Cơ cấu thị trường xuất khẩu củaViệt Nam

Một phần của tài liệu Xuất khẩu gạo của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.doc (Trang 63)

2.1.5.1. Cơ cấu thị trường xuất khẩu theo khu vực

Trong gần 2 thập kỷ qua, thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam ngày càng được mở rộng. Năm 1991, gạo Việt Nam mới xuất khẩu sang trên 20 nước, bước sang năm 1993- 1994 tăng lên trên 50 nước, và hiện nay đã xuất khẩu đến hơn 100 thị trường và có mặt ở cả 5 châu lục. Trong đó, Châu Á và Châu Phi là 2 thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam.

Trong những năm đầu tham gia thị trường gạo thế giới, gạo xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là loại chất lượng trung bình và thấp, tỷ lệ tấm cao nên sức cạnh tranh kém, giá thấp, chỉ thích hợp với thị trường các nước nghèo, thiếu lương thực như châu Phi, và một số nước Trung Đông. Phương châm xuất khẩu lúc đó là "có gì xuất nấy", do sản xuất chưa gắn với nhu cầu thị trường, chưa có quy hoạch vùng lúa chất lượng cao phục vụ xuất khẩu.

Những năm sau, chất lượng gạo được cải thiện cùng với nhu cầu về gạo trên thế giới tăng nên cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam có sự thay đổi theo khu vực. Châu Á trở thành thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam, chiếm hơn một nửa lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam ra thế giới. Giai đoạn 1989 – 2006, trung bình Châu Á chiếm hơn 47% thị phần xuất khẩu gạo của Việt Nam. Sở dĩ Châu Á luôn là đối tác nhập khẩu gạo nhiều nhất của Việt Nam các năm qua bởi trước hết, các thị trường nhập khẩu gạo với số lượng

lớn của Việt Nam như Indonexia, Philipine, Malaysia…là những thị trường dễ tính, chủ yếu nhập khẩu các loại gạo có chất lượng khá và trung bình – đây lại là những loại gạo mà Việt Nam có thế mạnh trên thị trường thế giới. Ngoài ra, Chấu Á là khu vực đông dân nhất thế giới, gạo lại được coi là loại lương thực chính của phần lớn các quốc gia ở khu vực này nên nhu cầu nhập khẩu gạo cao. Bên cạnh đó, do tốc độ phát triển kinh tế diễn ra manh mẽ, nhiều chính phủ các nước châu Á đã ưu tiên phát triển lĩnh vực dịch vụ và xây dựng, nguồn tài chính cho phát triển nông nghiệp không còn dồi dào nên đầu tư cho nông nghiệp giảm. Quá trình đô thị hóa nhanh của châu Á đã làm thu hẹp diện tích đất nông nghiệp. Chính bởi những lý do đó nên khu vực này luôn nhập khẩu hàng năm một số lượng gạo rất lớn.

Hình 2.2. Cơ cấu thị trường xuất khẩu gạo Việt Nam giai đoạn 1989 - 2006 Châu Úc, 0.55% Châu Âu, 5.32% Trung Đông, 11.35% Châu Mỹ , 9.68% Chấu Phi, 25.57% Chấu Á, 47.53%

Nguồn : Bộ thương mại, 2008 Đứng ở vị trí thứ hai là Châu Phi, trung bình chiếm hơn 25% thị phần xuất khẩu gạo của Việt Nam. Châu Phi là thị trường đầy tiềm năng, tiêu thụ chủ yếu các loại gạo cấp thấp vốn là thế mạnh của Việt Nam. Tuy nhiên, do hệ thống thanh toán của các quốc gia này còn yếu, hơn nữa cước phí vận chuyển đường biển khá cao, lại không an toàn… nên việc xuất khẩu gạo của Việt Nam sang châu Phi chủ yếu là qua trung gian. Chính bởi thông qua hình thức trung gian nên mặc dù nhập khẩu loại gạo cấp thấp nhưng người dân Châu Phi lại phải trả giá rất cao khi tiêu thụ gạo Việt Nam. Điều này không những làm ảnh hưởng đến người tiêu dùng Châu Phi mà còn làm giảm lợi ích của cả các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam. Do đó mặc dù nhu cầu về gạo của khu vực này còn rất lớn cũng như khả năng đáp ứng cầu về gạo của Việt Nam cho thị trường này còn dồi dào, nhưng lượng gạo xuất khẩu vào Châu Phi cũng chỉ xếp thứ hai trong số các thị trường tiêu thụ gạo của Việt Nam.

