Khối lượng và kim ngạch xuất khẩu gạo

Một phần của tài liệu Xuất khẩu gạo của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.doc (Trang 43 - 50)

Từ một nước thiếu lương thực triền miên, luôn phải chạy ăn những tháng giáp hạt, đến nay Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu gạo đứng thứ hai thế giới. Đó là do sản xuất lương thực trong những năm đổi mới đã đạt được những thành tựu to lớn. Trong gần 20 năm xuất khẩu gạo (1989 - 2008), Việt Nam đã cung cấp cho thị trường thế giới hơn 65 triệu tấn gạo, đạt kim ngạch xuất khẩu trên 17,1 tỉ USD. Đó cũng là một trong những thành tựu nổi bật của kinh tế Việt Nam sau hơn 20 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng.

Nhìn lại chặng đường gần 20 năm tham gia thị trường xuất khẩu gạo thế giới, trong điều kiện luôn có sự cạnh tranh thị trường quyết liệt, nhưng lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam liên tục có tốc độ tăng trưởng cao, năm sau cao hơn năm trước (xem bảng 2.1).

Bảng 2.1. Lượng gạo xuất khẩu bình quân năm qua các thời kỳ

Thời kì Gạo xuất khẩu bình quân năm (triệu tấn)

1991 - 1995 1,734

1996 - 2000 3,663

2001 - 2004 3,706

2005 - 2008 4,807

Nguồn : Tổng cục thống kê, 2008

Năm 1989 là năm đánh dấu một bước ngoặt lớn đối với ngoại thương nói riêng và nền kinh tế nước ta nói chung. Lần đầu tiên nước ta tham gia vào thị trường xuất khẩu gạo thế giới sau một thời gian dài thiếu lương thực. Với sản lượng 1,4 triệu tấn gạo, đạt kim ngạch xuất khẩu 290 triệu USD, Việt Nam ngay lập tức trở thành nước đứng thứ ba trên thế giới về lượng gạo xuất khẩu (sau Thái Lan và Mỹ).

Biểu đồ 2.1. Khối lượng và kim ngạch xuất khẩu gạo Việt Nam giai đoạn 1989 – 2008 0 1 2 3 4 5 6 19 89 1990 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 0 500 1000 1500 2000 2500 3000 3500

Khối lượng gạo xuất khẩu Kim ngạch xuất khẩu

triệu USD triệu tấn

Nguồn : Hiệp hội lương thực Việt Nam, 2008

Tuy nhiên đến năm 1991, sản lượng gạo xuất khẩu giảm xuống còn 1,03 triệu tấn (giảm 36,39% so với năm 1990). Đây cũng chính là năm Việt Nam chủ động hội nhập vào nền kinh tế thế giới, nhưng do chưa được chuẩn bị kỹ

các điều kiện cho hội nhập, cùng với việc phải chịu sức ép cạnh tranh lớn từ bên ngoài đặc biệt là từ Trung Quốc, một nước có sản lượng lúa gạo lớn nhất thế giới. Vì vậy mà sản lượng gạo xuất khẩu năm này giảm đáng kể.

Từ năm đó trở đi, sản lượng lúa gạo tăng liên tục, đến năm 1999, xuất khẩu gạo đạt mức cao nhất kể từ năm 1989. Sự tăng mạnh này là kết quả của “hậu El’Nino Thế Kỷ” 1997-1998, vượt lên bao khó khăn, vụ đông xuân năm đó Việt Nam được mùa, khả năng xuất khẩu có thể tăng lên hơn nửa triệu tấn nhưng hậu quả của El’Nino khiến cho sản xuất gạo của các nước khác gặp khó khăn, nguồn cung gạo thế giới khan hiếm. Để đảm bảo an ninh lương thực, Việt Nam chỉ tăng xuất khẩu vỏn vẹn 155 nghìn tấn vào năm 1998 so với năm 1997, tức là đã có khoảng gần nửa triệu tấn gạo còn lại phải lưu kho. Năm 1999, nguồn cung thế giới được cải thiện, xuất khẩu gạo Việt Nam tăng trở lại, lượng gạo trong kho được giải phóng, sản lượng gạo xuất khẩu lên tới 4,5 triệu tấn. Với kết quả đó, Việt Nam đã vươn lên vị trí thứ hai thế giới về xuất khẩu gạo, thu về 1,035 tỷ USD.

