Một số giải pháp thúc đẩy tự do hóa thị trường tài chính Việt Nam:

Một phần của tài liệu Tự do hóa tài chính ở Việt Nam – Thực tiễn chuyển đổi đồng tiền Việt Nam (90trang).doc (Trang 54 - 71)

VIỆT NAM 4.1 Định hướng:

4.3. Một số giải pháp thúc đẩy tự do hóa thị trường tài chính Việt Nam:

điều kiện hiện tại của nền kinh tế Việt Nam, chúng tôi sau đây sẽ đi vào các giải pháp cụ thể để thúc đẩy quá trình tự do hóa tài chính ở nước ta cho một số lĩnh vực chính yếu như: chính sách về tỉ lệ dự trữ bắt buộc, lĩnh vực ngân hàng, thị trường lãi suất, chính sách về tỉ giá, thị trường bất động sản, thị trường chứng khoán, tài khoản vãng lai, tài khoản nguồn vốn, chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ.

Đối với tài khoản vãn lai

Trong ngắn hạn chúng ta nên thực hiện một số giải pháp sau:

Thứ nhất: giảm thâm hụt thương mại thông qua hạn chế nhu cầu đầu tư và tiêu dùng:

+ Tăng lãi suất + Thắt chặt tín dụng

Thứ hai: giảm thâm hụt ngân sách thông qua cắt giảm chi tiêu, đầu tư công: + Cắt giảm mạnh mẽ chi tiêu công

+ Ngừng ngắn hạn các khoản đầu tư công (áp dụng trên cơ sở thận trọng) + Kiểm soát chặt chẽ hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước

Thứ ba: Tìm kiếm thêm các dòng vốn khả dĩ bù đắp trong ngắn hạn: + Tăng cường ODA

+ Đẩy mạnh thu hút FDI (trên cơ sở thận trọng nhằm tránh nguy cơ tiếp nhận FDI chất lượng kém để lại tác động tiêu cực dài hạn), đồng thời cải thiện tốc độ giải ngân thực hiện các dự án đã cấp phép.

+ Tạo thuận lợi thu hút kiều hối

+ Hợp tác chặt chẽ với các định chế tài chính quốc tế truyền thống : IMF, WB

+ Kêu gọi, xây dựng, triển khai Quỹ dự phòng bình ổn trong ASEAN – Đông Á (các nước cũng rất e ngại tác động dây chuyền từ đổ vỡ của bất kỳ thành viên nào trong khu vực)

Thứ tư: chính sách tiền tệ và tỷ giá hối đoái + Tiếp tục thắt chặt tiền tệ

+ Cho phép đồng Việt Nam được biến động linh hoạt hơn. Ngoài ra trong kế hoạch dài hạn, chúng ta cũng nên thực hiện:

Thứ nhất: tăng hiệu quả đầu tư của cả khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh lẫn DNNN. Cải thiện chỉ số ICOR.

Thứ ba: giảm thâm hụt ngân sách thông qua cắt giảm chi tiêu, đầu tư công: đặt mục tiêu cắt giảm thâm hụt ngân sách thành chiến lược dài hạn.

Đối với tài khoản nguồn vốn

Thứ nhất, tiếp tục thu hút nguồn vốn nước ngoài nhưng phải đảm bảo cơ cấu nguồn vốn hợp lý, lành mạnh và không chứa đựng rủi ro rút vốn đột ngột.

Thứ hai, tập trung các nguồn vốn đầu tư trực tiếp vào các lĩnh vực có liên kết với các ngành sản xuất trong nước, tạo chuỗi giá trị cao, tập trung vào các vấn đề xử lý chất thải để đảm bảo môi trường và đảm bảo cho tăng trưởng và phát triển kinh tế bền vững trong tương lai.

Thứ ba, việc phát triển thị trường chứng khoán phải đảm bảo đi đôi vốn với việc đảm bảo huy động vốn qua thị trường này vào sản xuất kinh doanh để giảm bớt áp lực vốn.

Cuối cùng, các chính sách kinh tế vĩ mô phải được phối hợp và điều hành đồng bộ, hợp lý, chú trọng đến hiệu quả sử dụng vốn. Đối với hệ thống tài chính, cần phải tăng cường khả năng cạnh tranh cũng như tăng cường hệ thống giám sát, cảnh báo biến động của các nguồn vốn.

Nhìn chung, cần phải tiến hành tự do hóa các giao dịch vốn từng bước phù hợp với những điều kiện thực tiễn của nền kinh tế. Bên cạnh đó, cần gắn nó với việc điều hành các chính sách kinh tế vĩ mô. Hệ thống ngân hàng phải đủ mạnh để đủ sức ứng phó với những rủi ro khi các nguồn vốn biến động và hệ thống giám sát tài chính phải được củng cố và phát triển.