Thị trường Châu Mỹ cũng nhập khẩu một số lượng lớn gạo, chiếm 9,68% thị phần xuất khẩu gạo của Việt Nam. Do khu vực này cũng là nơi sản xuất gạo với số lượng lớn để xuất khẩu, thêm nữa gạo không phải là lương thưc chính ở đây nên lượng gạo nhập khẩu không nhiều.

Châu Âu vốn là một thị trường tiêu dùng khó tính, với nhiều tiêu chuẩn chất lượng khắt khe. Bên cạnh đó khu vực này chủ yếu nhập khẩu những loại gạo phẩm cấp cao vì thế gạo xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường này cũng chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ (5,32%).

Châu Úc vẫn là thị trường nhập khẩu gạo của Việt Nam thấp nhất. Một phần là do chưa đáp ứng được những tiêu chuẩn về chất lượng, màu sắc, kích cỡ gạo. Phần còn lại là do nhu cầu gạo của thị trường này không cao, lượng gạo nhập khẩu chủ yếu chỉ để phục vụ cho bộ phân cư dân gốc Châu Á. Vì thế việc thâm nhập vào thị trường này còn khó khăn.

Hình 2.3. Tỷ trọng xuất khẩu gạoViệt Nam theo các thị trường khu vực 2007-2008 78.10% 58.8% 8.4% 22% 11.5% 15.8% 1.9% 3.3% 0.1% 0.1% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% Chấu Á Chấu Phi Châu Mỹ Châu Âu Châu Úc 2008 2007

Trong 2 năm gần đây 2007 và 2008, tỷ trọng xuất khẩu gạo của Việt Nam theo khu vực mặc dù có sự thay đổi nhưng thứ hạng xắp xếp theo khối lượng thì không đôi. Châu Á vẫn là thị trường nhập khẩu hàng đầu gạo Việt Nam, tiếp đến là Châu Phi. Tuy nhiên, năm 2008 xuất khẩu gạo Việt Nam sang thị trường Châu Á giảm mạnh so với năm 2007 (giảm từ 78,1% năm 2007 xuống còn 58,8% năm 2008). Nguyên nhân chủ yếu là do Indonexia – một bạn hàng lớn của Việt Nam trong nhiều năm qua (chiếm 24% tổng lượng xuất khẩu của Việt Nam), đã giảm mạnh mức nhập khẩu từ hơn 1 triệu tấn gạo của năm 2007 xuống còn 76,4 nghìn tấn gạo, tức là chỉ chiếm hơn 1% tổng lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam. Năm 2008, tỷ trọng nhập khẩu gạo Việt Nam của các khu vực khác như Châu Mỹ, Châu Phi, Châu Âu đều tăng so với năm 2007. Điều này cũng là do lo ngại về cuộc khủng hoảng lương thực diễn ra trên thế giới cùng với cơn sốt giá gạo vào tháng 4 – 5 /2008 khiến nhu cầu dữ trữ tăng mạnh. Trong số các thị trường có tỷ trọng xuất khẩu gạo tăng thì thị trường Châu Phi là tăng mạnh nhất, từ 8,4% năm 2007 lên 22% năm 2008. Trước tác động của cơn bão tài chính thế giới năm 2008, không giống như hầu hết các quốc gia khác tăng trưởng kinh tế suy giảm, tại khu vực Châu Phi mức độ ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính không quá lớn thậm chí tốc độ tăng trưởng GDP của một số quốc gia còn tăng Syria (tăng 29,338%); Kenya ( tăng 21,40%); Bờ Biển Ngà ( tăng 65,9%)…Điều này lý giải cho sự gia tăng đáng kể lượng gạo nhập khẩu từ Việt Nam.

