Hệ thống ngân hàng

Một phần của tài liệu Tự do hóa tài chính ở Việt Nam – Thực tiễn chuyển đổi đồng tiền Việt Nam (90trang).doc (Trang 26 - 30)

Ngân hàng là lĩnh vực hoàn toàn mở trong cam kết gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) của Việt Nam với lộ trình 7 năm. Chính vì vậy trong bối cảnh Việt Nam gia nhập WTO, hơn bất cứ ngành nào, lĩnh vực ngân hàng cần phải tăng tốc cải cách nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh để không bị thua thiệt ngay trên chính "sân nhà".

Đứng trước tình hình đó, Chính phủ Việt Nam đã có những nỗ lực đáng kể trong việc lành mạnh hóa khu vực ngân hàng thông qua việc triển khai Đề án củng cố, chấn chỉnh các NHTMCP ( năm 1998) và Đề án cơ cấu lại các NHTMNN ( năm 2001), gỡ bỏ dần các hạn chế về tỷ lệ tham gia cổ phần của các định chế tài chính nước ngoài theo những cam kết trong Hiệp định Thương mại với Hoa Kỳ (năm 2006), “mở” toàn bộ các quy định về việc khống chế tỷ lệ tham gia góp vốn, dịch vụ, giá trị giao dịch của các ngân hàng nước ngoài theo các cam kết trong khuôn khổ Hiệp định khung về hợp tác thương mại dịch vụ (AFAS) của Hiệp hội các nước ASEAN (năm 2008). Những nỗ lực trên nhằm lành mạnh hóa tài chính, tăng cường kỷ luật thị trường trong hoạt động ngân hàng và nâng cao khả năng cạnh tranh của hệ thống ngân hàng. Chương trình cải cách ngân hàng cũng nhận được sự hỗ trợ quan trọng về tài chính và kỹ thuật của cộng đồng quốc tế, đặc biệt WB, ADB, IMF và chính phủ các nước.

Vấn đề cải cách hệ thống ngân hàng Việt Nam có thể chia theo 2 giai đoạn, tương ứng với sự phát triển và thay đổi chính sách của ngân hàng nhà nước Việt Nam.

− Tăng trưởng về quy mô và số lượng

Sau giai đoạn bùng phát vào đầu những năm 1990 và thu hẹp bớt trong giai đoạn hậu khủng hoảng tài chính năm 1997, hệ thống ngân hàng nhà nước Việt Nam trong những năm qua tương đối ổn định về mặt số lượng. Với khoảng 78 ngân hàng các loại trong năm 2006, bao gồm 5 NHTMQD, 37 NHTMCP, 31 chi nhánh ngân hàng nước ngoài và 5 ngân hàng liên Doanh. Trong đó quan trọng nhất là hệ thống NHTMQD và NHTMCP

Bảng 1: Số lượng các ngân hàng giai đoạn 1991-2006

Năm 1991 1993 1995 1997 1999 2001 2005 2006 NHTMQD 4 4 4 5 5 5 5 5 NHTMCP 4 41 48 51 48 39 37 37 Chi nhánh NHNN 0 8 18 24 26 26 29 31 NHLD 1 3 4 4 4 4 4 5 Tổng số 9 56 74 84 83 74 75 78

Bên cạnh sự tăng trưởng về số lượng, quy mô các ngân hàng cũng tăng trưởng khá mạnh mẽ. Sự tăng trưởng tập trung vào 2 mảng hoạt động truyền thống là cho vay và huy động. Tốc độ tín dụng và huy động tiền gửi ở mức rất cao, đạt trung bình khoảng 30% trong suốt giai đoạn 2002-2006.