Lượng gạo xuất khẩu tăng đều, nhưng kim ngạch thu được lại có sự lên xuống thất thường do yếu tố giá trên thị trường thế giới và chất lượng gạo của Việt Nam. Cụ thể, năm 1989 giá bình quân 204 USD/tấn và thu về cho đất nước 189 triệu USD kim ngạch xuất khẩu gạo. Năm 1990, giá bình quân 186 USD/tấn và kim ngạch 374 triệu USD. Năm 1996 nước ta xuất khẩu 3 triệu tấn với giá cao kỷ lục 285 USD/tấn. Năm 1998 là năm thứ 10 xuất khẩu gạo, Việt Nam đã cung cấp cho thị trường thế giới 3,7 triệu tấn gạo, thu về cho đất nước 1,024 tỉ USD với giá bình quân 275 USD/tấn. So với năm 1989, lượng tăng gấp 2,6 lần, giá gấp 1,35 lần và kim ngạch gấp 3,54 lần. Năm 1999 là năm đạt mức kỷ lục cả về khối lượng và kim ngạch xuất khẩu.

Tính chung 11 năm của thời kỳ đầu xuất khẩu gạo (1989 - 1999), Việt Nam đã cung cấp cho thị trường gạo thế giới trên 24,53 triệu tấn, bình quân

2,23 triệu tấn/năm, kim ngạch đạt 6,4 tỉ USD, bình quân 582 triệu USD/năm, giá bình quân đạt 260 USD/tấn .

Từ năm 2000 đến nay, hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam vẫn tiếp tục tăng trưởng, có những năm khối lượng xuất khẩu giảm nhưng giá trị xuất khẩu vẫn tăng (năm 2002,2007). Điều này là do kỹ thuật sản xuất vẫn còn hạn chế, diễn biến thời tiết không ổn định, hạn hán bão lũ diễn ra thường xuyên nên sản lượng lúa thu hoạch chưa được ổn định. Tuy nhiên do chất lượng gạo xuất khẩu không ngừng được cải tiến nên Việt Nam vẫn khẳng định được chỗ đứng trên thị trường xuất khẩu gạo.

Năm 2000 xuất hiện xu hướng cung vượt cầu, nên giá giảm mạnh đã ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam. Bên cạnh đó do thời tiết không thuận lợi, lũ lụt xảy ra nhiều nơi trên phạm vi cả nước, đặc biệt là đồng bằng sông Cửu Long nên xuất khẩu năm này chỉ đạt 3,5 triệu tấn, bằng 77,6% về lượng và kim ngạch chỉ bằng 65,2% so với năm 1999.

Năm 2001 gạo xuất khẩu đạt 3,73 triệu tấn, tăng 2% về lượng, nhưng kim ngạch giảm 11,8% so với năm 2000 do giá giảm xuống mức 167 USD/tấn, thấp nhất trong gần 20 năm qua. Năm 2002, do thiên tai diễn ra trên diện rộng, kéo dài từ đầu năm đến cuối năm nên lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam chỉ đạt 3,24 triệu tấn, bằng 67% năm 2001. Tuy nhiên trên thị trường thế giới giá có nhích lên 224 USD/tấn nên kim ngạch tăng 16%.

Từ năm 2003, Việt Nam bước vào thời kỳ thực hiện lộ trình hội nhập vào CEPT/AFTA, thuế suất nhập khẩu các mặt hàng nông sản của các nước, trong đó có gạo, giảm đồng loạt, hoạt động xuất khẩu gạo gặp nhiều khó khăn và thách thức. Giá gạo xuất khẩu giảm xuống chỉ còn 188 USD/tấn nên dù lượng gạo xuất khẩu tăng 17,9%, nhưng kim ngạch chỉ bằng 99,1% so năm 2002. Năm 2004, vụ hè thu và vụ mùa thắng lợi, giá gạo trên thị trường thế giới lại tăng cao khuyến khích nông dân trồng lúa và đầu tư thâm canh nên năng suất

tăng, lượng gạo suất khẩu đạt hơn 4 triệu tấn, kim ngạch tăng 31,95% so vơi năm 2003.