2.1.5.2. Cơ cấu thị trường xuất khẩu gạo theo quốc gia

Giai đoạn 1998 - 1999, thị trường xuất khẩu của Việt Nam liên tục được mở rộng, trong đó phải kể đến các thị trường có chất lượng tiêu dùng cao như Ba Lan, Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất, Tây Ban Nha, Thổ Nhĩ Kỳ. Bên canh đó Indonexia vẫn là bạn hàng nhập khẩu lớn truyền thống của

Việt Nam với lượng gạo đạt gần 1,15 triệu tấn, chiếm 42,5% lượng gạo nhập khẩu của nước này, một trong những nước nhập khẩu gạo nhiều nhất thế giới.

Trong năm 1999, Việt Nam xuất khẩu gạo vào Irắc và Iran khoảng 2,6% và chiếm 8,78% tổng lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam. Tổng lượng gạo xuất khẩu vào thị trường Châu Phi trong năm này chiếm 23,67%, tăng 2,1% so với mức của năm 1998, đây là thị trường bổ sung cho thị trường Châu Á vì giá xuất khẩu vào thị trường này không cao.

Năm 2003, cơ cấu thị trường xuất khẩu gạo Việt Nam có sự thay đổi nhỏ. Cuộc chiến tranh tại Irắc khiến lượng gạo nhập khẩu từ Việt Namvào nước này giảm đáng kể (trung bình hàng năm thị trường này nhập khẩu khoảng 500 ngàn tấn gạo của Việt Nam, với mức giá cao, ổn định, chiếm khoảng 50% trong tổng nhập khẩu gạo của nước này). Tuy nhiên, với việc có thêm nhiều thị trường mới đã mở ra cũng trong năm đó như Libăng, Xiri, các nước châu Phi như Kenya , Senegal… nên xuất khẩu gạo của Việt Nam vẫn ở mức cao.

Năm 2006, Châu Á vẫn là thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam với gần 1,43 triệu tấn, chiếm 76,7% tổng lượng gạo xuất khẩu cả nước. Thị trường Philipin chiếm vị trí số một với mức nhập khẩu 33% tổng lượng gạo xuất khẩu của Việt nam. Ngoài ra, trong năm này Nhật Bản được xem như là một thị trường tiềm năng của gạo Việt Nam với những cam kết nâng dần lượng gạo nhập khẩu từ năm 2007 khoảng 150.000 tấn đến 350.000 tấn vào năm 2010.

Nếu như trong năm 2007, gạo Việt Nam được xuất khẩu đến 63 quốc gia vùng/lãnh thổ thì đến năm 2008, con số này đã tăng lên gấp đôi (128 quốc gia/vùng/lãnh thổ).

Cơ cấu thị trường xuất khẩu gạo năm 2008 của Việt Nam có sự thay đổi đặc biệt trong việc xuất khẩu gạo sang thị trường Indonesia. Thực tế, trong các năm trước đây, cũng như năm 2007, Indonesia luôn là thị trường xuất

khẩu gạo lớn của Việt Nam (chiếm 24% tổng lượng xuất khẩu), thì năm 2008, nước này đã giảm mạnh lượng nhập khẩu gạo (chỉ chiếm hơn 1% tổng lượng gạo xuất khẩu) do đã có thể tự đáp ứng được nhu cầu gạo tại thị trường trong nước.

