Nguyên nhân tình trạng mất giá đồng tiền hiện nay

Một phần của tài liệu Tự do hóa tài chính ở Việt Nam – Thực tiễn chuyển đổi đồng tiền Việt Nam (90trang).doc (Trang 79 - 80)

THỰC TIỄN TÍNH CHUYỂN ĐỔI CỦA ĐỒNG TIỀN VIỆT NAM 5.1 Đồng tiền tự do chuyển đổ

5.2.1. Nguyên nhân tình trạng mất giá đồng tiền hiện nay

Một số lý do dẫn đến tình trạng mất giá VND như hiện nay có thể kể đến:

− VND được/bị chủ trương làm yếu để hổ trợ xuất khẩu, hạn chế nhập siêu.

− VND được/bị phát hành thêm nhiều hơn hệ thống bản vị vàng hay USD bản vị và hàng hóa trên thị trường gây nên lạm phát cao trong nước.

− VND chưa được giao dịch quốc tế rộng rãi tạo điều kiện cho USD và Vàng là sự lựa chọn tất yếu trong giao dịch trong và ngoài nước

− Các chính sách pháp luật chưa thực sự nâng đỡ và bảo vệ giá trị VND khiến uy tín VND mất dần vai trò trong các giao dịch thương mại.

− Các yếu tố đầu cơ tiền tệ trong và ngoài nước cũng như mất cân đối tiền - hàng do cung - cầu trong và giữa các nền kinh tế.

− Tâm lý và niềm tin của người dân vào đồng VND phụ thuộc vào chính sách điều hành kinh tế vĩ mô của nhà nước và các thành quả điều hành trong quá khứ.

− VND bị suy yếu sẽ làm giảm giá trị tài sản của người dân, những ai lựa chọn VND làm hệ quy chiếu để cất giữ tài sản, những ai mua bán, thanh toán giao dịch hàng hóa sử dụng tiền VND, gửi tiết kiệm bằng VND, cất giữ tiền VND ..v.v.. đều gặp rủi ro khi VND mất giá so với USD và vàng và lạm phát cao. Tình trạng này như hiện nay đã dần đến hiện tượng “Đô la hóa” hoặc đầu cơ Vàng đang là nỗi bức xúc của người dân và Chính phủ hiện nay.

− Thông tin về chính sách tiền tệ không minh bạch, rõ ràng ra công chúng.

5.2.2. Mục tiêu:

Trước hết, chúng ta có thể khẳng định rằng, đồng bản tệ của quốc gia nào trở thành đồng tiền chuyển đổi, thì nó sẽ có vai trò tích cực đối với việc phát triển nền kinh tế quốc dân của quốc gia đó. Chuyển đổi tiền tệ chỉ tồn tại trong một nền kinh tế phát triển bền vững, tự do cạnh tranh và không bị ràng buộc bởi bất cứ một hạn chế nào về quan hệ thương mại và thanh toán. Tính chuyển đổi của đồng tiền có vai trò định hướng cho các nhà sản xuất cũng như tiêu thụ hàng hoá. Trong điều kiện hội nhập, thì thị trường nội địa là một phần của thị trường thế giới, và ngược lại, thị trường thế giới sẽ là cầu nối cho sự phát triển của thị trường nội địa. Khi đồng bản tệ của một quốc gia có cơ chế tự do chuyển đổi thì các nhà sản xuất và tiêu thụ hàng hoá của quốc gia đó, khi có kế hoạch định hướng thị trường, sẽ có phương án lựa chọn thị trường tối ưu hơn so với điều kiện đồng bản tệ không tự do chuyển đổi. Vì vậy, có thể nói rằng tính chuyển đổi của tiền tệ làm cho thị trường nội

địa và thế giới liên kết lẫn nhau chặt chẽ hơn, tạo khả năng cho thị trường nội địa phản ứng một cách linh hoạt đối với biến đổi trên thị trường thế giới và như vậy, nó có thể tác động tích cực đến việc phát triển nền kinh tế quốc gia có đồng bản tệ chuyển đổi.

Với những ưu việt trên, cần có những động thái tức thời, tích cực để khôi phục vị thế đồng nội địa trong dân chúng, do đó, mục tiêu trước mắt và lâu dài của Chính phủ trong việc nâng cao VND hiện tại là:

− Để trở thành một đồng tiền mạnh như các đồng Đô la Mỹ, Bảng Anh, Euro, Yên Nhật,…như hiện nay, các quốc gia này đã trải qua một giai đoạn biến chuyển lâu dài và sóng gió.

− Trong lịch sử nước Việt Nam, Nhà nước chúng ta cũng đã không ngừng thay đổi, nâng cao vị thế của đồng Việt Nam trên thương trường quốc tế. Tuy nhiên, với hạn chế về mặt quản lý, tầm nhìn vĩ mô, chiến lược khiến đồng tiền của chúng ta vẫn chưa có những khởi sắc rõ rệt.

− Qua đánh giá của các chuyên gia kinh tế trong và ngoài nước, tính chuyển đổi đồng tiền của Việt Nam (VND) của chúng ta hiện nay vẫn được xem là khá thấp, còn nhiều hạn chế để có thể trở thành một đồng tiền tự do chuyển đổi trong một thời gian khá dài.

− Do đó, mục tiêu ngắn hạn trước mắt của Chính phủ và Nhà nước ta là từng bước nâng cao tính chuyển đổi của đồng tiền, phù hợp với mức độ tăng trưởng của Việt Nam về nhiều mặt. Cụ thể vào ngày 04/07/2007, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 98/2007/QĐ-TTg về việc phê duyệt “Đề án nâng cao tính chuyển đổi của đồng tiền Việt Nam, khắc phục tình trạng đô la hóa” trong nền kinh tế, bước đầu xây dựng cơ chế để VND tham gia thanh toán xuất nhập khẩu, tham gia quan hệ vay, trả nợ nước ngoài và đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.

Đây là những mục tiêu không phải vừa được đề ra mà là mong muốn từ rất lâu của Nhà nước ta cũng như của nhân dân Việt Nam. Qua đó, đã từng bước có được những kết quả khả quan, tạo tiền đề cho việc đạt mục tiêu này.

Một phần của tài liệu Tự do hóa tài chính ở Việt Nam – Thực tiễn chuyển đổi đồng tiền Việt Nam (90trang).doc (Trang 79 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w