Giá gạo xuất khẩu

Một phần của tài liệu Xuất khẩu gạo của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.doc (Trang 50 - 57)

Biểu đồ 2.2. Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam và thế giới giai đoạn 1989– 2008 0 100 200 300 400 500 600 700 800 1989 1990 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008

Giá xuất khẩu bình quân thế giới Giá xuất khẩu bình quân của Việt Nam USD/ tấn

Nguồn : Bộ Thương Mại, 2008 Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam cũng tăng dần cùng với xu hướng tăng của chất lượng gạo và quan hệ cung – cầu của thị trường lúa gạo trên thế giới. Đặc biệt vài năm trở lại đây giá gạo Việt Nam tăng liên tục. Nhưng nhìn chung thì giá gạo xuất khẩu của Việt Nam thường thấp hơn giá gạo thế giới do chưa đáp ứng được các tiêu chuẩn nghiêm ngặt của thị trường như chủng loại, độ đồng đều, phẩm cấp hàng hoá, mức độ tin cậy trong giao hàng.

Năm 1989, lần đầu tiên Việt Nam xuất khẩu gạo, nhưng đã thu về 290 triệu USD với giá bình quân là 204 USD /tấn. Những năm sau đó, do đã bắt đầu có kinh nghiệm cũng như khắc phục đươc tình trạng thiếu hụt thông tin thị trường nên giá gạo xuất khẩu bình quân qua các giai đoạn tăng. Thời kỳ 1990 – 1993 là 208 USD/tấn, thời kỳ 1994 – 1998 là 256 USD/tấn – đây cũng là chu kỳ sốt nóng về giá lần thứ nhất kéo dài 4 năm. So với Thái Lan thì mức giá xuất khẩu này vẫn còn thấp hơn từ 40 – 50 USD/tấn những năm 1989 – 1994 và chỉ còn thấp hơn từ 20 – 25 USD/tấn những năm 1995 – 1998. Khoảng cách này ngày càng được rút ngắn bởi chính phủ Việt Nam đã cải tiến công nghệ lai giống, đưa ra pháp lệnh về giống cây trồng mà được người nông dân hưởng ứng rất nhiệt tình.

Tuy nhiên sang đến thời kỳ 1999 – 2003, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam lại ở mức khá thấp, đặc biệt năm 2001 giá gạo hạ tới mức thấp nhất 167,53 USD/tấn. Điều này là do năm 2000, 2002 vụ mùa bội thu, sản lượng thóc thu hoạch lớn, diễn biến giá gạo tại thời điểm đó là tương đối thuận lợi cho các nhà xuất khẩu Việt Nam. Nhưng chính phủ lại chỉ đạo găm hàng lại chờ đến cuối năm, khi giá gạo lên cao rồi mới đẩy mạnh xuất khẩu để tạo ra giá trị xuất khẩu cao. Kết quả không như dự báo, bởi thời điểm này giá gạo bắt đầu bước vào chu kỳ “sốt lạnh” kéo dài 4 năm nên bản thân giá gạo trên thị

trường thế giới giảm mạnh. Trong bối cảnh giá gạo ngày càng giảm, lượng gạo “chờ” đến năm 2001, 2003 lại rất lớn nên chính phủ buộc phải hạ thấp giá gạo để nhanh chóng giải phóng lượng gạo quá lớn trong kho trước khi giá gạo tụt dốc hơn nữa. Vì vậy, với diễn biến giá gạo thế giới đồng thời việc găm cả triệu tấn gạo cũng làm cho chất lượng gạo giảm buộc phải bán đại hạ giá nên giá gạo xuất khẩu của Việt Nam mới rơi xuống mức thấp kỷ lục kể từ 1989.

Năm 2004 - 2005 , giá gạo xuất khẩu của Việt Nam có sự hồi phục trở lại. Giá gạo năm 2004 tăng 23,93% so với cùng kỳ năm trước, đạt 227 USD/tấn. Tiếp theo xu hướng tăng này, mặc dù có sự biến động về giá xuất khẩu giữa các tháng trong năm nhưng giá gạo năm 2005 vẫn ở mức cao so với các năm trước, bình quân khoảng 265 USD/tấn. Nếu năm 2004 tình hình thời tiết phức tạp, nạn hạn hán diễn ra trên diện rộng trong thời gian dài khiến nhiều nước tăng cường nhập khẩu gạo, bên cạnh đó một số nước như Ấn Độ, Trung Quốc, Mỹ đều có chính sách giảm sản lượng xuất khẩu, Việt Nam lúc đó lại nhận thêm nhiều đơn đặt hàng mới đã làm giá gạo xuất khẩu tăng cao. Đến năm 2005 nguyên nhân giá gạo xuất khẩu cao được cho là một phần do sản lượng lúa gạo thế giới giảm bởi ảnh hưởng của trận động đất, sóng thần xảy ra cuối năm 2004 ở một số nước Nam Á và Đông Nam Á, khiến nhu cầu nhập khẩu gạo tăng cao ở các nước này. Nhưng về cơ bản là do chất lượng gạo của Việt Nam được cải thiện đáng kể nên giá gạo xuất khẩu tăng.