Biểu đồ 2.3. 10 thị trường xuất khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam năm 2008 0 200 400 600 800 1000 1200 1400 1600 1800

Philipines CuBa Malaysia Senegal Iraq Bờ Biển Ngà

Đông Ti Mo

Singapore Ghana Indonesia 0 200 400 600 800 1000 1200 1400

Khối lượng Kim ngạch

Triệu USD 1000 tấn

Nguồn : Tổng cục hải quan, 2008

Trong 10 thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam năm 2008 thì, Phillippines vẫn là thị trường đứng tại vị trí số một, chiếm gần 40% tổng lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam, tăng 9,3% thị phần so với năm 2007. Trong 10 thị trường có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất này thì có 3 thị trường bao gồm Philippin, Malaysia, Cu Ba là thị trường truyền thống, chiếm 63,8% về giá trị và 54,8% về lượng. 7 thị trường còn lại là các thị trường thương mại (chiếm 18,4% về giá trị và 23,3% về lượng), trong đó thị trường Châu Phi chiếm tới 11,7% về giá trị và 14,5% về lượng.

Tuy nhiên, tại 3 thị trường truyền thống, lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam năm 2008 thay đổi không đáng kể so với năm 2007 (tăng 1,5% tại Philippin, 13,4% tại Cuba và 21,4% tại Malaysia) nhưng do giá tăng mạnh (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

nên kim ngạch xuất khẩu lại tăng hơn 100% (tăng 133,5% tại Philippin, 145,5% tại Cuba, 126,6% tại Malaysia).

Tại các thị trường thương mại còn lại, Senegal có sự tăng trưởng về lượng và kim ngạch lớn nhất (tăng 4.848,9% về lượng và 6.411,3% về giá trị) so với năm 2007. Ghana có sự sụt giảm cả về lượng và giá trị so với năm 2007. Điều đáng chú ý là năm 2008, Irắc bắt đầu nhập khẩu gạo Việt Nam trở lại sau chính sách của Liên Hiệp Quốc cho phép Irắc đổi dầu lấy lương thực. Cũng trong năm này, chủ yếu các thị trường thương mại (các thị trường mới) tập trung tại khu vực Châu Phi là những thị trường có tốc độ tăng trưởng kim ngạch nhập khẩu lớn nhất như: Senegal (64,06%); Syria (29,338%); Kenya (21,40%); Bờ Biển Ngà (65,9%)….Sở dĩ có sự tăng mạnh trong nhập khẩu từ các nước này là do tình hình phát triển kinh tế của các nước khu vực Châu Phi tăng, tốc độ tăng trưởng GDP năm 2008 cao hơn 2007.

Trước tác động của khủng hoảng tài chính thế giới, hầu hết nền kinh tế trên thế giới được dự báo là giảm tăng trưởng trong năm 2009 so với năm 2008 nhưng tại khu vực Châu Phi, tốc độ tăng trưởng GDP 2009 của một số nước có thể tăng so với năm 2008. Bên cạnh đó, Châu Phi năm 2009 sẽ không có đột biến lớn trong chính sách thương mại. Hơn nữa, thị trường không đòi hỏi quá khắt khe về chất lượng sản phẩm. Vì vậy, thị trường Châu Phi là thị trường được đánh giá là tiềm năng lớn trong hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam trong năm 2009, điển hình là một số quốc gia như Angola, Bờ biển Ngà, Senegal, Nam Phi và Kenya.

Nhìn chung, thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam trong gần 1 thập kỷ qua đã phát triển mạnh không chỉ về chiều rộng mà còn cả về chiều sâu.Việt Nam đã chiếm lĩnh được một số thị trường khó tính như EU, Bắc Mỹ, Úc, Nhật Bản. Tuy nhiên, các thị trường xuất khẩu gạo chủ yếu của Việt Nam vẫn nằm ở Châu Á. Còn thị trường Châu Phi, Việt Nam mới chỉ xuất qua các

trung gian khác vì chưa có điều kiện tiếp cận trực tiếp với thị trường này cũng như còn nhiều khó khăn trong việc thanh toán. Phần lớn các khu vực thị trương này có trình độ tiêu dùng thấp, khả năng thanh toán kém. So với Thái Lan việc gạo Việt Nam dành được những thị trường tiêu thụ có chất lượng tiêu dùng cao còn rất hạn chế.

