Chủng loại và chất lượng gạo xuất khẩu

Một phần của tài liệu Xuất khẩu gạo của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.doc (Trang 57)

2.1.4.1. Chủng loại gạo xuất khẩu

Giống lúa và chủng loại lúa gieo trồng phục vụ cho xuất khẩu được xem là có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng gạo xuất khẩu. Những năm qua, Việt Nam đã đưa vào canh tác nhiều giống lúa khác nhau, bao gồm bộ giống lúa chủ lực, chất lượng cao bao gồm: OM1490, OMCS2000, OM3536, OM2517, OM2717, OM2718, VNĐ95-20, MTL250, TNĐB100; bộ giống lúa đặc sản: Jasmine 85, VĐ20, nhóm lúa Thơm, nhóm lúa nếp (OM85, Nếp Bè,v.v..); bộ giống cao sản chất lượng thấp: OM576, IR50404. Gần đây những giống triển vọng đang có xu hướng phát triển: OM4495, OM4498, OM2514,… Trong số

hàng chục giống lúa cao sản ngắn ngày không những thơm ngon mà còn kháng được sâu rầy, cho năng suất cao có hơn 30 giống đã được thuần chủng gieo cấy đại trà và được người dân đón nhận. Một bộ mười giống chủ lực "dẻo cơm thơm hạt" như IR64, OM1490, OM2031, MTL250, VND95-20, Khao39... có phẩm chất gạo cao, hạt dài trong, không bạc bụng, thơm ngon đáp ứng nhu cầu xuất khẩu đang được nhân rộng ra sản xuất đại trà. Bên cạnh việc đưa vào nhiều bộ giống lúa phong phú, công nghệ hạt giống của Việt Nam cũng có những bước tiến vượt bậc. Cách đây 5 năm, hạt giống tốt (giống xác nhận) chỉ có 2%, đến năm 2006 nâng lên 10%, năm 2007 lên 20% và đến năm nay đã có 34% diện tích đất trồng sử dụng giống xác nhận.

Gạo xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu vẫn là loại gạo tẻ hạt dài, được sản xuất chủ yếu ở Đồng Bằng Sông Cửu Long. Gạo chất lượng cao được sản xuất phục vụ xuất khẩu ở đồng bằng sông Cửu Long chủ yếu là lúa có hạt dài, thon, trong, dẻo, như: IR64; OMCS 2000…Ngoài ra, nhu cầu thị trường quốc tế về loại gạo đặc sản, như: Basmati, Khaodokmali, Jasmine,... chiếm tỷ lệ khoảng 6 - 7% gạo hàng hóa thế giới, với mức giá lại rất cao, cũng đã được đưa vào sản xuất tại đồng bằng sông Cửu Long. Vùng đồng bằng sông Hồng, gạo chất lượng cao được sản xuất để xuất khẩu chủ yếu là các giống lúa đặc sản truyền thống như tám thơm, dự hương, nếp cái hoa vàng. Tuy nhiên, với lượng xuất khẩu quá nhỏ và không thường xuyên nên nhìn chung xuất khẩu gạo đặc sản của Việt Nam chưa đem lại hiệu quả cao.

2.1.4.2. Chất lượng gạo xuất khẩu

Chất lượng gạo xuất khẩu thời gian qua cũng không ngừng được cải thiện. Gạo Việt Nam hiện nay đã có chỗ đứng, được chấp nhận trên thị trường thế giới. Nhờ cải tiến đầu tư trong khâu chế biến, gạo Việt Nam đã phần nào đáp ứng đươc yêu cầu của người tiêu dùng về chất lượng. Nếu xét trên một tiêu

chí của phẩm cấp là độ gãy (hay tỉ lệ tấm) có thể thấy phần nào phẩm cấp gạo xuất khẩu Việt Nam những năm vừa qua như sau:

Hình 2.1. Tỷ trọng phẩm cấp các loại gạo xuất khẩu của Việt Nam

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 1989 1995 2000 2003 2008 Phẩm cấp cao (5 - 10% tấm) Phẩm cấp trung bình (15 - 20% tấm) Phẩm cấp thấp (25% tấm trở lên) %

