Nghiên cứu tính khả thi cho các giải pháp 1 Mô tả các giải pháp

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả và xây dựng các giải pháp sxsh tại công ty kinh doanh chế biến hàng xuất nhập khẩu đà nẵng-procimex (Trang 71 - 74)

4.3.1 Mô tả các giải pháp

Giải pháp 1: Thu gom toàn bộ CTR trên bàn trước khi làm vệ sinh

Trong công đoạn sơ chế, sau khi hết một ca công ty thường tiến hành vệ sinh nhà xưởng và bàn sơ chế. Vì vậy để hạn chế các phế phẩm trôi theo nước vệ sinh vào nguồn nước thải thì trước khi làm vệ sinh ta phải thu gom toàn bộ CTR trên bàn. Công việc này không yêu cầu kỹ thuật cao mà còn đem lại lợi ích về môi trường và không cần đầu tư vốn.

Giải pháp 2: Tận dụng phế phẩm làm thức ăn gia súc

Chất thải rắn sau khi thu gom sẽ được gom về nhà chứa phế phẩm và được tận dụng để bán làm thức ăn gia súc. Hàng ngày sẽ có người đại diện của các công ty chế biến thức ăn gia súc đến thu mua. Nếu nguồn chất thải rắn này không được tận dụng sẽ gây ô nhiễm môi trường và lãng phí rất lớn.

Giải pháp 3: Vệ sinh khô trước khi xịt nước vệ sinh

Trong khi sơ chế cũng như tinh chế có rất nhiều chất bẩn bám dính trên thành tường, sàn nhà và bàn, những chất bẩn này khi khô thì rất khó vệ sinh bằng vòi nước. Vì vậy để hạn chế lượng nước sử dụng vô ích thì trước khi xịt nước vệ sinh ta phải lau chùi hay cọ rửa những vết bẩn đó. Điều này sẽ giúp công ty tiết kiệm được một lượng nước đáng kể, không yêu cầu kỹ thuật cao cũng như không cần nhiều vốn đầu tư ban đầu.

Giải pháp 4: Quy định mức cấp nước vào bồn

Tại các bồn chứa nước do không quy định mực nước cấp vào bồn nên công nhân thường xả nước thoải mái làm tràn nước ra khỏi bồn. Điều này gây lãng phí nguồn nước rất lớn. Vì vậy, công ty nên quy định mực nước cụ thể trước khi cấp vào bồn.

Giải pháp 5: Tận dụng nước xả tủ đông và làm nguội cho quá trình làm mát máy và các mục đích khác.

Trước khi vệ sinh tủ cấp đông chúng ta thường xả tan lượng đá đóng trong đó, lượng nước này sẽ được thu lại và tận dụng làm mát các hệ thống máy. Bên cạnh đó lượng nước thải từ quá trình làm nguội bán thành phẩm cũng rất lớn nên cũng được thu hồi và tận dụng. Nếu không tận dụng nguồn nước này công ty sẽ lãng phí một lượng lớn nước cho mục đích làm mát máy.

Giải pháp 6: Lưới chắn rác tại hố ga nên thường xuyên vệ sinh và thay định kỳ.

Tại hố ga có sử dụng các lưới chắn rác, loại lưới chắn này rất dễ bị hỏng do tải lượng chất rắn lớn và các phế phẩm còn xót lại như xương xá, vảy cá dễ làm rách lưới. Vì vậy, để ngăn cản CTR xâm nhập vào nguồn nước thải công ty nên vệ sinh thường xuyên và thay định kỳ lưới chắn rác tại hố ga.

Giải pháp 7: Sử dụng vòi phun áp lực cao

Hiện nay, khi vệ sinh nhà xưởng và sân tiếp nhận nguyên liệu, công ty đang sử dụng loại vòi thông thường. Điều này gây lãng phí nguồn nước mà lại không đạt hiệu quả trong việc làm vệ sinh. Giải pháp này không yêu cầu kỹ thuật tuy nhiên phải thay toàn bộ vòi phun thông thường bằng vòi phun có áp lực cao.

Giải pháp 8: Nâng cao ý thức tiết kiệm và làm việc gọn gàng cho công nhân.

Để tránh tình trạng lãng phí nguồn nước và thao tác làm việc bừa bãi của công nhân. Hàng tháng hay hàng quí công ty nên tổ chức các buổi huấn luyện và nâng cao ý thức làm việc cho công nhân. Công việc này sẽ giúp công nhân nâng cao tay nghề và tiết kiệm nguồn nướ và nguồn vật liệu cho công ty.

Giải pháp 9: Cân chính xác lượng hóa chất sử dụng, chỉ định người chịu trách nhiệm cho việc này

Lượng hóa chất sử dụng hàng ngày trong chế biến cũng như vệ sinh là rất lớn, vì vậy khi pha hóa chất yêu cầu công nhân phải cẩn thận và định lượng sẵn lượng hóa chất cần pha để tránh tình trạng vung vãi hóa chất và gây lãng phí, không những thế còn ảnh hưởng đến sức khỏe của người công nhân pha chế nữa. Bên cạnh đó cần phải chỉ định người chịu tránh nhiệm cho việc này để xác định lượng hóa chất vào, ra và lượng hóa chất mất mát.

Giải pháp 10: Tăng cường kiểm tra giám sát thao tác của công nhân

Thao tác của công nhân là điều quan trọng trong quá trình chế biến, có tiết kiệm được nguồn nguyên liệu và nguồn nước hay không là phụ thuộc vào thao tác của họ. Bên cạnh việc nâng cao tay nghề và ý thức tiết kiệm thì cần phải thường xuyên kiểm tra giám sát thao tác của họ để tránh việc gây lãng phí.

Giải pháp 11: Chuyển sang sơ chế khô

Tại khâu làm sạch cá công nhân thường sử dụng nước song song với thao tác loại bỏ mang và nội tạng, công việc này gây lãng phí nước không cần thiết và ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Vì vậy chúng ta nên chuyển sang sơ chế khô tức là sau khi loại bỏ mang và nội tạng cá xong ta mới chuyển sang sử dụng nước để rửa lại cá.

Giải pháp 12: Bảo dưỡng thường xuyên van, đường ống nước và bộ sấy dầu,pet phun dầu của lò hơi

Van và đường ống nước phải thường xuyên được kiểm tra và bảo dưỡng để tránh tình trạng bị rò rỉ gây lãng phí nước. Việc kiểm tra bộ sấy dầu và pet phun dầu định kỳ sẽ giúp đảm bảo lò hơi hoạt động đúng hiệu suất , công suất thiết kế và tiết kiệm nguồn nguyên liệu.

Giải pháp 13: Thay loại đá khối bằng loại đá vảy

Ướp thủy sản bằng nước đá dạng cục to không tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình trao đổi nhiệt giữa thủy sản và nước đá, vì thủy sản không tiếp xúc trực tiếp với nước đá. Ngoài ra, những cục nước đá to, nhọn, sắc cạnh dễ làm hỏng bề mặt nguyên liệu và nước đá sẽ tăng cường sự oxi hóa chất béo trong thủy sản làm giảm chất lượng nguyên liệu thủy sản. Những thiếu sót trên sẽ được loại trừ nếu sử sử đá vảy đồng thời guúp cải thiện chất lượng sản phẩm.

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả và xây dựng các giải pháp sxsh tại công ty kinh doanh chế biến hàng xuất nhập khẩu đà nẵng-procimex (Trang 71 - 74)