Phân tích tình hình biến động tài sản của công ty năm 2008:

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình sử dụng vốn sản xuất kinh doanh của công ty cà phê Việt Thắng.doc (Trang 33 - 34)

- Thủ quỹ: Có nhiệm vụ thu chi, bảo quản tiền mặt, tuyệt đối giữ bí mật về số liệu sổ sách và tồn quỹ tiền mặt, kiểm tra đúng đủ trước khi chi tiền, ghi chép sổ quỹ

A. TSLĐ và ĐTNH 27.829

4.1.3. Phân tích tình hình biến động tài sản của công ty năm 2008:

Căn cứ vào bảng cân đối kế toán của công ty ngày 31-12-2008, ta lập bảng phân tích tình hình biến động của công ty như sau:

Bảng 4.3:Tình hình phân bổ vốn SXKD năm 2008:

Đơn vị tính: 1000 đồng

Chỉ tiêu Đầu năm Cuối kỳ So sánh

Giá trị % Giá trị % ± ∆ %

A. TSLĐ và ĐTNH 24.694.602 63,63 27.473.999 71,50 2.779.397 11,26

1. Vốn bằng tiền 2.588.936 10,48 1.917.609 6,98 (671.327) (25,93)

2. Đầu tư TCNH - - - -

3. Các khoản phải thu 16.406.788 66,44 16.592.529 60,39 185.741 1,13

4. Hàng tồn kho 3.239.212 13,12 5.918.985 21,54 2.679.773 82,73 5. TSLĐ khác 2.459.666 9,96 3.044.875 11,08 585.209 23,79 B. TSCĐ và ĐTDH 14.112.788 36,37 10.953.095 28,50 (3.159.693) (22,39) 1. TSCĐ 13.791.359 97,72 9.497.502 86,71 (4.293.857) (31,13) 2. Đầu tư TCDH - - - - 3. Chi phí XDCBDD 269.390 1,91 1.303.700 11,90 1.034.310 383,95 Tài sản dài hạn khác 52.039 0,37 151.893 1,39 99.854 191,88 Tổng 38.807.390 100,0 0 38.427.094 100,0 0 (380.296) (0,98)

(Nguồn: Phòng Kế toán – Tài vụ) Qua bảng 4.1 cho thấy, tổng tài sản đầu kỳ so với cuối kỳ của công ty trong năm vẫn giảm là 380.296.000 đồng, mức giảm là 0,98%. So với những năm trước thì năm 2008 là giảm ít nhất. Trong đó:

* TSLĐ và ĐTNH cuối kỳ so với đầu kỳ trong năm tăng 2.779.397.000 đồng, mức tăng là 11,26%. Nguyên nhân tăng này là do các khoản phải thu, hàng tồn kho, TSLĐ khác đều tăng. Cụ thể là:

Các khoản phải thu cuối kỳ so với đầu kỳ tăng 185.741.000 đồng ứng với mức tăng là 1,13%. Đây là do công ty đã bán hàng hóa chịu nhiều.

Hàng tồn kho cuối kỳ cũng tăng lên rất nhiều, tăng 2.679.773.000 đồng với mức tăng 82,73%. Đây chính là nguyên nhân mà công ty đã bán chịu hàng hóa nhiều. Công ty cần có những chính sách quản lý hàng tồn kho tốt hơn.

TSLĐ khác cuối kỳ so với đầu kỳ tăng 585.209.000 đồng, mức tăng 23,79%. Đây là do chi phí trả trước ngắn hạn tăng lên nhiều.

Chính vì các khoản phải thu, hàng tồn kho và TSLĐ khác tăng lên làm cho vốn bằng tiền giảm đi 671.327.000 đồng, mức giảm 25,93%. Lượng tiền mặt giảm đi như vậy làm cho khả năng thanh toán nhanh giảm đi nhưng khả năng thanh toán hiện thời lại tăng lên nhiều vì lượng tăng của hàng tồn kho lớn hơn rất nhiều vốn bằng tiền.

* TSCĐ và ĐTDH cuối kỳ so với đầu kỳ giảm 3.159.693.000 đồng, mức giảm 22,39%. Nguyên nhân là do:

TSCĐ giảm đi rất nhiều, giảm 4.293.857.000 đồng, mức giảm là 31,13%. Do trong năm này công ty đã giảm đi một lượng lớn đất đai vì bị chính quyền địa phương thu hồi và nguồn vốn ngân sách đường giao thông Đức Tín chuyển diao cho đơn vị khác.

Chi phí XDCBDD và tài sản dài hạn khác cuối kỳ so với đầu kỳ tăng. Cụ thể XDCBDD tăng 1.034.310.000 đồng, mức tăng 383,95%. Công ty đã đầu tư nhiều vào xây dựng cơ sở hạ tầng mới; tài sản dài hạn khác tăng 99.854.000 đồng, với mức tăng là 191, 88%.

Do TSCĐ và ĐTDH giảm nhiều như vậy nên TSLĐ và ĐTNH có tăng cũng không làm cho tổng tài sản tăng lên được.

Ta có tỷ suất đầu tư đầu kỳ:

Tỷ suất đầu tư = 14.112.788.000

38.807.390.000 x 100% = 36,366%

Ta có tỷ suất đầu tư cuối kỳ:

Tỷ suất đầu tư = 10.953.095.000

38.427.094.000 x 100% = 28,50%

Trong năm do TSCĐ giảm nhiều nên tỷ suất đầu tư giảm mạnh. Điều này sẽ làm giảm khả năng sản xuất của công ty vào những năm tiếp theo.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình sử dụng vốn sản xuất kinh doanh của công ty cà phê Việt Thắng.doc (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(68 trang)
w