Phương pháp quản trị theo mục tiêu ( Management by Objectives –

Một phần của tài liệu Tìm hiểu chỉ số đánh giá hiệu quả KPI (KPI – Key Performance Indicators) quản trị nguồn nhân lực và khả năng áp dụng tại các doanh nghiệp Việt Nam.doc (Trang 58 - 61)

II. KHẢ NĂNG ÁP DỤNG BỘ CHỈ SỐ KPI QUẢN TRỊ NGUỒN

1.1.Phương pháp quản trị theo mục tiêu ( Management by Objectives –

1. Tổng quan về phương pháp quản trị theo mục tiêu (MBO) và quản trị

1.1.Phương pháp quản trị theo mục tiêu ( Management by Objectives –

1.1.1. Khái niệm

Mục tiêu là những trạng thái, cột mốc, kết quả mà doanh nghiệp muốn đạt được trong một khoảng thời gian nhất định.

Quản trị theo mục tiêu là quản trị công việc dựa trên việc đo lường mục tiêu thực hiện được với mục tiêu trên kế hoạch thực hiện. Bản chất của phương pháp quản trị theo mục tiêu là khoán việc.

1.1.2. Vai trò của mục tiêu

Mục tiêu được đề ra trong doanh nghiệp luôn giữ vai trò quan trọng bởi những lí do như sau:

Mục tiêu là phương tiện giúp doanh nghiệp đạt được mục đích. Khi một tổ chức hay một doanh nghiệp ra đời đều mang theo những mục đích nhất định. Có doanh nghiệp muốn dẫn đầu trong thị trường nào đó, có doanh nghiệp lại mong muốn được đóng góp phần lớn cho xã hội… Và để đạt được mục đích đó, cần đề ra những mục tiêu cần đạt như mục tiêu cần huy động được bao nhiêu nguồn vốn, mục tiêu thu hút được lao động giỏi, có tay nghề.

Việc nhận dạng các mục tiêu là cơ sở để doanh nghiệp lập kế hoạch hoạt động và phân bổ nguồn lực một cách hợp lý.

Mục tiêu là cơ sở cho việc thiết lập các tiêu chuẩn để thực hiện công việc. Ví dụ như doanh nghiệp đặt mục tiêu chiếm thị phần lớn trên thị trường, vậy cần có những tiêu chuẩn như thế nào để đo lường công việc, để được đánh giá là hoàn thành mục tiêu? Tiêu chuẩn nào cần xây dựng cho quá trình thực hiện công việc?

doanh nghiệp; đó là khách hàng, những người sẽ sẵn sàng sử dụng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp; là nhân viên, những người sẽ nguyện gắn bó và phấn đấu hết mình vì doanh nghiệp….

1.1.3. Ưu điểm của phương pháp quản trị theo mục tiêu

Thực tế áp dụng trong hàng ngàn doanh nghiệp hiện nay cho thấy,việc quản trị doanh nghiệp bằng phương pháp quản trị theo mục tiêu đem lại nhiều ưu điểm, trong đó có những ưu điểm nổi bật và phù hợp với môi trường kinh doanh tại Việt Nam, đó là:

• Phương pháp quản trị theo mục tiêu khuyến khích tính chủ động, sáng tạo của cấp dưới tham gia vào việc lập mục tiêu và hoàn thành mục tiêu của doanh nghiệp. Đây là một trong những điều kiện quan trọng cho thành công của doanh nghiệp. Không gì tuyệt vời hơn với những nhà quản trị khi họ biết mình đang có nguồn sức mạnh lớn, đang sẵn lòng cùng nhà quản trị chinh phục khó khăn, đạt được mục tiêu mà ban lãnh đạo đã đề ra.

• Có sự cam kết của cấp dưới và cấp trên về yêu cầu cũng như hiệu quả công việc của họ. Điều này không những giúp cho nhân viên hiểu rõ công việc mình phải làm, giúp cho quá trình làm việc đơn giản, dễ dàng hơn, nhân viên cũng đạt hiệu quả làm việc tốt hơn mà còn tạo ra sự minh bạch hoá trong việc đánh giá công việc, tạo động lực cho người lao động.

• Tính linh động cao. Trong một thị trường và thế giới luôn luôn biến động thì việc tìm ra được phương pháp quản trị doanh nghịêp mang tính linh động, linh hoạt cao, có thể giúp doanh nghiệp dễ dàng hơn trong quá trình quản trị doanh nghiệp, kịp thời ứng phó với những thay đổi có thể xảy ra.

• Sự nguy hiểm từ tính cứng nhắc, ngại ngần không muốn thay đổi mục tiêu. Trong những khoảng thời gian khác nhau, doanh nghiệp cần đạt được những mục tiêu khác nhau, việc trì trệ, ngại thay đổi, không muốn tiến lên, tăng dần mục tiêu sẽ khiến doanh nghiệp khó phát triển được.

• Tốn kém thời gian. Việc xây dựng và triển khai phương pháp quản trị theo mục tiêu thường mất tương đối nhiều thời gian, từ việc xác định các mục tiêu chung của doanh nghiệp, mục tiêu cho từng bộ phận đến mục tiêu cho từng cá nhân, xác định tiêu chuẩn thực hiện công việc, yêu cầu về cách thức tiến hành và hiệu quả công việc cần đạt…

• Không kiểm soát được quá trình thực hiện. MBO là phương pháp quản trị theo mục tiêu, nhà quản trị chỉ quan tâm tới mục tiêu cần đạt, vì vậy có thể dễ dàng bỏ qua những sai lầm, thiếu sót trong quá trình thực hiện.

1.1.5. Điều kiện của mục tiêu

Một mục tiêu khi được đưa ra cần đạt được những yêu cầu của nguyên tắc SMART[10]. Hiện nay, một số quan điểm đã phát triển nguyên tắc này thành SMARTER, cụ thể như sau:

S = Specific: cụ thể, dễ hiểu. Mục tiêu hoạt động phải thật cụ thể, vì nó sẽ là định hướng, kim chỉ nam cho các hoạt động tương lai của doanh nghiệp.

M = Measurement:đo lường được. Nếu một chỉ tiêu không thể đo lường, doanh nghiệp sẽ không thể biết mình có đạt được nó hay không.

A = Achievable: vừa sức. Mục tiêu đưa ra có thể có tính thách thức đối với nhân viên, nhưng cũng không nên quá sức hoặc đưa ra những mục tiêu mà ta dễ dàng nhìn thấy trước là mình không thể đạt nổi.

T = Timed: có thời hạn. Mọi chỉ tiêu đưa ra cần xác định rõ thời gian hoàn thành, nếu không chúng sẽ bị trì hoãn lại.

E = Engagement: liên kết. Các mục tiêu đưa ra cần thể hiện sự liên kết chặt chẽ giữa lợi ích của doanh nghiệp với lợi ích các cá nhân, nhằm tạo sự kích thích với nhân viên cũng như sự liên kết trong chính các bộ phận để cùng hoàn thành mục tiêu.

R = Revelant: thích đáng. Mục tiêu đưa ra phải thích đáng và công bằng với tất cả các bộ phận.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu chỉ số đánh giá hiệu quả KPI (KPI – Key Performance Indicators) quản trị nguồn nhân lực và khả năng áp dụng tại các doanh nghiệp Việt Nam.doc (Trang 58 - 61)