Kết cấu và sự biến động của vốn lưu động:

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình sử dụng vốn sản xuất kinh doanh của công ty cà phê Việt Thắng.doc (Trang 52 - 55)

- Thủ quỹ: Có nhiệm vụ thu chi, bảo quản tiền mặt, tuyệt đối giữ bí mật về số liệu sổ sách và tồn quỹ tiền mặt, kiểm tra đúng đủ trước khi chi tiền, ghi chép sổ quỹ

4.5.1.Kết cấu và sự biến động của vốn lưu động:

Biểu đồ 3: kết cấu nguồn vốn

4.5.1.Kết cấu và sự biến động của vốn lưu động:

Để cho quá trình sản xuất kinh doanh được diễn ra liên tục thì công ty cần phải xác định được nhu cầu vốn lưu động cho phù hợp với tính chất và quy mô sản xuất kinh doanh. Tình hình vốn lưu động được thể hiện qua bảng sau:

Qua bảng 4.11 (trang sau) cho thấy, tổng vốn lưu động năm 2007 giảm so với năm 2006 là 3.134.800.000 đồng, giảm 11,26%. Năm 2008 so với năm 2007 tăng 2.779.396.000 đồng, tăng 11,26%. Trong đó:

- Vốn bằng tiền: năm 2007 so với năm 2006 tăng 1.932.918.000 đồng, tăng 294,64%. Năm 2008 so với năm 2007 giảm 671.327.000 đồng, giảm 25,93%. Lượng vốn bằng tiền của công ty chiếm tỷ trọng rất thấp trong tổng vốn lưu động, điều này làm cho khả năng thanh toán của công ty bị hạn chế.

- Các khoản phải thu: năm 2007 so với năm 2006 giảm 7.622.541.000 đồng, tương ứng với tỷ lệ giảm là 31,72%. Đây là điều đáng mừng, chứng tỏ trong năm này công ty đã có những biện pháp đẩy mạnh quá trình thu hồi vốn giảm bớt lượng vốn bị ứ đọng trong khâu thanh toán. Tuy nhiên đến năm 2008 so với năm 2007 lại tăng nhẹ, tăng 185.741.000 đồng, mức tăng 1,13%.

- Hàng tồn kho: trong ba năm liên tục tăng, năm 2007 so với năm 2006 tăng 1.753.815.000 đồng, tăng 118,07%. Năm 2008 tăng 2.679.773.000 đồng so với năm 2007, tăng 82,73%. Nguyên nhân tăng là do năng lực sản xuất của tài sản cố định tăng và giá cả cà phê trên thị trường giảm xuống. Hàng tồn kho tăng như vậy sẽ làm cho khả năng thanh toán nhanh giảm xuống.

Tài sản lưu động khác: chiếm một tỷ trọng khá lớn trong công ty và liên tục tăng. Cụ thể năm 2007 tăng 801.008.000 đồng, tăng 48,29% so với năm 2006, năm

2008 tăng 585.209.000 đồng, tăng 23,29%. Công ty cần có những biện pháp nhằm giảm lượng vốn tồn đọng trong khâu này.

Nhìn chung tổng tài sản lưu động của công ty luân chuyển trong các khâu. Khoản phải thu giảm thì vốn bằng tiền và các khoản khác tăng. Ngược lại vốn bằng tiền giảm, khoản phải thu và các khoản khác lại tăng.

Bảng 4.11: Kết cấu và sự biến động của vốn lưu động:

Đơn vị tính: 1000 đồng

Chỉ tiêu 2006 2007 2008

So sánh

07/06 08/07

Giá trị % Giá trị % Giá trị % ± ∆ % ± ∆ %

1. Vốn bằng tiền 656.018 2,36 2.588.936 10,48 1.917.609 6,98 1.932.918 294,64 (671.327) (25,93) 2. Đầu tư TCNH - - - - - - - - - - 3.Các khoản phải thu 24.029.329 86,35 16.406.788 66,44 16.592.529 60,39 (7.622.541) (31,72) 185.741 1,13 4. HTK 1.485.397 5,34 3.239.212 13,12 5.918.985 21,54 1.753.815 118,07 2.679.773 82,73 5. TSLĐ khác 1.658.658 5,96 2.459.666 9,96 3.044.875 11,08 801.008 48,29 585.209 23,79 Tổng cộng 27.829.402 100,00 24.694.602 100,00 27.473.998 100,00 (3.134.800) (11,26) 2.779.396 11,26

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình sử dụng vốn sản xuất kinh doanh của công ty cà phê Việt Thắng.doc (Trang 52 - 55)