a) Nguồn và loại khí thải:
Khí thải sinh ra từ nhà máy bao gồm:
- Khí Clo sinh ra trong quá trình khử trùng các thiết bị, dụng cụ và nhà xưởng chế biến, khử trùng nguyên liệu.
- Mùi hôi, tanh từ nguyên liệu và từ nơi chứa phế thải rắn, mùi hôi do sự phân hủy các chất hữu cơ trong nước thải từ các hệ thống cống thoát nước và hố ga trong địa phận nhà máy.
- Khí thải sinh ra từ các phương tiện vận chuyển, trạm phát điện, lò hơi với các thành phần chủ yếu là khí CO, NOx, SO2, CO2 nguồn ô nhiễm này rất khó kiểm soát do phụ thuộc vào chất lượng các phương tiện vận chuyển, phụ thuộc vào điện áp của điện lưới…
- Hơi tác nhân lạnh bị rò rỉ, bao gồm các loại khí như Freon 22, Freon 12 (một loại khí dạng CFC), khí NH3…
- Hơi xăng, dầu từ khu vực lưu trữ nhiên liệu cho máy phát điện và nồi hơi.
- Tiếng ồn sinh ra từ máy nén của hệ thống lạnh và nhiệt thải từ hệ thống (nhiệt lạnh).
b) Tải lượng:
Bụi và các khí SO2, NOx, CO, VOC sinh ra từ lò hơi đốt dầu DO:
Theo hệ số đánh giá ô nhiễm nhanh của Tổ chức Y tế Thế giới- WTO, 1993, tải lượng các chất ô nhiễm từ lò đốt dầu DO được định mức như sau:
Chất ô nhiễm Bụi SO2 NOx CO VOC
Hệ số ô nhiễm (kg/tấn dầu)
0.28 20xS 2.84 0.71 0.035
Bảng 3.2: Tải lượng các chất ô nhiễm từ lò đốt dầu DO
Với S là hàm lượng lưu huỳnh có trong dầu DO (1,0%). Lượng dầu DO sử dụng tại xí nghiệp cho mục đích đốt lò khoảng 15 tấn/năm, tức 41kg/ngày. Như vậy theo hệ số ô nhiễm của WHO, tải lượng các chất ô nhiễm phát sinh từ lò hơi đốt dầu DO được tính như sau:
Các chất ô nhiễm Tải lượng (kg/ngày)
Bụi 0.011
SO2 0.336
NOx 0.116
VOC 0.001
Bảng 3.3: Tải lượng chất ô nhiễm theo lượng dầu sử dụng
Theo lý thuyết cháy, khi đốt hoàn toàn 1kg dầu DO với nhiệt độ khí thải là 130 0C, hệ số thừa không khí α =0,3 thì lưu lượng khí thải sinh ra là 22,5 m3.
Như vậy, tổng lưu lượng khí thải sinh ra trong 1 ngày đêm sản xuất tại Xí nghiệp do đốt lò hơi tính được là 922,5m3/ngày ( hay 38,4m3/giờ).
Bụi và các khí SO2, NOx, CO, CxHy từ các phương tiện giao thông
Hoạt động từ các phương tiện giao thông vận chuyên nguyên nhiên liệu, sản phẩm ra vào khu vực xí nghiệp cũng góp phần gây ô nhiễm môi trường không khí xung quanh. Nhiên liệu đốt cho quá trình vận hành các phương tiện vận tải là xăng và dầu Diesel, vì vậy trong khói thải xe sẽ phát sinh bụi khói và các khí độc SO2, NOx, CO, CxHy.
