Khó khăn, hạn chế

Một phần của tài liệu Tự do hóa tài chính ở Việt Nam – Thực tiễn chuyển đổi đồng tiền Việt Nam (90trang).doc (Trang 84 - 89)

USD/VND QUA CÁC THÁNG NĂM

5.2.4. Khó khăn, hạn chế

chế cần phải nghiêm túc nhìn nhận và tìm cách khắc phục, một số hạn chế có thể xem xét như sau:

a)Quy định pháp lý về tài khoản vãng lai và tài khoản vốn

Theo ông Lê Xuân Nghĩa, Vụ trưởng Vụ chiến lược Phát triển Ngân hàng, cho rằng tự do hóa các giao dịch vãng lai, về mặt các quy định pháp lý tưởng chừng như không có gì khó khăn, nhưng trên thực tế có vô vàn những giấy phép con. Còn đối với tự do hóa giao dịch tài khoản vốn cũng tương tự, vốn vào - ra Việt Nam không đơn giản chút nào.

Thực tế đã xảy ra là doanh nghiệp muốn chuyển tiền về thì NHNN nói cần phải có giấy phép kinh doanh loại ngành hàng đó, doanh nghiệp đi xin giấy phép kinh doanh ngành hàng đó thì Sở Kế hoạch và Đầu tư trả lời là cần phải được chấp nhận của NHNN về chuyển tiền vào.

Theo ông Nghĩa, câu chuyện “con gà - quả trứng” như vậy rất phổ biến, đó là những nhân tố làm cho khả năng chuyển đổi của đồng Việt Nam rất kém. Do đó, không chỉ gỡ về mặt pháp lý mà còn phải gỡ cả thói quen quản lý cũ.

Ngoài những vấn đề trên, Việt Nam còn có những ràng buộc khác như tỷ lệ đầu tư của nước ngoài vào DN Việt Nam tối đa chỉ là 49%, tỷ lệ đầu tư của ngân hàng nước ngoài vào ngân hàng Việt Nam tối đa là 30%. Đó là những hạn chế khiến cho tự do hóa giao dịch vãng lai và giao dịch vốn không phải hoàn toàn tự do như pháp luật quy định, như là chúng ta mong muốn

b)Đồng tiền Việt Nam không được tín dụng trong dân chúng

Lạm phát luôn là một nỗi ám ảnh trong tâm trí của người Việt, trong khi các nước trong khu vực (Đài Loan, Hàn Quốc, Malaysia, Thái Lan) liên tục duy trì được CPI dưới hoặc xấp xỉ 5% trong một khoảng thời gian rất dài thì Việt Nam chỉ có duy nhất vài năm 1989 - 2003 duy trì được CPI dưới 5%. Trong những năm khác, CPI thường xuyên ở mức 8 - 9%. Quá khứ lạm phát trên hai con số, thậm chí ba con số, vẫn còn khá gần.

VND cũng mất giá nhiều so với các đồng tiền khác, thể hiện qua việc tỷ giá danh nghĩa VND/USD thường xuyên tăng. Nếu loại trừ giai đoạn đặc biệt 1980 - 1985, khi cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) nâng lãi suất USD lên rất cao để kiềm chế lạm phát dẫn đến USD tăng giá so với hầu hết các đồng tiền khác trên thế giới, và loại trừ giai đoạn khủng hoảng tiền tệ khu vực năm 1997 - 1998, thì bốn nước trong khu vực mà ta đang so sánh đã duy trì được tỷ giá đồng bản tệ so với USD tương đối ổn định trong suốt lịch sử phát triển của mình.

Trong khi đó, tuy VND không bị mất giá nhiều khi xảy ra khủng hoảng tài chính khu vực, nhưng lại liên tục bị giảm giá kể từ năm 1996. Trong gian đoạn 1996 - 2008, VND bị mất giá khoảng 45% so với USD, trong khi các đồng tiền khác chỉ mất giá trong khoảng từ 18 - 27% so với USD bất chấp một số nước trong đó đã có lúc mất giá đến gần 100% trong giai đoạn khủng hoảng.

c)Tăng trưởng kinh tế Việt Nam hiện nay chủ yêu phát triển theo chiều rộng

Theo đánh giá của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam chủ yếu vẫn theo chiều rộng, chất lượng tăng trưởng chưa cao, năng lực cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp so với thế giới.