Năm 2005, lần đầu tiên xuất khẩu gạo đạt mức 5,3 triệu tấn thu về cho đất nước hơn 1,34 tỉ USD, giá gạo bình quân đạt 267 USD/tấn. Đây là mức cao nhất đạt được trên cả 3 chỉ tiêu số lượng, kim ngạch và giá cả xuất khẩu kể từ khi Việt Nam chính thức tham gia thị trường gạo thế giới. Kết quả này có được bởi: Những năm trước chủ yếu xuất khẩu lúa đông xuân. Lúa hè thu thu hoạch vào tháng 8, tháng 9 là mùa mưa lũ, chất lượng gạo thấp nên khó xuất khẩu. Nhưng năm này, lúa hè thu lần đầu tiên được sấy khô, chất lượng gạo nâng cao và được xuất khẩu, thu hút một lượng lớn đơn đặt hàng; Bên cạnh đó, do lượng gạo xuất khẩu của Thái Lan giảm nên các nhà nhập khẩu chuyển sang các nước khác trong đó có Việt Nam; Một nguyên nhân nữa đóng vai trò quan trọng làm gia tăng khối lượng xuất khẩu đó là việc tiến hành mở rộng thị trường tiêu thụ gạo. Xâm nhập được vào thị trường Nhật Bản, khôi phục lại thị trường Iran (từ chỗ xuất khẩu chỉ có 58 ngàn tấn năm 2004 tăng lên 284 ngàn tấn năm 2005), và đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Châu Phi, đồng thời tiếp tục duy trì các thị trường truyền thống trọng điểm như thị trường Philippines, Malaysia và Cuba. Thêm vào đó, giá gạo của Việt Nam luôn thấp hơn Thái Lan càng khuyến khích các khách hàng quan tâm đến việc nhập khẩu gạo của Việt Nam.

Năm 2006, dịch bệnh rầy nâu gây mất mùa ở phía Nam thêm vào đó việc xuất khẩu mạnh trong ba quý đầu năm 2005 khiến cho lượng gạo dự trữ giảm. Vì vậy Chính phủ phải duy trì lệnh cấm kí kết hợp đồng xuất khẩu gạo mới nhằm đảm bảo an ninh lương thực trong nước. Do đó lượng gạo xuất khẩu giảm 7,48%, đạt 4,8 triệu tấn với kim ngạch gần 1,3 tỷ USD.

Bước sang năm 2007, khối lượng xuất khẩu gạo giảm 6,2% , đạt 4,5 triệu tấn nhưng kim nghạch xuất khẩu lại tăng 7,69%. Nguyên nhân của hiện tượng

này không xuất phát từ thị trường mà sản lượng xuất khẩu gạo sụt giảm là do điều chỉnh định mức xuất khẩu của chính phủ nhằm chủ động hạn chế xuất khẩu để đảm bảo an ninh lương thực trong nước. Tuy nhiên do c u g o thầ ạ ế

gi i t ng vớ ă ượt ngu n cung, trong khi h u h t các nồ ầ ế ướ ảc s n xu t g o Châu Áấ ạ ở

u gi m s n l ng g o, c bi t là n nên

đề ả ả ượ ạ đặ ệ Ấ Độ giá gạo xuất khẩu của Việt

Nam vẫn tiếp tục giữ ở mức cao. Vì vậy mà khối lượng gạo xuất khẩu giảm nhưng giá trị xuất khẩu tăng so với cùng kỳ năm trước, đạt 1,4 tỷ USD.

Năm 2008, lạm phát cao đã khiến chính phủ các nước xuất khẩu gạo hạn chế xuất khẩu để ổn định tình hình trong nước, làm giảm mạnh nguồn cung Trong bối cảnh đó, do tâm lý hoảng loạn và nhu cầu tích trữ gạo, các nước nhập khẩu gạo lại có xu hướng tìm mua gạo để đảm bảo nguồn cung ở bất kỳ mức giá nào, điều này đã đẩy giá gạo tăng cao đột biến, thậm chí có lúc giá gạo xuất khẩu của Việt Nam đạt ngưỡng 1200USD/tấn. Do đó mặc dù khối lượng gạo xuất khẩu chỉ tăng nhẹ lên 4%, đạt mức 4,74 triệu tấn so với năm 2007 nhưng giá trị xuất khẩu lại tăng 94,3% , thu về 2,9 tỷ USD.

Tuy nhiên, một dấu mốc đáng lưu ý trong năm này là khối lượng gạo xuất khẩu chỉ tăng nhẹ trong khi Việt Nam hoàn toàn có khả năng đáp ứng một lượng gạo xuất khẩu cao hơn. Nguyên nhân là do công tác dự báo thời tiết không chính xác nên một lệnh tạm ngưng xuất khẩu gạo của chính phủ vào đầu tháng 4 được đưa ra để đảm bảo an ninh lương thực. Khi đó giá gạo trên thị trường thế giới đang tăng cao tới 200%, vệc ngừng xuất khẩu gạo vào thời điểm đó đã làm cho giá lúa xuống thấp, lỡ cơ hội vàng để nâng cao giá trị xuất khẩu lên nhiều lần. Tuy những tháng cuối năm chính phủ đã điều chỉnh tăng lượng xuất khẩu gạo trở lại song khi đó giá gạo trên thị trường lại giảm 52% nên kim ngạch xuất khẩu trong những tháng cuối năm tăng không đáng kể.