Biểu đồ 2: Tăng trưởng tín dụng và tiền gửi giai đoạn 2002-2006

0.00%5.00% 5.00% 10.00% 15.00% 20.00% 25.00% 30.00% 35.00% 40.00% 45.00% 2002 2003 2004 2005 2006 Tăng trưởng tín dụng Tăng trưởng tiền gửi Tăng trưởng GDP

Tuy nhiên việc tăng trưởng nhanh của tín dụng khiến ngân hàng có nguy cơ đối mặt với rủi ro lớn hơn khi mà tỉ lệ tín dụng/ tiền gửi toàn ngành luôn ở mức trên 90%, cao hơn mức trung bình của khu vực (khoảng 83%).

Ngoài hai mảng hoạt động truyền thống là tín dụng và huy động vốn, các mảng hoạt động dịch vụ khác của ngân hàng trong giai đoạn này chưa có sự phát triển mạnh mẽ và đa dạng.

Báo cáo phát triển mới đây của Ngân hàng Thế giới (WB) cho thấy, ngân hàng là lĩnh vực chậm cải cách nhất trong nền kinh tế năng động của Việt Nam. Chưa hẳn đồng tình với quan điểm này của WB, nhưng Ngân hàng Nhà nước cũng thừa nhận, thách thức lớn nhất đối với quá trình hội nhập quốc tế trong dịch vụ ngân hàng của Việt Nam là xuất phát điểm thấp về trình độ phát triển thị trường, tiềm lực về vốn yếu, công nghệ và tổ chức ngân hàng lạc hậu và trình độ quản lý thấp hơn so với nhiều nước trong khu vực cũng như trên thế giới. Tuy nhiên, xu thế hội nhập của nền kinh tế nói chung và của ngành ngân hàng nói riêng tạo ra sức ép cạnh tranh khá lớn, đòi hỏi phải có những cải cách lớn đối với ngân hàng quốc doanh. Vì thế, chủ trương cổ phần hóa các ngân hàng thương mại nhà nước ra đời nhằm tạo sức bật mới cho hệ thống ngân hàng trước ngưỡng cửa gia nhập WTO. Nhưng tiến trình này diễn ra hết sức chậm chạp. Đến cuối thời điểm Viêt Nam gia nhập WTO vào cuối năm 2007, vẫn chưa có ngân hàng thương mại nào được cổ phần hóa, mặc dù chủ trương đã có từ nhiều năm trước đó.

Giai đoạn 2: Từ sau ngày 07/11/2006 đến nay:

− Tăng trưởng về quy mô và số lượng

Bảng 2: Số lượng các ngân hàng trong giai đoạn 2006-2009

Năm 2006 2007 2008 2009

Ngân hàng TMQD 5 5 3 3

Ngân hàng TMCP 37 37 39 39

Chi nhánh NHNN 31 33 39 40

Ngân hàng liên Doanh 5 5 5 5

Ngân hàng 100% vốn nước ngoài 0 0 5 5

Tổng số 78 80 91 92

Từ ngày 01/04/2007, theo cam kết gia nhập WTO, Việt Nam chính thức cho phép thành lập ngân hàng 100% vốn nước ngoài. Ngân hàng mới thành lập phải có vốn điều lệ tối thiểu 1.000 tỷ đồng và phải đạt 3.000 tỷ đồng vào năm 2010. Riêng đối với các nhà đầu tư nước ngoài vẫn hạn chế ở mức 30%. Các cổ đông chiến lược nước ngoài chỉ được nắm giữ tối đa 20% vốn điều lệ và các tổ chức này phải có tổng tài sản tối thiểu là 20 tỷ USD. Tuy nhiên, sức hấp dẫn về tiềm năng tăng trưởng kinh tế và lợi nhuận của ngành ngân hàng đã khiến nhiều tổ chức trong và ngoài nước tham gia thành lập ngân hàng mới.

