế giới, đều được người Mỹ và những người nói tiếng Anh gọi là “Catfish”. Về phương diện luật pháp, theo quy định hiện hành của Cơ quan quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (USFDA), các loại cá da trơn của Việt nam đều được mang tên thương mại có chữ “Catfish” cùng với một tính từ xác định loại kèm theo. Cá basa có thể dùng một trong các tên (Basa, Bocourti Fish, Basa catfish và Bocourti catfish), còn cá tra có thế dùng một trong các tên (Swai, Sutchi catfish và Striped catfish) được nuôi phổ biến ở đồng bằng sông Cửu long thuộc họ cá da trơn Châu á.

Cá da trơn nuôi của Việt nam dành cho xuất khẩu chủ yếu là cá tra, cá basa đã có mặt ở nhiều nước trên thế giới. Riêng Mỹ chiếm 50%, các nước Châu âu như Pháp, Đức, Hà lan ... 20%, còn lại là các nước Châu á khác.

Trong hai năm 1999 - 2000 lượng cá tra, cá basa Việt nam xuất khẩu vào Mỹ tăng khá nhanh làm cho các nhà nuôi cá nheo Mỹ lo ngại. Vì vậy, ngay từ cuối năm 2000, thông qua báo chí, Mỹ bắt đầu cố tình đưa những thông tin sai lệch để bôi xấu hình ảnh cá tra, cá basa của Việt nam. Một trong những nội dung nguy hiểm được Hiệp hội các chủ trại cá nheo Mỹ (CFA) hoạch định trong chiến dịch của họ là tiến hành vận động gây aps lực, lôi kéo nghị sĩ của các Bang có nghề nuôi cá nheo, huy động mọi lực lượng ở các cơ quan lập pháp và hành pháp tạo ra sự hỗ trợ để tấn công các sản phẩm cá da trơn Việt nam nhập khẩu.

Ba luận điểm chính mà các chủ trang trại cá nheo Mỹ đưa ra để chống lại việc nhập khẩu cá tra và basa Việt nam gồm:

Một là, họ cho rằng cá da trơn Việt nam đã nhập khẩu ồ ạt vào Mỹ làm cho giá cá nheo Mỹ bị giảm theo;

Hai là, họ nói cá da trơn Việt nam nuôi trong môi trường bị ô nhiêm, thậm chí trên những dòng sông còn dư lượng chất đioxin (chất độc mày da cam) mà Mỹ rải xuống Việt nam trong thời kỳ chiến tranh, do vậy không đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng;

Ba là, sản phẩm cá da trơn Việt nam do cũng được gọi là catfish nên đã tạo ra sự nhầm lẫn cho người tiêu dùng Mỹ và như vậy vô hình chung đã được ăn theo uy tín của cá nheo Mỹ.

Với những lập luận này, đầu tháng 2/2001, họ bắt đầu một chiến dịch quảng cáo kéo dài 9 tháng, tiêu tốn 5,2 triệu USD do Viên cá nheo Mỹ (TCI) phát động và được CFA tài trợ để chống lại việc nhập khẩu cá tra và basa của Việt nam. Các biện pháp chủ yếu là:

V Trong nước, phát động chiến dịch Người Mỹ ăn cá nheo Mỹ,

Đừng bao giờ tin vào sản phẩm ngoại quốc và sáng tác ra nhãn hiệu “ Cá catfish nuôi của Mỹ, tại ra không khí bài xích đối với các sản phẩm thuỷ sản của Việt nam.

s Vận động các nhà lập pháp Mỹ, nhất là những người đại diện cho các Bang có nghề nuôi cá nhe phát triển vào cuộc.

Ngày 28-6-2000, Chủ tịch Hiệp hội CFA gửi thư cho Tổng thống Mỹ G.Bush đề nghị Chính phủ Mỹ đàm phán với Việt nam một Hiệp định riêng về cá catfish. Trong những tháng tiếp theo đó, Hiệp hội CFA đã thuê công ty luật Nathan Associates tiến hành thu nhập thông tin và mở chiến dịch tuyên truyền hạ thấp uy tín của cá Việt nam, nhấn mạnh do cá Việt nam nhập khẩu mà giá cá nheo ở Mỹ bị giảm tới 10%. Một trong những nội dung nguy hiểm được CFA hoạch định trong chiến dịch của họ là tiến hành vận ddộng, gây áp lực, lôi kéo nghị sĩ của các bang có nghề nuôi cá nheo, huy động mọi lực lượng ở các cơ quan lập pháp và hành pháp, tìm kiếm mọi sự hỗ trợ có thể bám víu để tiến công trả đũa các sản phẩm cá da trơn Việt nam nhập khẩu.

