- Thủ quỹ: Có nhiệm vụ thu chi, bảo quản tiền mặt, tuyệt đối giữ bí mật về số liệu sổ sách và tồn quỹ tiền mặt, kiểm tra đúng đủ trước khi chi tiền, ghi chép sổ quỹ
Biểu đồ 3: kết cấu nguồn vốn
4.3. Phân tích mối quan hệ cân đối giữa vốn và nguồn vốn của công ty:
Để nắm được tình hình chung về hoạt động tài chính của công ty, cần đi vào nghiên cứu tính cân đối giữa vốn và nguồn vốn. Về nguyên tắc nguồn vốn chủ sở hữu của công ty phải thỏa mãn nhu cầu về vốn của mình. Tức là:
Nhưng trên thực tế, hầu như không có doanh nghiệp nào có đủ vốn chủ sở hữu để tự trang trải nhu cầu về vốn kinh doanh. Do vậy, tình trạng chiếm dụng vốn lẫn nhau sẽ xảy ra. Mối quan hệ cân đối giữa vốn và nguồn vốn của công ty cà phê Việt Thắng được biểu hiện ở bảng sau:
Bảng 4.7: Mối quan hệ cân đối giữ NV CSH với (Tiền + HTK + TSCĐ):
Đơn vị tính: 1000 đồng
Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
1. NV CSH 12.354 14.523.876 15.369.597
2. Tiền+HTK+TSCĐ 15.757.975 19.619.507 17.334.096
3. CL (1-2) (15.745.621) (5.095.631) (1.964.499)
(Nguồn: Phòng Kế toán – Tài vụ) Từ số liệu bảng 4.7 cho thấy, tại thời điểm năm 2006 nguồn vốn của công ty không đáp ứng nổi nhu cầu kinh doanh là 15.745.621.000 đồng. Do đó công ty phải đi vay và chiếm dụng vốn bên ngoài. Năm 2007 tiền, HTK, TSCĐ đều tăng nhưng do NV CSH tăng nhiều nên làm cho nhu cầu vốn bị thiếu của công ty giảm xuống chỉ còn 5.095.631.000 đồng. Năm 2008 NV CSH tiếp tục tăng, còn tổng số lượng tiền, HTK,TSCĐ giảm nhẹ nên làm cho nguồn vốn bị thiếu hụt của công ty chỉ còn là 1.964.499.000 đồng. Nhìn chung, mức độ chiếm dụng vốn giảm dần qua các năm, công ty có tính tự chủ hơn về tài chính của mình.
Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, khi nguồn vốn chủ sở hữu không đáp ứng được nhu cầu kinh doanh thì doanh nghiệp được phép đi vay để bổ sung vốn kinh doanh.