Tự do hóa lãi suất

Một phần của tài liệu Tự do hóa tài chính ở Việt Nam – Thực tiễn chuyển đổi đồng tiền Việt Nam (90trang).doc (Trang 30 - 32)

Việc điều hành lãi suất đã từng bước gỡ bỏ dần các ràng buộc trong cơ chế điều hành lãi suất. Qua nhiều lần thay đổi cơ chế điều hành lãi suất, hiện nay đã tiến tới tự do hóa lãi suất hoàn toàn. Có thể tham khảo bảng 3 bảng lãi suất danh nghĩa qua các năm trong phần phụ lục.

Giai đoạn trước tháng 6/1992: ngân hàng nhà nước can thiệp ở mức độ cao và trực tiếp vào lãi suất thông qua ấn định lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay. Cơ chế lãi suất âm và mang nặng tính chất bao cấp được duy trì trong suốt thời kỳ này. Giai đoạn từ tháng 6/1992 đến cuối năm 1995: chuyển từ cơ chế lãi suất thực âm sang cơ chế lãi suất thực dương, xóa bỏ về cơ bản sự chênh lệch lãi suất cho vay giữa các thành phần kinh tế, quản lý lãi suất theo một khung bao gồm lãi suất tối thiểu về tiền gửi và lãi suất tối đa về tiền vay. Ngân hàng nhà nước cho phép ngân hàng thương mại được thỏa thuận lãi suất với khách hàng ( áp dụng trong trường hợp huy động vốn bằng phát hành kỳ phiếu – lãi suất huy động có thể cao hơn lãi suất tiết kiệm cùng kỳ hạn 0.2%/tháng và cho vay cao hơn mức trần 2.1%/tháng)

Giai đoạn từ năm 1996- tháng 7/2000: Chuyển quy định khung lãi suất tối thiểu về tiền gửi – lãi suất tối đa về tiền vay thành quy định các mức lãi suất “trần” theo thời hạn

cho vay và khống chế chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suât huy động vốn bình quân 0.35%/tháng. Đến cuối tháng 1/1998, NHNN xóa bỏ quy định chênh lệch lãi suất, chỉ còn quy định trần lãi suất cho vay. Tháng 11/1999, ngân hàng nhà nước đưa vào sử dụng nghiệp vụ chiết khấu, tái chiết khấu giấy tờ cho các ngân hàng thương mại, lãi suất tái chiết khấu được quy định ở mức thấp hơn 0.05%/tháng so với lãi suất tái cấp vốn. Tháng 7/2000, ngân hàng nhà nước đưa vào sử dụng nghiệp vụ thị trường mở, lãi suất thị trường mở được hình thành qua các phiên giao dịch.

Từ tháng 8.2000 đến tháng 5.2001 áp dụng cơ chế lãi suất cơ bản, nghĩa là Ngân hàng Nhà nước sẽ công bố lãi suất cơ bản và biên độ dao động cho phép ngân hàng không được tính lãi suất cho vay vượt quá lãi suất cơ bản +0.3%/tháng đối với vốn ngắn hạn và 0.5%/tháng đối với vốn trung và dài hạn. Trên cơ sở đó ngân hàng thương mại sẽ quyết định lãi suất kinh doanh của mình.

Từ tháng 6.2001 đến tháng 5.2002 áp dụng cơ chế lãi suất cơ bản đối với đồng Việt Nam và lãi suất thị trường đối với ngoại tệ(USD). Tháng 11/2001, trần ngoại tệ cho vay ngoại tệ được xóa bỏ, từ đó cho phép người cho vay ngoại tệ trong nước có thể thương lượng lãi suất với ngân hàng nội địa và ngân hàng nước ngoài

Từ tháng 6.2002 đến nay thực hiện cơ chế lãi suất thỏa thuận cho cả Việt Nam đồng và ngoại tệ. Quyết định số 546/2002 QĐ-NHNN về thực hiện cơ chế lãi suất thỏa thuận trong hoạt động tín dụng là một bước ngoặc lớn đánh dấu sự mở đầu trong việc thực hiện cơ chế tự do hóa lãi suất. Nghĩa là việc ban hành lãi suất cơ bản của Ngân hàng Nhà nước chỉ mang tính chất làm tín hiệu cho thị trường, lãi suất được hình thành hoàn toàn dựa trên quan hệ cung cầu vốn thị trường và mức độ tín nhiệm trong quan hệ tài chính, tức là chính thức tự do hóa lãi suất.