Đối với lĩnh vực ngân hàng

Ngân hàng Nhà nước và Bộ Tài chính phối hợp tăng khối lượng tín phiếu Kho bạc Nhà nước đấu thầu hàng quý, hàng năm. Có thể tăng tần suất các phiên đấu thầu từ 1 phiên/1tuần hiện nay lên 2 phiên/tuần. Linh hoạt hơn nữa lãi suất đấu thầu qua các phiên theo sát diễn biến trên thị trường. Thời hạn tín phiếu cũng có thể đa dạng hơn, như kỳ hạn 60 ngày, 90 ngày... thay cho chỉ có loại 360 ngày như hiện nay. Cần có cơ chế để các Ngân hàng thương mại cổ phần và Ngân hàng khác có quy mô nhỏ hơn có thể trúng thầu tín phiếu trên thị trường này. Đặc biệt là Bộ Tài chính cần có biện pháp đưa các Công ty bảo hiểm, tổ chức bảo hiểm tham gia đấu thầu tín phiếu, không nên để tình trạng lãng phí vốn hay quan hệ tiền gửi không kỳ hạn trực tiếp với các TCTD như hiện nay.

chế điều hòa vốn linh hoạt hơn của hệ thống này. Trên cơ sở đó tạo điều kiện thu hút Quỹ tín dụng tham gia thị trường liên ngân hàng và các dạng khác của thị trường tiền tệ so Ngân hàng nhà nước tổ chức, vận hành.

Ngân hàng Nhà nước nâng cấp thị trường nội tệ liên ngân hàng, thể hiện rõ vai trò can thiệp cuối cùng của Ngân hàng Nhà nước trên thị trường này. Tiến tới công bố được lãi suất thị trường nội tệ liên ngân hàng ở Việt Nam do là lãi suất chủ đạo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Tích cực áp dụng các thông lệ và chuẩn mực quốc tế trong hoạt động Ngân hàng thương mại. Đặc biệt là chuẩn mực về kế toán, kiểm toán, qui chế quan hệ bắt buộc giữa các Ngân hàng trung gian với Ngân hàng trung ương về tái cấp vốn, thị trường mở, thanh toán quốc gia và các chuẩn mực về thanh tra – giám sát Ngân hàng.

Mở cửa thị trường Ngân hàng, nới lỏng dần theo lộ trình các hạn chế về quyền tiếp cận và nội dung hoạt động của chi nhánh cũng như Ngân hàng 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam bắt đầu được xem xét cho thành lập từ 01/4/2007.

Xoá bỏ dần, tiến tới xoá bỏ tối đa các giới hạn đối với các Ngân hàng nước ngoài về số lượng đơn vị, hình thức pháp nhân, tỷ lệ góp vốn của bên nước ngoài (tại NĐ 69 đã dẫn, ngoài tỷ lệ “trần” ghi ở điều 4, nhà đầu tư nước ngoài còn được “mua lại” cổ phần của nhà đầu tư trong nước theo điều 8.3), tổng giao dịch nghiệp vụ Ngân hàng, mức huy động vốn VND, loại sản phẩm, loại dịch vụ Ngân hàng trên lãnh thổ Việt nam.

Xây dựng khuôn khổ pháp lý hoàn chỉnh và phù hợp với luật lệ quốc tế để tạo sân chơi bình đẳng cho các Ngân hàng thương mại trên lãnh thổ Việt Nam cùng phát triển và cạnh tranh lành mạnh.

Đối với thị trường lãi suất

Hoàn thiện các quy định về lãi suất, quy chế quản lý ngoại hối theo thông lệ quốc tế. Hiện nay, hoạt động lãi suất của nước ta còn ở mức độ tự do hóa thấp. Chúng ta đang quy định lãi suất thỏa thuận, song Ngân hàng Nhà nước vẫn công bố lãi suất cơ bản hàng tháng dựa trên lãi suất cho vay của 15 khách hàng kinh doanh hiệu quả nhất trong từng thời kỳ. Như đã phân tích ở trên, lãi suất đó chưa dựa vào quan hệ cung - cầu về vốn trên thị trường. Bởi lãi suất cơ bản cần được xác định trên cơ sở lãi suất của thị trường liên ngân hàng sẽ phản ánh chính xác quan hệ cung - cầu vốn trong nền kinh tế và các Tổ chức tài chính trung gian. Thông qua hoạt động huy động và sử dụng vốn giữa các ngân hàng, các