Nguồn: Bộ Thương Mại, 2008 Thời gian đầu xuất khẩu, chất lượng gạo của Việt Nam rất thấp, gạo có tỷ lệ tấm cao trên cao 25% chiếm đến 80 – 90 % tổng lượng gạo xuất khẩu, nên sức cạnh tranh kém, giá cả thấp. Nguyên nhân chủ yếu là đầu tư vào lĩnh vực xay sát, đánh bóng chưa được quan tâm đúng mức. Do đó trong thời kì này, Việt Nam thường xuất khẩu qua trung gian, bán gạo cho Thái Lan, Singapore, các nước này sau đó sẽ tiến hành chế biến lại và tái xuất khẩu cho các nước khác.

Trong những năm vừa qua để phù hợp với yêu cầu thị trường, chất lượng gạo của Việt Nam đã được cải thiện theo hướng sản xuất các loại gạo có chất lượng cao hơn, giảm dần các loại gạo xuất khẩu có phẩm cấp thấp. Nếu như năm 1989, xuất khẩu chủ yếu loại gạo 25% tấm trở lên chiếm 97,42%, thì đến

năm 1995 tỷ trọng xuất khẩu của loại gạo chất lượng trung bình (15 - 20% tấm) bắt đầu tăng, đạt mức 22,4% và vươn lên mức 40% vào năm 2008. Tỉ lệ gạo chất lượng cao (5 đến 10% tấm) đã tăng từ 0,32% năm 1989 lên 48% năm 2008, trong khi tỉ lệ gạo chất lượng thấp (25% tấm trở lên) chỉ còn 12%.

Riêng năm 2000, lượng gạo phẩm cấp cao đã tăng so với trước nhưng tỷ trọng giảm xuống chỉ còn 41%, tỷ trọng gạo phẩm cấp thấp lại tăng, đạt 47% tổng lượng gạo xuất khẩu. Có tình hình này là do trong năm nay, Việt Nam mở rộng thị trường sang Châu Phi và một số nước ở Châu Á, mà những thị trường này thì không có nhu cầu cao đối với sản phẩm gạo có phẩm cấp cao như các nước Châu Âu.

Nhìn chung, hiện nay tốc độ tăng xuất khẩu gạo có tỉ lệ tấm ít (từ 5 – 10%) đã nhanh hơn so với tốc độ tăng trưởng xuất khẩu chung và có xu hướng tăng dần, trong khi đó loại gạo có tỷ lệ tấm trên 10% chiếm tỷ trọng nhỏ và có xu hướng giảm dần. Có được tiến bộ này là do nhà nước đã quy hoạch và xây dựng các vùng lúa chất lượng cao phục vụ xuất khẩu, trong đó vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long có 1 triệu ha, vùng Đồng Bằng Sông Hồng có 300 nghìn ha. Đến nay, trên 70% diện tích đất trồng lúa đã được cung cấp những giống lúa mới từ Viện nghiên cứu lúa gạo quốc tế. Trong đó, nhiều giống lúa cho năng suất cao, khả năng chống chịu với điều kiện thời tiết, sâu bệnh tốt.Vì vậy trong những năm gần đây thị trường gạo được mở rộng, khách hàng tăng, sức cạnh tranh của hạt gạo Việt Nam trên thị trường thế giới đang dần được cải thiện. Minh chứng rõ rằng nhất là việc gạo Việt Nam đã và đang thâm nhật được vào thị trường Nhật bản – một thị trường khó tính và có những quy định khắt khe về vệ sinh an toàn thực phẩm.

