Phương pháp quản trị theo quy trình ( Management by Process –

Một phần của tài liệu Tìm hiểu chỉ số đánh giá hiệu quả KPI (KPI – Key Performance Indicators) quản trị nguồn nhân lực và khả năng áp dụng tại các doanh nghiệp Việt Nam.doc (Trang 61 - 62)

II. KHẢ NĂNG ÁP DỤNG BỘ CHỈ SỐ KPI QUẢN TRỊ NGUỒN

1.2Phương pháp quản trị theo quy trình ( Management by Process –

1. Tổng quan về phương pháp quản trị theo mục tiêu (MBO) và quản trị

1.2Phương pháp quản trị theo quy trình ( Management by Process –

1.2.1 Khái niệm

Theo tiêu chuẩn ISO 9000: 2000 (3.4.1) quá trình là tập hợp các quan hệ có quan hệ với nhau và tương tác để biến đầu vào thành đầu ra.

Quản trị theo quá trình (MBP) là phương pháp quản lý dựa trên việc phân loại các hoạt động theo các quá trình[11].

Bản chất của quản trị theo quá trình là quản lý công việc theo một chu trình đã được phân tích và quy định kỹ lưỡng, và thực chất đây chính là nền tảng của các hệ thống quản lý chất lượng ISO.

Hình 9: Công việc được thực hiện bởi quá trình[11]

1.2.2. Ưu điểm của phương pháp quản trị theo quá trình

• Kiểm soát được chi tiết việc thực hiện công việc, thông qua việc xây dựng và chuẩn hoá lưu đồ, quy trình, xác định các điểm kiểm soát. Vì vậy mà ít có sai sót, đảm bảo được các chuẩn mực đề ra.

• Làm sáng tỏ thông tin giữa các nhân viên với nhau, các bộ phận với nhau. Từ đó việc tiến hành công việc được trơn tru, tự động hơn.

• Quản lý tốt được các công việc khó xác định được mục tiêu.

1.2.3. Hạn chế của phương pháp quản trị theo quá trình

• Hạn chế sự sáng tạo của đội ngũ nhân viên cấp dưới do mọi quá trình thực hiện công việc đã được quy chuẩn hết và được quy định chặt chẽ.

• Không có tính linh động cao, việc sửa chữa thay đổi, sẽ làm ảnh hướng tới toàn bộ quy trình làm việc.

• Có nhiều hồ sơ, tài liệu, biểu mẫu được áp dụng tiến hành. Nếu có quá ít sẽ khiến việc phản ánh, đo lường đánh giá hiệu quả công việc không đầy đủ, khó giải quyết. Ngược lại nếu quá nhiều sẽ dẫn đến việc không kiểm soát được, khó cải tiến, đổi mới cho phù hợp thực tiễn thay đổi.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu chỉ số đánh giá hiệu quả KPI (KPI – Key Performance Indicators) quản trị nguồn nhân lực và khả năng áp dụng tại các doanh nghiệp Việt Nam.doc (Trang 61 - 62)