Dưới sức ép của CFA, ngày 9-2-2001, 8 thượng nghị sĩ và 4 hạ nghị sĩ, đại biểu cho các bang nuôi nhiều cá nheo, đã cùng ký tên dưới là thư gửi cho ông Robert Zoellich, đại diện thương mại Mỹ, kê ca về việc cá tra, cá basa nhập khẩu từ Việt nam gây thiệt hại cho nghề nuôi cá nheo Mỹ và yêu cầu Chính phủ Mỹ phải có biện pháp xử lý.

Ngày 11-7-2001, các thượng nghị sĩ bang Missisipi là Ronnie Shows, B.Thompson và thượng nghị sĩ bang Arkansas là Marion Barry đã tập hợp lực lượng, kêu gọi Quốc hội thông qua Dự luật H.R.2439, dưới tên gọi “Ghi nhãn về nguồn gốc xuất xử đối với cá nuôi nhập khẩu trong khâu bán lẻ” với những lập luận công khai bôi nhọ sản phẩm của Việt nam. Tuy nhiên, dự luật này đã không được đưa ra thông qua do Thượng viện Mỹ đã bác bỏ một dự luật có nội dung tương tự đối với sản phẩm nông nghiệp nuôi trồng.

Ngày 15-8-2001, nghị sĩ Mỹ gửi thư đề nghị cho biết các biện pháp Việt nam đã thực hiện về việc kiểm soát ghi nhãn cá nhập khẩu vào Mỹ. Ngày 17-8-2001 đại diện Bộ Thuỷ sản Việt nam đã có thư trả lời thông báo rõ những biện pháp Việt nam đã và ddang thực hiện. Ngày 21-9-2001, Cục FDA (Cơ quản quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ) đã gửi thư đề nghị gửi mẫu cá da trơn nguyên con của các loài cá Việt nam cho Mỹ và phía Việt nam đã thực hiện ngay, nhưng phía Mỹ vẫn không dừng lại. Trong một bài viết cho tờ Bưu điện Washington, Thượng nghị sĩ M.Barry, thậm chí còn nói rằng, cá da

trơn nuôi ở sông Mê Công có thể chứa cả dư lượng chất độc da cam mà quân đội Mỹ đã rải xuống đây trong thời gian chiến tranh.

Gây áp lực đối với chính quyền hành pháp để thông qua các văn kiện có tính pháp lý chống lại nhập khẩu cá da trơn của Việt nam.

Ngày 5-10-2001, Hạ viện Mỹ thông qua Dự luật H.R.2964, chỉ cho phép sử dụng tên cá “catfish” cho riêng các loài họ, thực chất là cho riêng cá nheo Mỹ (Punctatus). Tiếp đó, ngày 25-10-2001, Thượng viện Mỹ đã bỏ phiếu thông qua 35 điều luật bổ sung cho Dự luật số H.R.2330 về phân bổ ngân sách nông nghiệp năm tài chính 2002, trong đó có điều luật số SA 2000, quy định Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) không được sử dụng ngân sách được cấp để làm thủ tục cho phép nhập khẩu các loài cá da trơn mang tên “catfish” trừ khi chúng thuộc họ Ictaluridae. Theo quy định của Luật này, cá tra và cá basa của Việt nam nằm trong nhóm cá da trơn mang tên catfish sẽ không được FDA cấp phép nhập khẩu. Tiếp đo, Tổng thông Mỹ đã ký Dự luật ngân sách chi tiêu nông nghiệp, trong đó có gắn điều khoản bổ sung SA 2000, cản trở việc xuất khẩu cá da trơn của các nước, trong đó có Việt nam, vào Mỹ.

Dưới sức ép của CFA, trong Đạo luật an ninh trang trại và đầu tư nông thôn phê chuẩn ngày 13-2-2002, chính phủ Mỹ đã ra điều khoản 10806 quy định chỉ những loại cá da trơn thuộc họ cá nheo Mỹ mới được mang tên catfish. Với điều khoản này, phía mỹ đã giành quyền sở hữu tên catfish (vốn chỉ chung 2.5000 loại cá da trơn trên thế giới) làm thương hiệu riêng của mình, bất chấp thông lệ quốc tế. Đây là hành vi bảo hộ nông sản tinh vi mới của Mỹ mà thế giới mới biết đến. Mỹ tự cho phép mình không cần đếm xỉa đến quyền lợi của các nước nhỏ và của chính người tiêu dùng Mỹ. Chương trình trợ cấp cho các nhà sản xuất nông nghiệp bao gồm cả các nhà sản xuất cá nheo Mỹ với 190 tỷ USD trong 10 năm cho thấy Mỹ sẵn sàng bảo hộ hàng hoá sản xuất trong nước, bỏ qua quá trình tự do thương mại và toàn cầu hoá. Với số tiền trợ cấp này, CFA có điều kiện hạ giá sản phẩm, làm mất lợi thế cạnh tranh của hàng Việt nam.

Một phần của tài liệu Chống bán phá giá trong thương mại quốc tế và thực tiễn ở việt nam.doc (Trang 70 - 74)