Song song đó, tăng trưởng tín dụng trong giai đoạn này khá nhanh, đặc biệt vào năm 2007, khi mà tăng trưởng tín dụng lên tới 54%do nhu cầu tín dụng trong nền kinh tế tăng cao, trong đó bao gồm cả nhu cầu vốn đầu tư chứng khoán và bất động sản.

tế trong tháng 7, con số tăng trưởng tín dụng mà Ngân hàng Nhà nước công bố ước tính là 12,97% so với cuối năm 2009 và đến cuối tháng 8/2010 ước tăng 16,27% so với cuối năm 2009.

Cũng trong tháng 8, tổng số dư tiền gửi của khách hàng tại các tổ chức tín dụng tiếp tục có tốc độ tăng trưởng cao hơn tín dụng; đến cuối tháng 8/2010 ước tăng 17,75% so với cuối năm 2009.

Biểu đồ 3: Tăng trưởng tín dụng (%) qua các tháng 8 tháng đầu năm 2009 và 2010

Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước cũng cho biết, tổng phương tiện thanh toán tháng 8/2010 ước tăng 16,31% so với cuối năm 2009;

Ngoài hai mảng truyền thống, mảng hoạt động dịch vụ cũng có sự phát triển mạnh mẽ. Các NHTM đẩy mạnh hiện đại hóa công nghiệp và nâng cao năng lực quản trị, điều hành trên cơ sở tăng cường áp dụng các thông lệ quốc tế về quản trị Doanh nghiêp và từng bước thiết lập các định chế quản trị rủi ro. Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng được đưa vào vận hành năm 2002 và hạ tầng công nghệ thông tin của ngành ngân hàng được hiện đại hóa một bước góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển các dịch vụ ngân hàng mới, đặc biệt các dịch vụ thanh toán và ngân hàng điện tử (internet banking, telephone banking, ATM, thẻ tín dụng, thẻ thanh toán…)

Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước, tốc độ tăng trưởng phát hành thẻ trong 5 năm từ năm 2006-2010 đã tăng từ 50-100%. Riêng trong năm 2010 số lượng thẻ phát hành trên phạm vi cả nước năm 2010 là khoảng 28,5 triệu thẻ với hơn 11.000 máy ATM và gần 50.000 thiết bị chấp nhận thẻ (POS) được lắp đặt tại các cửa hàng, siêu thị, khách sạn, sân bay...

tín hơn với quốc tế. Điển hình là các ngân hang: ACB, Techcombank, … − Cổ phần hóa NHTMQD thành NHTMCP

Theo cam kết với WTO về ngành ngân hàng, từ tháng 12/2007, Việt Nam đã chính thức thực hiện việc cổ phần hóa NHTMQD đầu tiên là Vietcombank. tiếp theo là Vietinbank và sắp tới là BIDV. Việc đẩy mạnh cổ phần hóa các ngân hàng thương mại quốc doanh đã góp phần vào việc nâng cao trình độ quản lý, tinh gọn bộ máy nhân sự, đồng thời tạo điều kiện cho các ngân hàng cải cách cơ chế của hoạt động kinh doanh, giảm bớt sự phụ thuộc vào nhà nước, đem lại những cơ hội mới về huy động nguồn vốn dài hạn hiệu quả, nhanh chóng và thuận tiện từ thị trường chứng khoán.

Cho vay chính sách được tách khỏi cho vay thương mại và chấm dứt tình trạng cơ quan quản lý nhà nước can thiệp vào hoạt động kinh Doanh của các tổ chức tín dụng để bảo đảm các tổ chức tín dụng, kể cả NHTMNN, thực hiện kinh Doanh theo nguyên tắc thị trường, tối đa hóa lợi nhuận. Quyền tự chủ kinh Doanh, tự chịu trách nhiệm về tài chính và các rủi ro ngày càng được thể chế hóa rõ rang và thực hiện tương đối hiệu quả, nhất là khu vực ngân hàng cổ phần và các chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Một phần của tài liệu Tự do hóa tài chính ở Việt Nam – Thực tiễn chuyển đổi đồng tiền Việt Nam (90trang).doc (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w