2.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam

Trong một nền kinh tế hàng hóa thế giới có xu hướng khu vực hóa và toàn cầu hóa, mọi quốc gia đều mở rộng các mối quan hệ buôn bán với nhau để phát huy lợi thế so sánh của mình trong việc sản xuất và xuất khẩu các loại hàng hóa nhằm thu lợi ích cao nhất để phát triển đất nước. Điều này đặc biệt quan trọng đối với các nước đang phát triển trong việc tạo ra nguồn thu từ việc xuất khẩu một hoặc một số mặt hàng được hình thành trên cơ sở khai thác các nguồn lực sẵn có của nước đó. Việt Nam cũng như đa số các nước phát triển khác cũng không nằm ngoài xu hướng trên, có đủ 3 yếu tố để tạo nên lợi thế trong hoạt động xuất khẩu nông sản, đặc biệt là gạo, bao gồm: điều kiện tự nhiên và nguồn lao động, và chính sách.

2.2.1. Yếu tố tự nhiên

* Vị trí địa lý

Việt Nam nằm ở vòng cung Châu Á- Thái Bình Dương, đây là nơi đang diễn ra những dòng giao lưu kinh tế sôi động nhất và hứa hẹn cho những bước phát triển trong tương lai. Việt Nam nằm trên tuyến giao thông quốc tế quan trọng và có hệ thống biển là cửa ngõ không chỉ đối với nền kinh tế Việt Nam mà còn đối với nền kinh tế của nhiều quốc gia khác. Đây là điều vô cùng thuận lợi so với các nước khác nằm sâu trong lục địa hoặc nằm ở những nơi ít diễn ra hoạt động thương mại quốc tế. Lợi thế về mặt địa lý này đặc biệt tạo ra một thuận lợi lớn cho xuất khẩu gạo Việt Nam, khi mà phương tiện xuất khẩu chủ yếu của gạo là tàu thủy, tàu container. Việc sở hữu các cảng biển có giá trị kinh tế cao lâu đời nên đã phát triển được nhiều đội tàu có kinh nghiệm

trong vận tải quốc tế, do vậy sẽ làm giảm cước phí vận chuyển cũng như các chi phí phát sinh tại cảng như chi phí lưu kho, chi phí bốc dỡ hàng…Chẳng hạn như chi phí vận chuyển gạo từ Thái Lan sang Philippine khoảng 31-32 USD/tấn, trong khi chi phí này của Việt Nam sang Philippine chỉ 25 USD/tấn. Giá cước vận chuyển container của Việt Nam đến Yokohama là 1304 USD/tấn trong khi từ Ấn Độ là 1470 USD/tấn. Ngoài ra việc xuất khẩu gạo bằng đường biển còn làm tăng khả năng mở rộng thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam do việc vận chuyển dễ dàng và thuận lợi, chi phí thấp so với các hình thức vận chuyển khác.

* Đất đai

Việt Nam có tổng diện tích tự nhiên là trên 33,1 triệu ha, trong đó có khoảng 4,1 triệu ha đất đang được sử dụng để trồng lúa. Diện tích đất có khả năng nông nghiệp ở nước ta có trên 10 triệu ha, trong đó đất có khả năng trồng lúa khoảng 8,5 triệu ha, như vậy quỹ đất chưa sử dụng vẫn còn rất lớn. Các quốc gia khác như Thái Lan với diện tích có khả năng trồng lúa là hơn 11 triệu ha, trong đó đã sử dụng cho trồng lúa là 9,6 triệu ha; Pakistan với tổng diện tích đất trồng lúa là 5,3 triệu ha, đã sử dụng khoảng 3,4 triệu ha; quỹ đất

Một phần của tài liệu Xuất khẩu gạo của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.doc (Trang 63)