Năm 2006, giá gạo xuất khẩu trung bình lên tới 275 USD/tấn, tăng 12 USD/ tấn so với năm 2005 tăng 56% so với năm 2003. Việt Nam nhận được cơ hội tăng giá này bởi một phần lớn khách hàng của Thái Lan đã quay sang mua gạo của Việt Nam do giá gạo Thái Lan quá cao. Tính trong cả năm 2006, giá gạo Việt Nam tăng từ 15 – 20 USD/tấn, rút ngắn khoảng cách về giá gạo xuất khẩu so với Thái Lan xuống còn 20 – 30 USD/tấn. Đến năm 2007, lần đầu tiên giá gạo Việt Nam vượt mốc 300 USD/tấn đối với hầu hết các loại gạo

(gạo 5% tấm, 10% tấm, 15% tấm). Đây cũng là lần đầu tiên, giá gạo Việt Nam xuất khẩu ngang bằng với gạo Thái Lan cùng cấp các loại, từ 5% tấm, 10%, 15% đến 20% tấm, và có thời điểm, giá gạo loại 25% tấm đã vượt cao hơn Thái Lan. Trong năm này, Việt Nam đã trúng thầu cung cấp 474.000 tấn gạo loại 25% tấm cho Philipine và một gói thấu cung cấp 14.000 tấn gạo tẻ hạt dài cho thị trường Nhật Bản. Bên cạnh đó nhu cầu tiêu thụ gạo ở Trung Đông và Châu Phi tăng mạnh. Chính lượng cầu tăng mạnh trong khi nguồn cung của thế giới tăng không nhiều đã làm cho giá gạo xuất khẩu của Việt Nam luôn ở mức cao kể từ đầu năm.

Năm 2008 là năm có nhiều biến động mạnh trong giá gạo xuất khẩu gạo, có lúc giá gạo xuất khẩu của Việt Nam đã tăng lên tới 1.050 USD/tấn. Giá gạo chia làm 2 xu hướng rõ rệt: tăng mạnh trong 5 tháng đầu năm, và giảm mạnh trong 7 tháng cuối năm, giá gạo xuất khẩu bình quân cả năm là 610 USD/tấn, tăng 86,7% so với năm 2007. Nguyên nhân giá gạo tăng đột biến là do lạm phát cao khiến chính phủ các nước tạm ngưng xuất khẩu gạo để ổn định tình hình trong nước, điều này dẫn đến nguồn cung giảm mạnh khiến giá gạo trên thế giới tăng cao. Bên cạnh đó, công tác dự báo của Việt Nam cho rằng thời tiết không thuận lợi cho vụ lúa hè thu của năm nên để đảm bản an ninh lương thực, Việt Nam đã ngừng xuất khẩu gạo. Với việc ngưng xuất khẩu của một nhà cung cấp gạo lớn thứ hai thế giới trong bối cảnh nguồn cung thế giới khan hiếm càng đẩy giá gạo xuất khẩu lên tới mức đỉnh điểm, đặc biệt trong tháng 4 – 5/2008. Nhưng bắt đầu từ tháng 6/2008 giá gạo đã giảm nhanh do Thái Lan và Việt Nam bắt đầu vào vụ thu hoạch và nối lại hoạt động xuất khẩu gạo. Giá gạo giảm chỉ còn hơn 600 USD/tấn và đến tháng 12 là 350 USD/tấn.

Sau đợt sụt giảm giá gạo vào cuối năm 2008, giá gạo xuất khẩu những tháng đầu năm 2009 của Việt Nam có thể sẽ tăng trở lại theo xu hướng tăng

