Môi trường nước:

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả và xây dựng các giải pháp sxsh tại công ty kinh doanh chế biến hàng xuất nhập khẩu đà nẵng-procimex (Trang 41 - 45)

a) Nguồn phát sinh:

Nước thải do hoạt động sản xuất của Xí nghiệp phân thành 4 loại như sau: - Nước thải sản xuất sinh ra từ quá trình chế biến các loại cá với hàm

lượng các chất hữu cơ, chất rắn lơ lửng và vi sinh vật.

- Nước thải sinh hoạt có chứa các chất cặn bã, các chất lơ lửng, các hợp chất hữu cơ, các chất dinh dưỡng N, P và các vi sinh vật.

- Nước mưa chảy tràn qua khu vực chứa phế phẩm sẽ cuốn theo các chất bẩn sẽ gây ô nhiễm nguồn nước trực tiếp.

- Nước từ quá trình làm mát giàn ngưng của các thiết bị làm lạnh, cấp đông (Nước thải này được tuần hoàn tái sử dụng).

Lượng nước thải trong quá trình chế biến thủy sản của công ty thường không ổn định theo thời gian và tỷ lệ thuận với lượng nước sạch sử dụng cho sản xuất. Phần lớn nước qua sử dụng tại xí nghiệp đều trở thành nước thải.

Nguồn nước thải sản xuất của công ty chủ yếu là từ: - Nước rửa nguyên liệu.

- Nước dùng trong quá trình sơ chế cá.

- Nước dùng để khử trùng khuôn, các thiết bị chế biến và các bề mặt tiếp xúc trực tiếp sản phẩm.

- Nước sát trùng găng tay sau cuối ca sản xuất. - Nước khử trùng nhà xưởng (sàn, tường). - Nước khử trùng xe đẩy.

- Nước nhúng ủng.

- Nước thải từ khu vực chứa phế phẩm

Nơi tiếp nhận nước thải của Xí nghiệp: Hiện nay, nước thải sản xuất của xí nghiệp trước khi vào bể chứa thì phải qua 5 hố ga. Trong các hố này để các bao lưới nhằm lọc các tạp chất như xương, ruột hay vảy cá trôi theo nước thải. Sau khi vào bể chứa, nếu những ngày có lưu lượng nước thải nhiều thì nước thải từ bể chứa sẽ qua bể xử lý của xí nghiệp. Còn nếu lượng nước thải ít thì được đổ vào hệ thống thoát nước chung cho KCN và được đổ vào khu vực Ao thuyền Thọ Quang thuộc cửa sông Hàn và Vịnh Đà Nẵng.

b) Tải lượng:

 Nước thải sản xuất:

Nước thải của xí nghiệp chủ yếu là các chất hữu cơ dễ phân hủy, chất rắn lơ lửng, dầu mở và vi sinh vật. Lượng nước thải này nếu không xử lý sẽ gây ô nhiễm môi trường nước ngầm và nước mặt xung quanh khu vực nhà máy.

- Với công suất sản xuất cao nhất của xí nghiệp là 5000 tấn thành phẩm/năm hay 14 tấn/ngày nhưng hiện nay do điều kiện thời tiết và mùa vụ năng suất của công ty chỉ đạt khoảng 1800 tấn nguyên liệu/năm hay 5 tấn/ngày. Sau khi tham khảo kết quả nghiên cứu cân bằng vật liệu, nước áp dụng cho SXSH,

kết quả khảo sát lưu lượng nước thải tại Xí nghiệp chế biến thủy sản Thanh Khê năm 2003-2004, lượng nước thải sinh ra từ quá trình sản xuất được công ty ước tính khoảng 14m3/tấn.

Nước sạch được sử dụng trong hầu hết các công đoạn trong quy trình chế biến các loại thủy sản, từ khâu tiếp nhận nguyên liệu, sơ chế, tinh chế, cấp đông, cho tới các công đoạn vệ sinh nhà xưởng và thiết bị. Chỉ có một phần nhỏ lượng nước được sử dụng cho mục đích làm mát thiết bị là có thể tuần hoàn tái sử dụng. Do đó, lượng nước thải trong quá trình chế biến của công ty có thể coi như tương đương với lượng nước cấp cho quá trình chế biến.

Thành phần chính của nước thải bao gồm:

- Các chất thải rắn trôi theo dòng chảy như xương cá, trứng cá, da cá, các mẫu thịt vụn…

- Các chất hữu cơ, chất béo và prôtêin động vật có nguồn gốc từ huyết, mỡ cá, dầu mở…

- Các hóa chất sử dụng trong quá trình chế biến như Chlorine, Bri-so-nel và các hóa chất khác.

