Kinh nghiệm tự do hóa tài chính của Thái Lan

Một phần của tài liệu Tự do hóa tài chính ở Việt Nam – Thực tiễn chuyển đổi đồng tiền Việt Nam (90trang).doc (Trang 44 - 46)

KINH NGHIỆM TỰ DO HÓA TÀI CHÍNH THEO WTO Ở MỘT SỐ NƯỚC

3.1. Kinh nghiệm tự do hóa tài chính của Thái Lan

Thái Lan gia nhập WTO vào ngày 1/1/1995 và có những cam kết đầu tiên về dịch vụ tài chính như sau:

Cam kết theo chiều ngang, Thái Lan đã mở rộng về dịch vụ tài chính như cam kết khi gia nhập WTO như sau:

− Chỉ cho phép hiện diện thương mại thông qua hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn đăng ký ở Thái Lan, trong đó vốn sở hữu nước ngoài không vượt quá 49% vốn đăng ký và số lượng cổ đông nước ngoài phải ít hơn một nửa tổng số lượng cổ đông.

− Không có hạn chế về đối xử quốc gia.

− Không hạn chế đối với sự di chuyển tạm thời của thể nhân trừ trường hợp chuyển giao ở cấp quản lý hoặc cấp chuyên gia trong vòng một năm (tổng thể không quá 3 năm).

− Người nước ngoài không được phép mua hoặc sở hữu đất đai.

Cam kết trong ngành, phân ngành cụ thể:

− Trong lĩnh vực ngân hàng, dịch vụ bảo hiểm và bảo hiểm phi nhân thọ, không được phép cung cấp dịch vụ tài chính qua hình thức xuyên biên giới và tiêu dùng ngoài lãnh thổ.

− Thái Lan cũng quy định về mức tối đa sở hữu nước ngoài trong các định chế tài chính là: đối với bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ là 25% vốn đăng ký; các dịch vụ hỗ trợ bảo hiểm (trừ quỹ lương hưu) là 49%; văn phòng đại diện của ngân hàng thương mại là 0%; ngân hàng nội địa là 25% (mỗi công ty tối đa 10%); công ty chứng khoán là 49%; công ty quản lý tài sản là 25% trong 5 năm đầu và 49% trong 5 năm tiếp theo; công ty cho thuê tài chính, dịch vụ bao thanh toán, thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ là 49%. Như vậy, ta thấy rằng Thái Lan rõ ràng chỉ tự do hóa tài chính chỉ một phần và đối với lĩnh vực ngân hàng là không hề có một sự tự do nào đối với các ngân hàng nước ngoài. Động tác này nhằm vào việc Thái Lan bảo hộ cho các định chế tài chính nước mình tránh sự cạnh tranh mạnh mẽ dẫn đến việc sở hữu các tổ chức tài chính nội địa của các nước đầu tư vào Thái Lan.

− Trong lĩnh vực ngân hàng thì Thái Lan không có hạn chế trong việc cung cấp dịch vụ tài chính nhưng ngoại trừ dịch vụ tư vấn tài chính và xử lý dữ liệu tài chính; hiện diện thương mại không hạn chế đối với các chi nhánh ngân hàng đã hoạt động.

− Đối với các công ty chứng khoán, Thái Lan không giới hạn việc tiếp cận thị trường và đối xử quốc gia theo phương thức tiêu dùng ngoài lãnh thổ. Cụ thể là cho phép đối xử quốc gia đối với phương thức cung cấp xuyên quốc gia; cho phép tiếp cận thị trường theo phương thức hiện diện thương mại đối với các văn phòng đại diện. Từ khi gia nhập WTO đến trước cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997, Thái Lan kiểm soát chặt chẽ các nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài nhưng lại thả lỏng đối với nguồn vốn vay nước ngoài. Số vốn vay này được tổ chức hỗ trợ ngân hàng Thái Lan thu hút rất đáng kể. Nhưng số vốn này được tiếp tục cho vay mà không tính đến tính hiệu quả của dự án. Cộng thêm chính sách kinh tế vĩ mô không phù hợp đã khiến cho Thái Lan trở thành nước châm ngòi cho khủng hoảng tài chính Châu Á năm 1997. Nổi bật trong chính sách đó chính là việc Thái Lan neo tỷ giá cố định theo đông đô la Mỹ dẫn đến việc đồng Baht được đánh giá cao hơn thực tế mà dự trữ về ngoại tệ của ngân hàng trung ương không đủ đáp ứng cho giá trị của đồng Bath.

Sau khủng hoảng, một mặt Thái Lan dựa vào nguồn vốn hỗ trợ từ IMF mặt khác bắt đầu mở cửa đón nhận nguồn vốn đầu tư nước ngoài nhằm tái vốn hóa hệ thống ngân hàng trong nước đang gặp khó khăn, thu hút công nghệ ngân hàng tiên tiến và bắt đầu thay đổi về mặt chính sách. Tỷ lệ sở hữu nước ngoài trong hệ thống ngân hàng cũng được điều chỉnh gia tăng đáng kể. Kết quả là lĩnh vực ngân hàng tại Thái Lan đã có những bước chuyển biến tích cực và năng động đối với lĩnh vực tài chính tại Thái Lan.

Một phần của tài liệu Tự do hóa tài chính ở Việt Nam – Thực tiễn chuyển đổi đồng tiền Việt Nam (90trang).doc (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w