Tuy nhiên, chất lượng gạo Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế, ảnh hưởng tới sự tăng trưởng sản lượng và kim ngạch xuất khẩu:

Thứ nhất: Giống là khâu đầu tiên có ảnh hưởng quan trọng tới chất lượng gạo của nước ta. ở một số địa phương hiện nay vẫn trồng đại trà các giống lúa cũ đã thoái hoá hoặc các giống lúa lai của Trung Quốc ngắn ngày cho năng suất cao nhưng chất lượng gạo thấp không đảm bảo các tiêu chuẩn về độ dài hạt, độ trong, điểm bạc bụng của gạo xuất khẩu. Mặt khác do phong trào sản xuất hướng vào năng xuất và sản lượng trước đây đã làm mất đi nhiều giống lúa đặc sản quý có phẩm chất gạo có thể cạnh tranh được với gạo Thơm hay Hương nhài của Thái Lan.

Thứ hai: Trong một chừng mực nào đó, chất lượng và chủng loại xuất khẩu còn chưa phù hợp với nhu cầu thị trường thế giới, chưa đáp ứng được đầy đủ thị hiếu nhất là thị trường các nước công nghiệp phát triển. Gạo xuất khẩu vẫn là gạo trắng (95 – 97%) trong khi nhu cầu thị trường của các nước như: Hoa Kỳ, Nhật, EU, Hàn Quốc lại cần gạo thơm, ngon, hạt dài.

Thứ ba: Đặc tính phân tán, tự phát, quy mô nhỏ lẻ của các hộ nông dân là cản trở cho sản xuất lúa chất lượng cao theo yêu cầu xuất khẩu. Điều này thể hiện rõ nhất tại Đồng Bằng Sông Hồng. Với quy mô nhỏ, sản xuất phân tán, tình trạng sản xuất tự cung tự cấp là chủ yếu dẫn đến khó khăn trong hoạt động thu gom, vận chuyển, chế biến gạo làm cho chất lượng gạo không đồng nhất. Hiện nay, có đến 95% lực lượng thu mua len lỏi là tư thương, 80% khu vực xay xát cũng do tư nhân đảm trách còn khu vực quốc doanh chỉ tham gia ở khâu đánh bóng. Do vậy 75% lượng gạo thành phẩm cung ứng cho xuất khẩu đến từ khu vực dân doanh. Điều này làm cho gạo xuất khẩu Việt Nam là một hỗn hợp gạo thành phẩm pha trộn nhiều thứ. Tại vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long (chiếm 95% lượng gạo xuất khẩu), diện tích đất canh tác bình quân đầu người cao nhất cả nước, toàn vùng có 1.700 trang trại trồng lúa hàng hoá nhưng quy mô đất lúa trung bình 1 trang trại từ 3 – 5 ha chiếm gần 60%, chỉ

có 4,9% có quy mô trên 10 ha. Với quy mô nhỏ như vậy, khả năng ứng dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất lúa bị hạn chế rất nhiều.

Thứ tư: Cơ sở vật chất kỹ thuât phục vụ chế biến, bảo quản lúa gạo xuất khẩu còn yếu kém lại phân bố không đều. Hiện nay công tác bảo quản và lưu trữ sau thu hoạch của nước ta còn nhiều tồn tại. Hệ thống kho dự trữ của ta phần lớn không đảm bảo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật nên tỷ lệ hư gạo do nấm mốc, côn trùng và chuột còn cao. Theo nghiên cứu của viện lúa Đồng Bằng Sông Cửu Long sau 4 tháng lưu trữ có 4 loại côn trùng cánh cứng, 11 loại nấm, chuột làm hao hụt và giảm chất lượng gạo. Độ ẩm cho phép của hạt gạo là 14%, bị vượt quá ngưỡng cho phép lúa sẽ nảy mầm hoặc có biến đổi về chất lượng, nhưng phần lớn kho dự trữ của ta rất khó để hạt lúa duy trì độ ẩm đó. Mặt khác, 80% lượng thóc của Việt Nam lại được xay xát và chế biến tại các cơ sở nhỏ và các hộ nông dân không được trang bị đồng bộ về phơi sấy và kho chứa. Bởi hệ thống nhà máy xay xát đánh bóng gạo xuất khẩu những năm gần đây tuy có được trang bị hiện đại hơn nhưng số lượng còn ít, chủ yếu được bố trí ở Thành Phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Mỹ Tho. Trong khi đó những vùng và địa phương có nhiều hàng hoá phục vụ xuất khẩu khác ở Đồng Bằng Sông Cửu Long và Đồng Bằng Sông Hồng, duyên hải Nam Trung Bộ… lại không có các nhà máy chế biến và đánh bóng gạo hiện đại. Chính vì những lý do trên nên tỷ lệ tấm, rạn vỡ hạt, tỷ lệ tạp chất, độ đục còn cao so với gạo Thái Lan và Mỹ. Điều này là trở ngại rất lớn đối với xuất khẩu gạo của Việt Nam.