Theo thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp, dự kiến hàng ngày có 1-2 xe loại trọng tải từ 3,5-16 tấn ra vào xí nghiệp. Thành phần các chất ô nhiễm từ các phương tiện vận tải được tính toán qua các nguồn tài liệu khác nhau, theo hệ số đánh giá ô nhiễm nhanh của Tổ chức y tế Thế giới –WHO 1993, tải lượng bụi và các chất ô nhiễm tính cho loại xe có trọng tải từ 3,5-16 tấn, với xe chạy Diezen (S=1%), và tốc độ trung bình 8-10km được xác định như sau:
Chất ô nhiễm Tải lượng từ 1 xe (kg/10km đường dài) Tải lượng từ 4 xe (kg/10km đường dài) Bụi 0.009 0.0360 SO2 0.0429 0.1716 NOx 0.118 0.4270 CO 0.06 0.2400 VOC 0.26 0.1040
Xe vận chuyển nguyên liệu và sản phẩm của xí nghiệp lưu thông trên địa bàn thành phố Đà Nẵng và các vùng lân cận, nên hoạt động giao thông vận tải của xí nghiệp đã góp phần làm ô nhiễm môi trường không khí.
- Đối với hệ thống lạnh Freon (F22): lượng F22 sinh ra từ hệ thống lạnh chủ yếu là do rò rỉ.
- Tiếng ồn từ hoạt động của xí nghiệp có khả năng sinh ra từ các nguồn: tiếng ồn tại máy nén của hệ thống lạnh, mức độ ồn phát ra tạ các xí nghiệp chế biến thủy sản trên địa bàn thành phố Đà Nẵng như xí nghiệp Thủy sản Nam Ô, thủy sản F86… trung bình khoảng 70-75 dBA.
c) Tác động đến môi trường:
Khí thải có chứa bụi và các chất khí như: CO, NOx, SO2, CO2 sẽ gây tác động xấu đến sức khỏe của công nhân trong khu vực và dân cư xung quanh với các loại bệnh phổ biến như bệnh đường hô hấp.
Khí Clo phát sinh trong quá trình chế biến có nồng độ rất cao, phổ biến 100-200ppm, thậm chí ở những khu vực làm hàng sạch có thể lên đến 500ppm. Với độc tính của lọai hóa chất này, người tiếp xúc có thể bị ảnh hưởng trực tiếp tới mắt và đường hô hấp. Ngoài ra, khi Clo tiếp xúc với các chất hữu cơ trong nhà máy có thể hình thành hợp chất Clo hữu cơ có tính độc cao, bền vững và có khả năng tích tụ sinh học.
Mùi hôi tanh ở khu vực sản xuất không gây độc tức thời nhưng với thời gian tiếp xúc khá dài sẽ làm cho người lao động có những biểu hiện đặc trư ng như buồn nôn, kém ăn, mệt mỏi sau làm việc.
Nhiệt thải (nhiệt lạnh) từ hệ thống lạnh có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe công nhân. Điều kiện lạnh ẩm của môi trường lao động gây cho công nhân dễ mệt mỏi, giảm hiệu quả lao động. Các bệnh nghề nghiệp đặc trưng cho bệnh đông lạnh là: bệnh khớp, bệnh giãn tim mạch.
Tác hại của khí Freon: khí Freon, môi chất lạnh trong các thiết bị làm lạnh, là khí trơ trong các phản ứng hóa học, lý học thông thường, nhưng chúng được tích lũy ở tầng cao khí quyển, dưới tác dụng của các tia bức xạ tử ngoại đã làm thoát ra nguyên tử clo. Mỗi nguyên tử clo lại phản ứng day chuyền với 100.000 phân tử ôzôn và biến ôzôn thành oxy, gây thủng tầng ozon là lớp bảo vệ cho trái đất khỏi tác hại của bức xạ tia cực tím. Tác hại chính của khí Freon chính là làm hỏng tầng ozon của trái đất, làm cho bức xạ tia cực tím chiếu trực tiếp lên bề mặt trái đất, ảnh hưởng đến sinh quyển. Một số máy lạnh tại xí nghiệp có sử dụng tác nhân lạnh là F22.
Nhìn chung, tham khảo các số liệu đo đạc về hơi khí độc tại công ty cho thấy nồng độ hơi khí độc đều nằm dưới tiêu chuẩn cho phép. Do đó hoạt động sản xuất của công ty không gây ảnh hưởng đáng kể đến môi trường không khí. Tuy nhiên cũng cần phải có kế hoạch để phòng chóng nguồn ô nhiễm này.