Báo cáo đánh giá năng lực trạnh tranh tại Diễn đàn Kinh tế thế giới năm 2010 cho thấy, xếp năng lực cạnh tranh của Việt Nam năm 2009 - 2010 đứng thứ 75/133 (năm 2008 - 2009 đứng thứ 70/132). Có sự mất cân đối kinh tế vĩ mô như thâm hụt lớn giữa tiết kiệm và đầu tư, vấn đề nợ công ngày càng tăng, tiềm ẩn nguy cơ lạm phát…

d)Thị trường tài chính tiềm ẩn những bất ổn

biểu hiện rõ nét trong năm 2008 và 2009 vừa qua (lạm phát cao, thâm hụt thương mại lớn, đầu tư nước ngoài giảm...), cùng với hệ lụy của các giải pháp, chính sách chống suy giảm kinh tế đã gây nên những hạn chế nhất định đến mức độ chuyển đổi của VND, đó là gây sự ép giảm giá VND, gây khan hiếm ngoại tệ, nhu cầu thanh toán ngoại tệ của doanh nghiệp có những lúc không được đáp ứng đầy đủ và kịp thời...

Trước tình hình đó, Chính phủ đã chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước phối hợp với các bộ, ngành thực hiện hàng loạt biện pháp đồng bộ như điều chỉnh biên độ tỷ giá, chống đầu cơ ngoại tệ, thắt chặt kỷ luật thị trường ngoại hối, hạn chế nhập siêu, xử lý hài hòa mối quan hệ giữa lãi suất VND với lãi suất ngoại tệ và tỷ giá, xử lý vấn đề sàn vàng...

e) Chính sách tỷ giá thả nổi

Bằng việc mạnh dạn nâng cao tỷ giá ngoại tệ liên ngân hàng lên mức tương đương tỷ giá thị trường đã thu hẹp khoảng cách tỷ giá bấy lâu nay, hạn chế tình trạng “hai tỷ giá”. Tuy nhiên, nếu chỉ đơn thuần rút ngắn khoảng cách trong nhất thời mà không có những động thái kiểm soát thị trường chợ đen theo đó thì việc hình thành hai tỷ giá như trước sẽ lại hình thành. Ngoài ra, thực hiện chính sách này phải đảm bảo lượng dự trữ ngoại tệ đủ mạnh của ngân hàng trung ương.

f) Giải pháp

Qua những khó khăn, hạn chế trên, để đồng tiền Việt Nam có thể từng bước nâng cao vị thế chuyển đổi của mình, một số giải pháp nhằm khắc phục có thể đề cập như sau:

− Thông tin rõ ràng, đơn giản hóa các thủ tục pháp lý, quy trình trong việc tự do hóa vòng luân chuyển tài khoản vãng lai, tài khoản vốn, tạo điểu kiện cho đối tượng cư trú và phi cư trú trên lãnh thổ Việt Nam dễ dàng tham gia các giao dịch mang lại nguồn lợi cho quốc gia nơi đối tượng cư trú.

− Tăng cường nâng cao, thay đổi chính sách quản lý cho thị trường ngoại hối nói riêng, thị trường tài chính nói chung, tạo điều kiện thuận lợi, có chính sách hỗ trợ đặc biệt để các đối tượng tham gia hiểu, an tâm sử dụng VND vào hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh, từng bước nâng cao vị thế VND.

− Xóa bỏ các ràng buộc về cân đối ngoại tệ đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (hiện nay tỷ lệ đầu tư của nước ngoài vào DN Việt Nam tối đa chỉ là 49%, tỷ lệ đầu tư của ngân hàng nước ngoài vào ngân hàng Việt Nam tối đa là 30%)

− Hạn chế nhập khẩu, giải quyết tình trạng căng thẳng về ngoại tệ bấy lâu nay.

tiêu cực đến các đối tượng tham gia hoạt động kinh doanh thực sự có nhu cầu. Cụ thể:

+ Nâng cao tỷ lệ dự trữ bắt buộc của đồng ngoại tệ cao hơn đồng nội tệ.