Trong gần hai thập kỉ, sở dĩ Việt Nam không giành được thị trường tốt ngoài việc chất lượng gạo còn do vấn đề chậm trễ trong xây dựng thương hiệu. Không phải gạo Việt Nam hoàn toàn yếu kém về chất lượng, chúng ta cũng có nhiều sản phẩm chất lượng cao và độc đáo như gạo thơm, gạo đồ nhưng nhiều người tiêu dùng thế giới lại không biết đến. Họ tưởng chỉ Thái

Lan mới có, vì chúng ta chưa sớm xây dựng thương hiệu cho những mặt hàng độc đáo này.

Ngoài các giống lúa đặc sản địa phương như: nàng Then, thơm chợ Đào, Jasmine, có thương lái chuyên thu mua rồi bán riêng biệt cho các đầu mối chuyên kinh doanh mặt hàng này. Đối với lúa chất lượng cao, hàng sáo đi thu mua rồi bán qua nhiều trung gian, khi đến tay doanh nghiệp xuất khẩu lúa đã lẫn với rất nhiều giống khác nhau. Vì thế, khi xuất khẩu, gạo Việt Nam được gọi một cái tên chung “gạo trắng Việt Nam”.

2.1.5. Cơ cấu thị trường xuất khẩu của Việt Nam 2.1.5.1. Cơ cấu thị trường xuất khẩu theo khu vực 2.1.5.1. Cơ cấu thị trường xuất khẩu theo khu vực

Trong gần 2 thập kỷ qua, thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam ngày càng được mở rộng. Năm 1991, gạo Việt Nam mới xuất khẩu sang trên 20 nước, bước sang năm 1993- 1994 tăng lên trên 50 nước, và hiện nay đã xuất khẩu đến hơn 100 thị trường và có mặt ở cả 5 châu lục. Trong đó, Châu Á và Châu Phi là 2 thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam.

Trong những năm đầu tham gia thị trường gạo thế giới, gạo xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là loại chất lượng trung bình và thấp, tỷ lệ tấm cao nên sức cạnh tranh kém, giá thấp, chỉ thích hợp với thị trường các nước nghèo, thiếu lương thực như châu Phi, và một số nước Trung Đông. Phương châm xuất khẩu lúc đó là "có gì xuất nấy", do sản xuất chưa gắn với nhu cầu thị trường, chưa có quy hoạch vùng lúa chất lượng cao phục vụ xuất khẩu.

Những năm sau, chất lượng gạo được cải thiện cùng với nhu cầu về gạo trên thế giới tăng nên cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam có sự thay đổi theo khu vực. Châu Á trở thành thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam, chiếm hơn một nửa lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam ra thế giới. Giai đoạn 1989 – 2006, trung bình Châu Á chiếm hơn 47% thị phần xuất khẩu gạo của Việt Nam. Sở dĩ Châu Á luôn là đối tác nhập khẩu gạo nhiều nhất của Việt Nam các năm qua bởi trước hết, các thị trường nhập khẩu gạo với số lượng