ngân hàng có thể chào bán vốn hoặc xin vay đối với khách hàng của mình. Vì vậy, lãi suất liên ngân hàng phản ánh quan điểm và tín hiệu của Ngân hàng Nhà nước đối với các tổ chức tín dụng, cũng như trạng thái cung cầu về vốn khả dụng của các Ngân hàng Thương mại. Nó là cơ sở để xác định lãi suất thị trường, phản ánh xu hướng lãi suất của Ngân hàng Nhà nước. Lãi suất liên ngân hàng là cơ sở để các thành viên tham gia thị trường xác định đúng lãi suất tiền gửi, lãi suất tiền vay đối với khách hàng của mình. Lãi suất này tăng, giảm có thể cho thấy mức tăng giảm tương ứng của lãi suất thị trường trong thời gian trước mắt. Vì thế, để lãi suất tiếp tục tự do hóa, Nhà nước cần hoàn thiện các quy định về lãi suất phù hợp với thông lệ quốc tế. Đó là các lãi suất trên thị trường liên ngân hàng (cả thị trường nội tệ lẫn ngoại tệ): hình thành và hoàn thiện cơ chế điều hòa vốn trên thị trường liên ngân hàng để hình thành lãi suất chỉ đạo VIBOR, lãi suất tái chiết khấu, lãi suất trên thị trường trái phiếu chính phủ...

Muốn vậy, cần phát triển và hoàn thiện thị trường nội tệ liên ngân hàng, thị trường đấu thầu trái phiếu chính phủ, nghiệp vụ thị trường mở để lấy mức lãi suất trên các thị trường này làm cơ sở cho việc xác định lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam. Nhà nước cần công bố lãi suất tiền gửi và cho vay bằng đồng Việt Nam tính theo năm, các kỳ hạn cụ thể đối với lãi suất cho vay và huy động được tính trên cơ sở lãi suất năm như đối với lãi suất ngoại tệ cho phù hợp với thông lệ quốc tế. Thời gian qua, lãi suất tiền gửi và cho vay tại các Ngân hàng thương mại trong nước được ấn định tương đối cao để phù hợp với mức lạm phát từng thời kỳ. Nếu tính lãi suất theo năm sẽ ảnh hưởng đến tâm lý của người vay do mức lãi suất quá cao. Nhưng hiện nay lãi suất đang được duy trì ở mức thấp, nên hoàn toàn có điều kiện để xác định và công bố lãi suất theo năm đối với cả tiền gửi và cho vay, theo đúng thông lệ quốc tế. Hơn nữa việc tính lãi suất theo năm sẽ phản ánh một cách chính xác các chi phí về vốn đối với người gửi, người vay và các Ngân hàng thương mại. Việc phát hành trái phiếu, tín phiếu của Chính phủ phải được tiến hành thông qua đấu thầu qua Ngân hàng Nhà nước và thị trường chứng khoán. Nên chấm dứt hình thức phát hành trực tiếp tới dân chúng theo lãi suất cố định. Tránh việc cạnh tranh không lành mạnh giữa lãi suất tín dụng nhà nước và lãi suất kinh doanh của các Ngân hàng thương mại, đồng thời tiết kiệm chi phí cho Ngân sách Nhà nước.

Ngân hàng Nhà nước cũng nên bỏ khống chế lãi suất tiền gửi tối đa bằng đô la Mỹ đối với pháp nhân tại các Tổ chức tín dụng để tiến tới tự do hóa hoàn toàn lãi suất tiền gửi

ngoại tệ, nên trao quyền cho các Tổ chức tín dụng tự chủ trong việc phát hành trái phiếu của mình trên cơ sở các điều kiện và quy định của Nhà nước. Tiến tới thực hiện cơ chế điều hành hệ thống lãi suất chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước – lãi suất tái chiết khấu và lãi suất cho vay qua đêm. Với lãi suất cơ bản, khi đã bỏ biên độ thì vai trò của nó thực chất chỉ còn mang tính hướng dẫn, tham khảo, không có vai trò kiểm soát và tác động trực tiếp tới lãi suất trên thị trường. Vì vậy, vẫn chuyển sang cơ chế lãi suất chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước.

Trong điều kiện nền kinh tế mở, hội nhập, lãi suất có quan hệ mật thiết với tỷ giá (lãi suất ngoại tệ). Giữa lãi suất và tỷ giá có mối quan hệ chặt chẽ, nếu tỷ giá có xu hướng giảm thì người ta bắt đầu quan tâm đến lãi suất, nếu lãi suất có hướng giảm thì ngược lại, người ta lại quan tâm đến tỷ giá. Các hành vi bán – mua – gửi ngọai tệ luôn quan hệ xoắn xuýt với nhau và nó sẽ tạo ra dòng chuyển giữa đồng Việt Nam và ngoại tệ. Vì vậy, quan tâm đến lãi suất không thể không quan tâm đến tỷ giá và ngược lại. Vì vậy, bên cạnh việc hoàn thiện các quy định về lãi suất, Ngân hàng Nhà nước cần ban hành đồng bộ hơn quy chế về quản lý ngoại hối và điều hành tỷ giá. Có nghĩa là:

Tiếp tục hoàn chỉnh hệ thống văn bản về chính sách quản lý ngoại hối: tăng cường công tác quản lý ngoại hối khu vực biên giới trên bộ với Trung Quốc, Lào và Campuchia. Sửa đổi một số nghị định ban hành năm 1998 và 1999, minh bạch hóa chính sách và cải cách hành chính về quản lý ngoại hối. Pháp lệnh ngoại hối cần khẩn trương đi vào thực tiễn và đồng bộ hóa các văn bản hướng dẫn, đánh giá mức độ thực thi của Pháp lệnh ngoại hối. Nâng cao năng lực của hệ thống ngân hàng để có thể đảm đương được nhiệm vụ chuyển tiền, thanh toán ngoại hối cho khách hàng một cách thuận lợi nhất.

Luật hóa các hoạt động ngoại hối bao gồm các hoạt động đầu tư, vay và cho vay, bảo lãnh, mua bán các giao dịch về ngoại hối. Nghiên cứu cơ chế chính sách để tạo điều kiện cho các tổ chức kinh tế kể cả Ngân hàng thương mại được phép thu hút ngoại tệ thông qua việc phát hành trái phiếu, cổ phiếu ra thị trường trong nước và quốc tế. Sửa đổi các quy định về tiền tệ, ngoại hối đối với các nhà đầu tư nước ngoài với tinh thần thông thoáng nhất, tự do hóa thị trường giao dịch ngoại hối để các nhà đầu tư nước ngoài có điều kiện thuận lợi khu mua bán ngoại tệ phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

Đổi mới căn bản cơ chế quản lý ngoại hối và cơ chế quản lý nợ nước ngoài theo hướng tự do hóa giao dịch vãng lai, kiểm soát có lựa chọn giao dịch tài khoản vốn, trên cơ

sở đó xây dựng và hoàn thiện thị trường hối đoái. Đổi mới chính sách tỷ giá theo hướng tỷ giá hình thành một cách khách quan trên cơ sở cân bằng cung cầu ngoại tệ trên thị trường, có sự điều tiết của Nhà nước. Phát triển mạnh mẽ thị trường ngoại tệ liên ngân hàng song song với việc phát triển thị trường tiền tệ liên ngân hàng. Quản lý chặt chẽ các khoản vay nợ nước ngoài, đặc biệt là vay ngắn hạn. Kiểm soát chặt chẽ việc bảo lãnh vay trả chậm của các Ngân hàng thương mại cho các doanh nghiệp vay từ nước ngoài.

Cải cách hệ thống thanh toán, khuyến khích người dân mở tài khoản séc cá nhân và thanh toán qua hệ thống ngân hàng. Tăng cường mệnh giá đồng Việt Nam. Tiếp tục khép dần khoảng cách giữa lãi suất cho vay đồng ngoại tệ và lãi suất cho vay đồng nội tệ. Lãi suất đồng ngoại tệ phải có sức hấp dẫn để thực hiện tốt chính sách thu hút vốn hiện nay ở nước ta. Việc giảm chênh lệch giữa lãi xuất đồng ngoại tệ và đồng nội tệ là làm cho chêng lệch này phản ánh đúng rủi ro tín dụng và dự tính của tỷ giá. Theo đó, khi tỷ giá biến động có chiều hướng tăng thì Ngân hàng Nhà nước có thể tăng lãi suất để phản ánh đầy đủ rủi ro và ngăn chặn xu hướng tăng tỷ giá.

Từng bước nới lỏng các quy định mang tính hành chính, tạo lập môi trường kinh doanh bình đẳng hơn cho các Ngân hang thương mại trong đó Ngân hàng thương mại Nhà nước là đối tượng phải chịu nhiều quy định mang tính hành chính, làm mất đi sự linh hoạt và chủ động trong các quyết định kinh doanh. Điều đó thể hiện trước hết ở các hoạt động cho vay theo chri định, cho vay chính sách. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến nợ quá hạn rất cao ở các ngân hàng này. Vì thế, cần dỡ bỏ các ràng buộc về mặt hành chính để các Ngân hang thương mại Nhà nước tự chủ hơn trong kinh doanh, bằng việc xóa bỏ dần cho vay chính sách trong các Ngân hang thương mại hoạt động kinh doanh.

Nâng cao năng lực quản lý và vai trò giám sát của Ngân hàng Nhà nước. Cùng với

Một phần của tài liệu Tự do hóa tài chính ở Việt Nam – Thực tiễn chuyển đổi đồng tiền Việt Nam (90trang).doc (Trang 54 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w