Thực trạng tự do hoá lãi suất

Những mặt đạt được

− Tiến hành cải cách, điều chỉnh chính sách lãi suất làm cho lãi suất trong nền kinh tế đã trở thành công cụ quan trọng của Nhà nước nhằm thực thi chính sách tiền tệ, ổn định môi trường kinh tế vĩ mô, kiềm chế được lạm phát.

− Lãi suất góp phần nâng cao hiệu quả của nền kinh tế nói chung, kích thích sự tiết kiệm và khuyến khích đầu tư. Việc xóa dần chính sách ưu đãi về lãi suất đã dần dần tạo điều kiện cho các NHTM thực hiện tốt công tác hạch toán kinh tế và kinh doanh của mình được chủ động thuận lợi.

− Chính sách lãi suất qua các lần biến đổi đã tiến dần đến tự do hóa lãi suất, chuẩn bị cho sự hội nhập về lãi suất với nền kinh tế thế giới.

Những mặt còn hạn chế

− Thị trường tiền tệ liên ngân hàng còn thấp kém, chưa phát triển, diễn biến lãi suất chưa phản ánh xác thực tương quan cung cầu trên thị trường, chưa có lãi suất chuẩn trên thị trường tiền tệ.

− NHNN chưa có cơ chế nắm bắt đầy đủ và kịp thời diễn biến lãi suất liên ngân hàng.

− Tự do hóa lãi suất sẽ dẫn đến tình trạng chạy đua tăng lãi suất huy động vốn của các NHTM. Với việc liên tục đẩy lãi suất tăng cao như hiện nay, mặt bằng lãi suất huy động vốn chung của các ngân hàng ở mức 14%-15%, trong khi lãi suất cho vay tối là 18% sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Để đảm bảo kinh doanh có lợi nhuận, buộc các ngân hàng phải tăng các loại phí cấp tín dụng và phí thực hiện giao dịch tiền tệ làm ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của các doanh nghiệp cũng như gián tiếp đến nền kinh tế.

Các giải pháp góp phần thành công quá trình tự do hoá lãi suất ở Việt Nam

− Hoàn thiện các quy định về lãi suất, quy chế quản lý ngoại hối theo thông lệ quốc tế.

− Từng bước nới lỏng các quy định mang tính hành chính, tạo lập môi trường kinh doanh bình đẳng hơn cho các NHTM.

− Nâng cao năng lực quản lý và vai trò giám sát của NHNN.

− Lành mạnh hóa tình hình tài chính của các NHTM, nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTM khu vực nhà nước, rà soát lại các NHTM cổ phần.

Tóm lại: Quá trình tự do hóa lãi suất là một quá trình lâu dài, khó khăn. Nó gắn chặt với việc phát triển các thị trường tiền tệ và thị trường vốn trong nước, cũng như sự hoàn thiện của hệ thống pháp luật. Tự do hóa lãi suất là hạt nhân trong quá trình tự do hóa tài chính nội địa cũng như quốc tế; bởi vì để các quá trình tự do hóa tài khoản vốn, tự do hóa tín dụng... thành công, đòi hỏi cơ chế lãi suất phải được vận hành theo quy luật cung - cầu về vốn trên thị trường.

Một phần của tài liệu Tự do hóa tài chính ở Việt Nam – Thực tiễn chuyển đổi đồng tiền Việt Nam (90trang).doc (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w