lớn của Việt Nam như Indonexia, Philipine, Malaysia…là những thị trường dễ tính, chủ yếu nhập khẩu các loại gạo có chất lượng khá và trung bình – đây lại là những loại gạo mà Việt Nam có thế mạnh trên thị trường thế giới. Ngoài ra, Chấu Á là khu vực đông dân nhất thế giới, gạo lại được coi là loại lương thực chính của phần lớn các quốc gia ở khu vực này nên nhu cầu nhập khẩu gạo cao. Bên cạnh đó, do tốc độ phát triển kinh tế diễn ra manh mẽ, nhiều chính phủ các nước châu Á đã ưu tiên phát triển lĩnh vực dịch vụ và xây dựng, nguồn tài chính cho phát triển nông nghiệp không còn dồi dào nên đầu tư cho nông nghiệp giảm. Quá trình đô thị hóa nhanh của châu Á đã làm thu hẹp diện tích đất nông nghiệp. Chính bởi những lý do đó nên khu vực này luôn nhập khẩu hàng năm một số lượng gạo rất lớn.

Hình 2.2. Cơ cấu thị trường xuất khẩu gạo Việt Nam giai đoạn 1989 - 2006 Châu Úc, 0.55% Châu Âu, 5.32% Trung Đông, 11.35% Châu Mỹ , 9.68% Chấu Phi, 25.57% Chấu Á, 47.53%

Nguồn : Bộ thương mại, 2008 Đứng ở vị trí thứ hai là Châu Phi, trung bình chiếm hơn 25% thị phần xuất khẩu gạo của Việt Nam. Châu Phi là thị trường đầy tiềm năng, tiêu thụ chủ yếu các loại gạo cấp thấp vốn là thế mạnh của Việt Nam. Tuy nhiên, do hệ thống thanh toán của các quốc gia này còn yếu, hơn nữa cước phí vận chuyển đường biển khá cao, lại không an toàn… nên việc xuất khẩu gạo của Việt Nam sang châu Phi chủ yếu là qua trung gian. Chính bởi thông qua hình thức trung gian nên mặc dù nhập khẩu loại gạo cấp thấp nhưng người dân Châu Phi lại phải trả giá rất cao khi tiêu thụ gạo Việt Nam. Điều này không những làm ảnh hưởng đến người tiêu dùng Châu Phi mà còn làm giảm lợi ích của cả các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam. Do đó mặc dù nhu cầu về gạo của khu vực này còn rất lớn cũng như khả năng đáp ứng cầu về gạo của Việt Nam cho thị trường này còn dồi dào, nhưng lượng gạo xuất khẩu vào Châu Phi cũng chỉ xếp thứ hai trong số các thị trường tiêu thụ gạo của Việt Nam.

Thị trường Châu Mỹ cũng nhập khẩu một số lượng lớn gạo, chiếm 9,68% thị phần xuất khẩu gạo của Việt Nam. Do khu vực này cũng là nơi sản xuất gạo với số lượng lớn để xuất khẩu, thêm nữa gạo không phải là lương thưc chính ở đây nên lượng gạo nhập khẩu không nhiều. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Châu Âu vốn là một thị trường tiêu dùng khó tính, với nhiều tiêu chuẩn chất lượng khắt khe. Bên cạnh đó khu vực này chủ yếu nhập khẩu những loại gạo phẩm cấp cao vì thế gạo xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường này cũng chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ (5,32%).

Châu Úc vẫn là thị trường nhập khẩu gạo của Việt Nam thấp nhất. Một phần là do chưa đáp ứng được những tiêu chuẩn về chất lượng, màu sắc, kích cỡ gạo. Phần còn lại là do nhu cầu gạo của thị trường này không cao, lượng gạo nhập khẩu chủ yếu chỉ để phục vụ cho bộ phân cư dân gốc Châu Á. Vì thế việc thâm nhập vào thị trường này còn khó khăn.

Hình 2.3. Tỷ trọng xuất khẩu gạoViệt Nam theo các thị trường khu vực 2007-2008 78.10% 58.8% 8.4% 22% 11.5% 15.8% 1.9% 3.3% 0.1% 0.1% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% Chấu Á Chấu Phi Châu Mỹ Châu Âu Châu Úc 2008 2007

Một phần của tài liệu Xuất khẩu gạo của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.doc (Trang 57)