giá dự kiến của thị trường thế giới. Trong bối cảnh hiện nay các nước đang phải tăng cường dự trữ lương thực trước những rủi ro từ khủng hoảng nhằm đảm bảo an ninh lương thực. Mặt khác tình trạng giãn nợ và thu nhập thấp do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính sẽ khiến nhu cầu gạo tăng do gạo vẫn là lương thực chính của gần một nửa dân số trên toàn cầu và chính phủ các nước gặp khó khăn khi đầu tư vào ngành nông nghiệp- nhân tố chính giúp tăng sản lượng trong dài hạn. Như vậy nhu cầu tiêu thụ gạo của thế giới năm 2009 dự kiến tăng 1% so với năm 2008 và cao hơn so với nguồn cung ứng sẽ là một trong những nguyên nhân gây tác động tăng giá trong thời gian tới. Nhưng giá gạo dự báo là sẽ không tăng đột biến như năm 2008 nhưng vẫn giữ ở mức cao. Tuy nhiên ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và tín dụng sẽ bị thắt chặt, ảnh hưởng đến thương mại, trong đó có mặt hàng gạo. Bên cạnh đó, lượng gạo tạm trữ, tồn kho khá lớn cũng góp thêm gánh nặng cho việc tiêu thụ năm 2009. Vì vậy giá gạo xuất khẩu của Việt Nam những tháng cuối năm sẽ có thể hạ nhiệt theo xu thế giá cả hầu như tất cả các loại hàng hoá khác như hiện nay. Nhưng mặc dù giá gạo có thể giảm thì dự báo giá gạo sẽ không thể trở lại mức thấp của mấy năm trước do chi phí sản xuất cao mà diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp.

Có thể nói, đầu năm 2009 là thời điểm gạo được giá nhất. Hơn nữa, Việt Nam với lợi thế tồn kho tăng vọt vào cuối năm cộng với việc thu hoạch lúa vụ đông xuân sớm. Do vậy, bước đi đúng đắn nhất trong giai đoạn này chính là đẩy mạnh xuất khẩu sớm đón lấy cơ hội trước khi giá gạo lại bắt đầu giảm trở lại vào cuối năm.

Như vậy, mặc dù diễn biến giá gạo xuất khẩu của Việt Nam những năm qua có sự lên xuống thất thường nhưng cũng không nằm ngoài quy luât biến động chung với giá gạo thế giới. Trong khoảng 10 năm đầu xuất khẩu gạo (1989 – 1998), giá gạo xuất khẩu của Việt Nam có xu hướng tăng lên, đặc

biệt tăng mạnh trong các năm từ 1994 đến 1998. Đây là kết quả của thời kỳ “sốt nóng” giá gạo đầu tiên trong chu kỳ biến động giá gạo trên thị trường thế giới. Giai đoạn 1999 – 2003, giá gạo biến động thất thường theo hướng giảm so với thời kỳ trước. Giá gạo bắt đầu giảm mạnh từ năm 1999 và chạm đáy vào năm 2001, ngay năm sau đó, giá gạo có bước hồi phục tăng trở lại, nhưng chỉ đến năm 2003 giá gạo lại tiếp tục hạ. Diễn biến giá gạo thời kỳ này được cho là bởi hai nguyên nhân. Một là do giá gạo thế giới giảm bởi đang bắt đầu bước vào chu kỳ “sốt lạnh” kéo dài 4 năm. Hai là do Việt Nam chưa nắm rõ được xu hướng biến động giá gạo trên thế giới dẫn đến sai lầm trong chính sách điều hành xuất khẩu gạo, khiến lượng gạo tồn kho lớn vì thế buộc phải bán đại hạ giá gạo. Những năm sau đó, do tình hình thời tiết không thuận lợi, thiên tai, sóng thần liên tiếp xảy ra khiến nhu cầu nhập khẩu gạo tăng mạnh, làm cho giá gạo xuất khẩu tăng. Đặc biệt trong năm 2008, nguồn cung gạo trên thế giới hạn hẹp cùng với việc Chính phủ chỉ đạo tạm ngưng xuất khẩu gạo đã làm cho giá gạo xuất khẩu của Việt Nam tăng đột biến tới 86,7%. Đây là mức tăng lớn nhất trong gần 20 năm xuất khẩu gạo.

Nhìn lại chặng đường xuất khẩu trong gần 2 thập kỷ, Việt Nam đưa ra thị trường thế giới tổng cộng gần 60 triệu tấn gạo, giá gạo xuất khẩu của nước ta nhìn chung đã ngày càng bám sát hơn giá bình quân trên thị trường xuất khẩu gạo thế giới. Tuy nhiên, giá xuất khẩu bình quân của 4 cường quốc còn lại so với giá bình quân của thế giới thấp nhất cũng là trên 90%, cao nhất là gần 120% thì giá của chúng ta chỉ đạt khoảng 80% giá bình quân của thế giới. Đó là giá bán thấp nhất trong số 5 nước xuất khẩu gạo nhiều nhất thế giới (xét theo khối lượng) là Thái lan, Ấn Độ, Việt Nam, Mỹ và Pakistan. Nguyên nhân chủ yếu khiến giá gạo Việt Nam luôn thấp hơn so với giá gạo thế giới là do mặc dù đã có sự cải thiện song chất lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam vẫn còn thấp so với yêu cầu thị trường thế giới. Chất lượng gạo thương phẩm

