Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty:

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình sử dụng vốn sản xuất kinh doanh của công ty cà phê Việt Thắng.doc (Trang 59 - 62)

- Thủ quỹ: Có nhiệm vụ thu chi, bảo quản tiền mặt, tuyệt đối giữ bí mật về số liệu sổ sách và tồn quỹ tiền mặt, kiểm tra đúng đủ trước khi chi tiền, ghi chép sổ quỹ

4.5.5.Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty:

Biểu đồ 3: kết cấu nguồn vốn

4.5.5.Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty:

Trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, vốn lưu động không ngừng vận động. Nó lần lượt mang nhiều hình thái khác nhau như: tiền, nguyên vật liệu, sản phẩm dở dang, thành phẩm và qua tiêu thụ sản phẩm, nó lại trở về hình thái tiền tệ. Cùng với quá trình lưu thông vật chất của sản xuất kinh doanh, vốn lưu động cũng biến đổi liên tục, theo chu kỳ qua các giai đoạn dự trữ - sản xuất - tiêu thụ.

Một chu kỳ vận động của vốn lưu động được xác định kể từ lúc bắt đầu bỏ tiền ra mua nguyên vật liệu và yếu tố sản xuất khác (tư liệu lao động) cho đến khi toàn bộ số vốn đó được thu hồi lại bằng tiền do bán sản phẩm hàng hóa. Vì vậy, việc sử dụng vốn lưu động hiệu quả cao hay thấp có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của doanh nghiệp. Việc đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của công ty được thể hiện qua bảng sau:

Qua bảng 4.15 (trang sau) thể hiện: * Số vòng quay vốn lưu động:

Số vòng luân chuyển của vốn lưu động năm 2007 so với năm 2006 tăng 0,09 vòng, tương ứng với tỷ lệ tăng 33,98% là do tốc độ giảm của vốn lưu động bình quân (giảm 31,06%) nhanh hơn tốc độ giảm của doanh thu (giảm 7,64%). Năm 2008 tốc độ luân chuyển tăng thêm 0,15 vòng tương ứng với tỷ lệ tăng là 41,10% so với năm 2007 là do doanh thu tăng lên còn vốn lưu động bình quân thì giảm xuống. Qua ba năm phân tích cho thấy hiệu quả sử dụng vốn lưu động năm sau đều cao hơn năm trước. Vốn lưu động luân chuyển nhanh hơn sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho công ty nắm bắt được các cơ hội trên thị trường.

* Kỳ luân chuyển bình quân vốn lưu động:

Do số vòng quay của vốn lưu động thấp đã làm ảnh hưởng đến thời gian của nột kỳ luân chuyển. Số vòng quay liên tục tăng đã làm cho kỳ luân chuyển giản tương ứng. Cụ thể, trong năm 2007 số ngày giảm 25% so với năm 2006 và đến năm 2008 giảm tiếp 29% so với năm 2007. Qua số liệu ở bảng cho thấy, số ngày của một vòng luân chuyển luôn trên một năm, điều này cho thấy thời gian quay vòng vốn lưu động chậm làm hiệu quả sử dụng vốn lưu động giảm. Đây là do công ty sản xuất kinh doanh cà phê – loại cây công nghiệp dài ngày.

* Tỷ lệ sinh lời vốn lưu động:

Trong năm 2006 cứ 100 đồng vốn lưu động thì tạo ra được 2,45 đồng lợi nhuận, năm 2007 là 9,96 đồng và năm 2008 là 16,60 đồng.

* Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động:

Năm 2006 để thu được 1 đồng doanh thu công ty phải bỏ ra 3,59 đồng vốn lưu động, năm 2007 bỏ ra 2,68 đồng và năm 2008 bỏ ra 1,90 đồng. Như vậy năm 2007 để đạt được 1 đồng doanh thu công ty đã giảm 25,36% cho phần vốn lưu động so với năm 2006 và năm 2008 công ty giảm tiếp 29,13% so với năm 2007 phần vốn lưu động để thu được 1 đồng doanh thu.

Bảng 4.15: Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động từ 2006 – 2008:

Chỉ tiêu ĐVT 2006 2007 2008

So sánh

07/06 08/07

± ∆ % ± ∆ %

1. Doanh thu thuần ng.đ 10.620.933 9.809.586 13.747.247 (811.347) (7,64) 3.937.661 40,14 2. Lợi nhuận ng.đ 932.148 2.615.019 4.330.946 1.682.871 180,54 1.715.927 65,62 3. Vốn lưu động BQ ng.đ 38.094.926 26.262.002 26.084.301 (11.832.924) (31,06) (177.701) (0,68) - Đầu kỳ ng.đ 48.360.450 27.829.401 24.694.602 (20.531.049) (42,45) (3.134.799) (11,26) - Cuối kỳ ng.đ 27.829.401 24.694.602 27.473.999 (3.134.799) (11,26) 2.779.397 11,26 4. Số vòng quay VLĐ (1/3) Vòng 0,28 0,37 0,53 0,09 33,98 0,15 41,10 5. Tỷ lệ sinh lời VLĐ (2/3) % 2,45 9,96 16,60 7,51 306,94 6,65 66,75 6. Kỳ luân chuyển BQ VLĐ (360/4) Ngày 1.291 964 683 (327) (25) (281) (29) 7. Hệ số đảm nhiệm VLĐ (3/1) Lần 3,59 2,68 1,90 (0,91) (25,36) (0,78) (29,13)

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình sử dụng vốn sản xuất kinh doanh của công ty cà phê Việt Thắng.doc (Trang 59 - 62)