Mức độ ô nhiễm của nước thải ngành chế biến thủy sản thùy thuộc vào sự có mặt của một số yếu tố như phương pháp chế biến và loài thủy sản được chế biến.

Bên cạnh đó, nước bị rò rỉ từ các đường ống dẫn ở xung các phân xưởng của công ty, điều này sẽ gây lãng phí và làm cho môi trường xung quanh phân xưởng không được vệ sinh.

 Nước thải sinh hoạt:

Ngoài các loại nước thải trong quá trình sản xuất trên, còn có một lượng nước thải sinh hoạt của cán bộ – công nhân viên trong công ty. Nước thải sinh

hoạt của công nhân chủ yếu chứa các cặn bã, chất hữu cơ dễ thối rửa, vi khuẩn gây bậnh, cần phải được xử lý trước khi thải ra môi trường xung quanh.

Chất ô nhiễm Khối lượng (g/người/ngày)

BOD5 45-54 COD 72-102 SS 70-145 Dầu mở 10-30 Tổng Nitơ 6-12 Amoni 2,4-4,8 Tổng Photpho 0,8-4,0 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(Nguồn: Báo cáo Đánh giá tác động môi trường của công ty Procimex) Bảng 3.1: Khối lượng các chất ô nhiễm do mỗi người thải ra hàng ngày khi chưa

được xử lý

Với số lượng cán bộ công nhân viên của công ty hiện nay 371 người, nếu tính trung bình mỗi người sử dụng 80 lít nước sinh hoạt /ngày thì lượng nước thải ra là 29,68 m3/ngày. Để khống chế tác động của nước thải sinh hoạt, công ty đã có biện pháp xử lý bằng bể tự hoại 3 ngăn đảm bảo tiêu chuẩn cho phép.

 Nước mưa:

Bên cạnh đó, còn có một lượng nước mưa rơi trên mặt bằng công ty vào mùa mưa. Lượng nước mưa này có khả năng lôi cuốn theo nó phần nước cá tại nơi tiếp nhận nguyên liệu. Lượng nước này thấm vào đất sẽ ảnh hưởng lớn đến nguồn nước ngầm và gây nên mùi hôi thối vào mùa nắng.

 Tác động của nước thải đến môi trường và hệ sinh thái:

Nước thải sản xuất cũng như nước thải sinh hoạt của công ty có khả năng gây ô nhiễm môi trường nước mặt (Sông Hàn) và nước ngầm xung quanh vực công ty, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ sinh thái vịnh Đà Nẵng. Thậm chí còn gây ô nhiễm môi trường không khí do việc sinh ra các khí độc từ phân hủy chất hữu cơ. Các tác nhân gây ô nhiễm môi trường do nước thải bao gồm:

 Chất hữu cơ: Các chất hữu cơ chủ yếu trong nước thải là cacbonhydrat. Đây là hợp chất dễ bị phân hủy bởi các vi sinh vật hô hấp hiếu khí. Việc ô nhiễm nguồn nước do chất hữu cơ sẽ dẫn đến làm suy giảm nồng độ oxy hòa tan do vi sinh vật sử dụng oxy hòa tan trong nước để phân hủy các hợp chất hữu cơ, từ đó dẫn đến gây tác hại nghiêm trọng đến đời sống các loài thủy sinh.

 Chất rắn lơ lửng: chất rắn lơ lửng (SS) là tác nhân gây ảnh hưởng tiêu cực đến tài nguyên thủy sinh đồng thời gây tác hại về mặt cảm quan (gây tăng độ đục của nước).

 Các chất dinh dưỡng (N,P): các chất dinh dưỡng có khả năng gây ra hiện tượng phú dưỡng nguồn nước dẫn đến ảnh hưởng xấu đến chất lượng nước và là một trong những nguyên nhân gây hiện tượng bồi lắng lòng sông. Do việc sử dụng Chlorine cao trong quy trình chế biến để diệt các vi sinh vật bám trên các bán thành phẩm và thành phẩm nên khi vào nước thải nó sẽ diệt luôn các vi sinh vật trong thủy vực tiếp nhận.

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả và xây dựng các giải pháp sxsh tại công ty kinh doanh chế biến hàng xuất nhập khẩu đà nẵng-procimex (Trang 41 - 45)