Hàng may mặc và giày dép

Một phần của tài liệu Xây dựng và bảo vệ thương hiệu Việt Nam trong giao dịch thương mại quốc tế.doc (Trang 53 - 55)

II. Tình hình xuất khẩu của hànghoá Việt Nam

c. Hàng may mặc và giày dép

May mặc và giày dép là mặt hàng xuất khẩu mũi nhọn của Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu chỉ đứng sau dầu thô. Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may tăng từ 90 triệu USD năm 1990 lên 1,35 tỉ USD năm 1997; năm 2000 là 1,892 tỉ USD; năm 2001 là gần 2 tỷ USD ; tạo ra khoảng 20% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá. Công nghiệp dệt may và da giày không chỉ đóng góp một tỷ lệ đáng

kể vào kim ngạch xuất khẩu mà còn có ý nghĩa trong việc giải quyết công ăn việc làm. Không nằm trong tình trạng rớt giá dài nh nhóm mặt hàng nông sản, xuất khẩu dệt may và giày dép đang khá khởi sắc khi mà hiệp định thơng mại Việt-Mỹ có hiệu lực. Nhng các diễn biến không hoàn toàn khả quan và cần phải có các biện pháp cải tiến kịp thời để phá vỡ sự phụ thuộc vào các đối tác nớc ngoài. Hai mặt hàng này cũng phải đối mặt với nhiều đối thủ cạnh tranh đáng gờm nhất là Trung Quốc với các u thế nguồn nguyên liệu, nhân công và đã gia nhập WTO.

Đặc điểm chủ yếu của hai ngành này là xuất khẩu hàng gia công đang chiếm một tỷ lệ rất lớn. Năng lực cạnh tranh của hai ngành này so với các đối thủ cạnh tranh chủ yếu khác chủ yếu dựa trên chi phí nhân công thấp và chính sách thuế quan của chính phủ, tỷ lệ bảo hộ danh nghĩa đối với ngành giày da của Việt Nam là 43% cao hơn hầu hết mức áp dụng ở các nớc có ngành công nghiệp da giày phát triển (Trung Quốc là 24% và Indonexia là 5%). Khoảng 70% nguyên liệu đầu vào là phải nhập khẩu từ các nớc Thái Lan, Hàn Quốc, Trung Quốc, sản xuất theo mẫu thiết kế của các đối tác nớc ngoài nên đơng nhiên sẽ có rất ít hàng dệt may hay gia dày xuất khẩu mang thơng hiệu của các doanh nghiệp Việt Nam. Giá trị gia tăng trong nớc rất thấp chỉ chiếm khoảng 20-25% giá trị sản phẩm, hàng năm việc xuất khẩu mặt hàng giày dép phải mất khoảng 30- 40% lợi nhuận cho các thơng nhân nớc ngoài trung gian.

Gia công chỉ là biện pháp tình thế khi mà vốn đầu t cho sản xuất thiếu và chỉ áp dụng cho những doanh nghiệp kém năng động không có khả năng chủ động về mặt thị trờng. Các doanh nghiệp dệt may và giày dép của Việt Nam cần phải nhận thức đợc rằng đã đến lúc phải chủ động nguồn nguyên liệu, thị trờng tiêu thụ, thiết kế mẫu mã và xây dựng thơng hiệu thì xuất khẩu giày dép và dệt may mới có thể phát triển độc lập và tự chủ về mặt thị trờng. Theo một thống kê gần đây của ngành Công nghiệp, cả nhãn hiệu hàng hoá và nhãn hiệu thơng mại trong dệt may chỉ xấp xỉ 300 nhãn hiệu. Trong đó, 100 nhãn hiệu thuộc lĩnh vực dệt và gần 200 nhãn hiệu trong lĩnh vực may mặc - một con số quá khiêm tốn so với 600 doanh nghiệp dệt may xuất khẩu.

Đây là hai mặt hàng mang tính trào lu, thời trang nên yếu tố thơng hiệu có vị trí quyết định. Công nghiệp da giày, dệt may Việt Nam khó mà tự đứng vững đôi chân của mình nếu cứ tiếp tục kiểu may thuê thì hiệu quả xuất khẩu rất thấp.

Một phần của tài liệu Xây dựng và bảo vệ thương hiệu Việt Nam trong giao dịch thương mại quốc tế.doc (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w