+ Tạo sự chênh lệch về lãi suất một cách hợp lý giữa đồng ngoại tệ và đồng nội tệ, giúp người dân nhận thấy việc gửi tiết kiệm bằng đồng nội tệ sẽ có lợi nhiều hơn. + Từng bước hạn chế đến chấm dứt hẳn cho vay bằng ngoại tệ. Tuy nhiên cần cân

nhắc một số đối tượng thực sự có nhu cầu

Có như vậy, ta mới có thể chấm dứt hoàn toàn hiện tượng “Đô la hóa”, lúc đó người dân sẽ chuyển sang sử dụng đồng nội tệ, từng bước xây dựng lại hình ảnh, niềm tin vào sức mạnh của đồng nội tệ, tiến tới mục tiêu cuối cùng là tiền đồng VND có thể tự do chuyển đổi hoàn toàn song song đó là giảm thiểu tình trạng lạm phát.

− Cần minh bạch, nhất quán các chính sách tỷ giá, lãi suất ngân hàng, các chương trình hỗ trợ, thắt chặt kinh tế,… từ đó tạo lập niềm tin vào đồng nội địa trong dân chúng, giúp đồng nội địa có thể tự do chuyển đổi, trở thành đồng tiền mạnh như các quốc gia phát triển trên thế giới.

− Giảm lạm phát đến mức thấp nhất bằng các chính sách tiền tệ, thắt chặt cung tiền và tín dụng đồng thời cân đối thu-chi ngân sách một cách hợp lý, giảm bớt chi thường xuyên vào đầu tư công (hỗ trợ giá điện, xăng dầu,…)

− Ngoài các giải pháp trên, một phần trong việc tạo lập niềm tin cho VND trong dân chúng là cải thiện giá trị của đồng Việt Nam, cụ thể là cải tiến chất liệu tạo tiền, tránh tình trạng tiền polymer Việt Nam hiện nay không được bền, dễ bay màu, rách, không tạo được sự yêu quý, trân trọng đồng tiền.

− Học hỏi kinh nghiệm từ các nước có nền kinh tế như Việt Nam. Trường hợp của Indonesia có thể được coi là “tấm gương” cho Việt Nam học tập trong việc nâng cao uy tín cho đồng nội tệ. Năm 2008 và 2009, hoàn cảnh của Indonesia về cơ bản giống Việt Nam ở chỗ: nền kinh tế cũng bị “đô la hóa” và độ uy tín của nền kinh tế theo đánh giá của giới phân tích đều tương tự.

Nhưng từ 2009 và 2010, Indonesia có những bước điều chỉnh và phối hợp chính sách rất nhịp nhàng giữa tiền tệ và tài khóa nên vừa giảm lạm phát, vừa thúc đẩy phát triển kinh tế và nhờ đó, đồng tiền lên giá so với USD, trái phiếu Chính phủ phát hành rất thuận lợi, dòng vốn đầu tư nước ngoài liên tục chảy vào. Để có được kết quả như vậy, nước này đã có những bước đi rất khôn ngoan, mà biểu hiện rõ nét nhất là sự minh bạch. Hàng

tháng, Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Indonesia chủ động tổ chức họp báo và công bố tất cả các số liệu liên quan đến tình hình nợ quốc gia, chi tiêu chính phủ, dự trữ ngoại hối, lạm phát, tăng trưởng… cho các nhà đầu tư nước ngoài. Theo các chuyên gia kinh tế, sự minh bạch có thể là nơi nuôi dưỡng niềm tin, từ đó tạo nên sự ổn định của các biến số kinh tế vĩ mô, trong đó có tỷ giá.

Giải quyết được các vấn đề trên, tiền đồng Việt Nam trước mắt sẽ giải quyết được tình hình kinh tế đang lạm phát như hiện nay, tiếp đến là tạo được bước chuyển biến tích cực trong mục tiêu trở thành đồng tiền tự do chuyển đổi.

Một phần của tài liệu Tự do hóa tài chính ở Việt Nam – Thực tiễn chuyển đổi đồng tiền Việt Nam (90trang).doc (Trang 84 - 89)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w