Năm 2009, đồng bằng sông Cửu Long được mùa lớn thêm vào đó là lượng gạo tồn kho cuối năm ngoái còn cao nên sản lượng gạo phục vụ xuất khẩu có thể đạt tới 5 triệu tấn. Bên cạnh đó trong bối cảnh các nước phải tăng cường dự trữ lương thực trước những rủi ro từ khủng hoảng tài chính, nên nhu cầu gạo sẽ tăng cao. Do đó, dự báo lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam có thể đạt từ 4,5 – 5 triệu tấn. Diễn biến giá gạo sẽ không tăng đột biến như năm ngoái những sẽ vẫn tiếp tục ở mức cao, điều này hứa hẹn sẽ thu về một lượng kim ngạch xuất khẩu lớn.

Tóm lại, trong gần 20 năm tham gia vào thị trường xuất khẩu gạo, Việt Nam từ một nước nhập khẩu ròng lương thực đã trở thành một nước xuất khẩu ròng về gạo. Nhìn vào số lượng gạo xuất khẩu giai đoạn 1989-1999 cho thấy xuất khẩu gạo của nước ta có xu hướng tăng qua các năm, tăng trung bình 14% về lượng và 16% về giá trị. Riêng năm 1991, do chưa kịp thích nghi với các điều kiện thương mại quốc tế, đồng thời phải chịu sức ép cạnh tranh khốc liệt từ bên ngoài nện lượng gạo xuất khẩu giảm và tụt xuống mức thấp nhất. Các năm sau đó, cùng với nhu cầu gạo tăng cao trên thế giới, nguồn cung trong nước liên tục tăng với tốc độ khoảng 3 – 4% mỗi năm là những nguyên nhân chính làm gia tăng khối lượng gạo xuất khẩu. Mặc dù kim ngạch xuất khẩu gạo giai đoạn này có những biến động nhỏ nhưng nhìn chung giá trị xuất khẩu tăng. Sự gia tăng về mặt giá trị xuất khẩu xuất phát chủ yếu từ việc giá gạo trên thị trường thế giới tăng cao. Những năm 2000-2003 xuất khẩu gạo Việt Nam chậm lại do tình hình thời tiết không thuận lợi. Bên cạnh đó sự suy giảm chung của thị trường gạo thế giới đã góp phần làm giá gạo hạ thấp và càng làm cho kim ngạch xuất khẩu giai đoạn này tụt giảm đáng kể. Tuy nhiên, từ năm 2004 xuất khẩu gạo đã hồi phục cả về lượng lẫn giá trị. Năm 2005 đã tăng gấp 4,8 lần về lượng và 5,7 lần về kim ngạch so với năm 1989. Hai năm sau đó, sản lượng gạo xuất khẩu giảm nhưng giá gạo lại tăng cao

khiến kim ngạch xuất khẩu tăng. Năm 2008, do nhu cầu tích trữ gạo trên thế giới tăng mạnh cùng với lệnh tạm ngưng xuất khẩu gạo của một số nước đã đẩy giá gạo lên mức kỷ lục. Do đó, lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam tăng không nhiều nhưng kim ngạch xuất khẩu gạo lại có bước nhảy vọt, tăng cao nhất trong gần 20 năm. Như vậy, trong gần 2 thập kỷ, Việt Nam đã vươn lên vị trí thứ 2 với sản lượng xuất khẩu đạt mức trên 4 triệu tấn/năm. Lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam trên thị trường thế giới chiếm khoảng 17 – 18% tổng sản lượng xuất khẩu và 5% tổng giá trị buôn bán của thế giới. Thời gian gần đây, sản lượng xuất khẩu có giảm do diện tích đất trồng lúa giảm, sức ép dân số gia tăng và thiên tai, dịch bệnh hoành hành. Nhưng kim ngạch xuất khẩu gạo lại tăng lên, về mặt khách quan là do giá gạo trên thị trường thế giới có xu hướng tăng cao. Về mặt chủ quan, mặc dù chất lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam vẫn còn thấp nhưng đang dần được cải thiện vì thế giá gạo xuất khẩu cũng từng bước tăng.

Một phần của tài liệu Xuất khẩu gạo của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.doc (Trang 43 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(121 trang)
w