chưa cao, không hợp gu các thị trường có sức mua và yêu cầu chất lượng cao như Hàn Quốc, Nhật Bản, Úc, Mỹ, EU…Trong cơ cấu xuất khẩu gạo của Việt Nam, dưới 60% là gạo cấp thấp (gạo 25% tấm) và trong số gần 40% còn lại hầu hết là gạo 5% tấm và 10% tấm, còn gạo thơm và gạo nếp chỉ chiếm vài phần trăm. So sánh với Thái Lan thì cơ cấu xuất khẩu của họ gần như ngược lại với Việt Nam. diện gạo thơm và gạo cao cấp đã chiếm tới 45%, còn trong 55% gạo còn lại phần lớn là gạo 100% B và gạo 5% tấm. Do vậy nếu tính theo giá bình quân mỗi tấn gạo xuất khẩu thì giá gạo Thái Lan đạt 266,54 USD/tấn, cao hơn của Việt Nam đến 14,86%. Bên cạnh đó, vai trò của công nghiệp chế biến đối với việc gia tăng giá trị xuất khẩu là rất lớn. Nếu sử dụng công nghệ hiện đại để chế biến nông sản thì tỷ lệ tổn thất sau thu hoạch chỉ khoảng 0,1 – 0,2% sản lượng. Tuy nhiên, ở Việt Nam công tác này còn khá mờ nhạt, do đó tỷ lệ gạo bị hao hụt cao, chất lượng gạo không đồng đều làm cho năng lực cạnh tranh về giá của Việt Nam thấp. Nếu như ở Ấn Độ tỷ lệ tổn thất sau thu hoạch chỉ khoảng 3 – 3,5%, Pakistan là 2 – 10% thì ở Việt Nam con số tương ứng là 13 – 16%. Bởi vậy, năm 2007 mặc dù khối lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam chỉ thấp hơn Ấn Độ 3% nhưng giá trị xuất khẩu lại nhỏ hơn tới 22%, xuất khẩu gạo nhiều hơn Mỹ tới 21,5% nhưng số tiền thu về lại ít hơn hẳn 11%. Cũng phải nói thêm rằng, ngoài các lý do về chất lượng thì việc Việt Nam không được xem là nhà xuất khẩu đáng tin cậy trên thị trường thế giới, nên phải giữ mức giá thấp để thu hút khách hàng cũng là nguyên nhân làm cho giá gạo của Việt Nam thấp hơn so với các quốc gia xuất khẩu lớn khác. Điều này cũng là do tình trạng kế hoạch không gắn với quy hoạch, chỉ dựa vào “cầu” của các khách hàng theo hợp đồng ký kết để quyết định kế hoạch xuất khẩu gạo cả năm mà chưa tính đến khả năng “cung”. Điển hình là tình trạng một số hợp đồng đã ký từ đầu năm với giá thấp, cuối năm

giá cao nên nông dân không bán lúa theo giá hợp đồng dẫn đến tình trạng phá vỡ hợp đồng xuất khẩu, làm giảm lòng tin của khách hàng.

Ngoài các lý do trên thì so với các cường quốc xuất khẩu gạo khác, thời gian Việt Nam tham gia vào thị trường gạo thế giới còn chưa thật sự lâu nên việc thiếu hụt thông tin thị trường và thiếu kinh nghiệm kinh doanh cũng là những nhân tố làm cho giá gạo xuất khẩu của Việt Nam thường bị ép giá thấp hơn so với giá gạo cùng loại của các nước này. Mặt khác, cho đến nay Việt Nam hầu như chỉ xuất khẩu gạo theo giá FOB là chính, lại mang tính chất từng chuyến, từng đợt, phải xuất sang thị trường trung gian để tái xuất nên giá gạo Việt Nam thường bị thua thiệt nhiều. Thêm nữa, công tác dự báo thị trường lúa gạo thế giới, đặc biệt là dự báo giá của Việt Nam còn yếu kém, vì thế thường rơi vào thế bị động cả về sản lượng xuất khẩu, tiến độ xuất khẩu và cả giá xuất khẩu. Đó là, cứ hễ được mùa và được giá, thì chúng ta lại găm hàng lại để “chờ” giá lên tiếp, cho đến khi mất giá thì lượng gạo “chờ” tồn kho quá lớn, khi đó phải chấp nhận tung ra thị trường thế giới với mức giá quá rẻ để tránh thiệt hại hơn nữa và tránh lượng gạo tồn quá lâu sẽ bị hỏng. Những điều trên đây đã lý giải tại sao kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam chưa tương xứng với sản lượng xuất khẩu gạo.

Một phần của tài liệu Xuất khẩu gạo của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.doc (Trang 50 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(121 trang)
w