CHƯƠNG 5: KẾT KUẬN VAØ KIẾN NGHỊ 5.1 Kết luận:

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả và xây dựng các giải pháp sxsh tại công ty kinh doanh chế biến hàng xuất nhập khẩu đà nẵng-procimex (Trang 91 - 94)

Ngành công nghiệp chế biến thủy sản trong những năm gần đây đã có những bước phát triển vượt bậc, tăng trưởng cả về số lượng và chất lượng. Tuy nhiên, chế biến thủy sản cũng là ngành công nghiệp tiêu thụ nhiều tài nguyên nước, sản xuất ra khối lượng lớn chất hữu cơ và chất dinh dưỡng gây ô nhiễm nghiêm trọng cho các lưu vực tiếp nhận và ảnh hưởng trực tiếp đến cư dân địa phương.

Nếu đánh giá và so sánh với kiểm soát ô nhiễm, các phương án SXSH sẽ mang lại hiệu quả nhiều hơn. Hơn nữa mục tiêu của SXSH là tránh ô nhiễm bằng cách sử dụng tài nguyên, nguyên vật liệu một cách có hiệu quả nhất, nên có thể mang lại lợi ích to lớn cho các doanh nghiệp chế biến thủy sản.

Sau khi tìm hiểu thực tế hoạt động sản xuất của Công ty kinh doanh chế biến hàng xuất nhập khẩu – Procimex, tôi đã xem xét các cơ hội áp dụng SXSH cho công ty từ đó lựa chọn các cơ hội khả thi nhất và đánh giá hiệu quả về kinh tế, kỹ thuật và môi trường cho các giải pháp đó. Và kết quả dự kiến thu được khá khả quan, hàng năm công ty có thể tiết kiệm được 168.350.400đ nguồn nguyên vật liệu, chi phí đầu tư cho các giải pháp thấp và không yêu cầu kỹ thuật cao. Ngoài ra, hiệu quả môi trường mang lại từ việc áp dụng SXSH là rất đáng kể.

Vì vậy, việc áp dụng SXSH vào công ty là điều cần thiết. Điều này sẽ giúp công ty hạ giá thành sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh, tạo cho công ty một thương hiệu sạch góp phần tạo nâng cao thong hiệu của công ty trong thị trường chế biến thủy sản trong và ngoài nước.

5.2 Kiến nghị:

Mặc dù SXSH mang lại nhiều lợi ích về kinh tế và môi trường, tuy nhiên do một số trở ngại về thông tin và vốn nên các doanh nghiệp hiện nay chỉ thực hiện các giải pháp nhỏ, không đòi hỏi đầu tư nhiều vốn và yêu cầu kỹ thuật. Để khắc phục mặt này rất cần sự hỗ trợ từ ban lãnh đạo của các doanh nghiệp cũng như các cơ quan chức năng.

 Kiến nghị đến ban lãnh đạo của các doanh nghiệp:

Công ty cần trao dồi thêm nhận thức về SXSH, từ đó có thể xem xét, áp dụng các giải pháp đòi hỏi đầu tư nhiều vốn nhưng mang lại nhiều lợi nhuận trong tương lai và thời gian hoàn vốn ngắn. Trong xu thế hiện nay, việc áp dụng SXSH như những nấc thang giúp cho các doanh nghiệp đưa công ty mình phát triển theo hướng bền vững.

Nâng cao kiến thức cho mỗi thành viên trong công ty về vấn đề bảo vệ môi trường, về lợi ích của các chương trình giảm thiểu chất thải từ các giải pháp ngăn ngừa và sản xuất sạch hơn.

Tiếp tục nghiên cứu kỹ lưỡng các công nghệ hiện hành tại công ty, các cân bằng vật liệu tại mỗi quá trình sản xuất để có thể tối ưu hóa một cách kinh tế cho sự sử dụng các nguồn nguyên vật liệu và năng lượng cũng như để tạo ra ít chất thải hơn.

 Kiến nghị đến các cơ quan chức năng

Thúc ép mạnh mẽ việc tuân thủ các quy định môi trường hiện hành, nhằm khuyến khích các doanh nghiệp chấp nhận và thực hiện ngăn ngừa ô nhiễm thay vì phải mổ lực để thỏa mãn các quy định xử lý ô nhiễm.

Nhà nước cần hổ trợ tài chính và chỉ đạo thực hiện nghiên cứu xây dựng chiến lược và chương trình tổng thể nhằm nay mạnh kế hoạch thực thi các giải pháp sản xuất sạch hơn.

Cần tạo ra các buổi giao lưu giữa các doanh nghiệp , đây là dịp họ trao đổi thông tin, hợp tác sản xuất và có thêm các thông tin về thị trường thông qua đó, các nhà quản lý môi trường cũng dễ dàng truyền đạt các thông tin về ngăn ngừa ô nhiễm công nghiệp hơn. Khi tìm thấy lợi ích kinh tế thông qua việc bảo vệ môi trường các doanh nghiệp sẽ không cảm thấy việc bảo vệ môi trường là việc làm “đầu tư không sinh lợi” nữa.

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả và xây dựng các giải pháp sxsh tại công ty kinh doanh chế biến hàng xuất nhập khẩu đà nẵng-procimex (Trang 91 - 94)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w