THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG CỦA TỔNG CÔNG TY CÔNG NGHIỆP ÔTÔ VIỆT NAM
2.2.2 Cơ cấu tổ chức
Hiện tại Tổng công ty công nghiệp ôtô Việt Nam là Tổng công ty hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con. Mô hình này có nhiều ưu điểm hơn so với mô hình Tổng công ty trước đây như : giúp nhận định rõ vốn và tài sản, quyền lợi và trách nhiệm của các đơn vị trong Tổng công ty, bảo đảm lợi ích ở những ngành, những lĩnh vực mà nhà nước cần kiểm soát nhưng Nhà nước không nhất thiết phảo giữ 100% vốn ở Doanh nghiệp. Đồng thời mô hình này giúp Tổng công ty thúc đẩy nhanh quá trình cổ phần hóa tại các Doanh nghiệp thành viên và đem vốn đi liên doanh, liên kết, góp vốn cổ phần… nhờ đó mà Tổng công ty giữ cổ phần chi phối tại các Doanh nghiệp này.
Những lợi ích của việc chuyển đổi sang mô hình này là xuất phát từ đòi hỏi đổi mới cơ chế hoạt động và mối quan hệ giữa Tổng công ty và các đơn vị
thành viên. Trong đó nền tảng mối quan hệ này là việc chi phối của Tổng công ty với các đơn vị thành viên. Viêc chi phối hoặc kiểm soát chủ yếu là về sở hữu vốn, công nghệ, thị trường, thương hiệu…
Đặc điểm của Tổng công ty công nghiệp ôtô Việt Nam (công ty mẹ) là vừa trực tiếp sản xuất kinh doanh vừa có vốn góp cổ phần ở các công ty con. Công ty mẹ có tư cách pháp nhân, có tài sản và bộ máy quản lý riêng. Công ty mẹ chỉ sử dụng quyền biểu quyết của mình với tư cách là một cổ đông, bên góp vốn, sử dụng bí kíp công nghệ đề chi phối, tác động đến việc thông qua hay không thông qua các quyết định quan trọng của Công ty mình có cổ phần, vốn góp.
Hiện nay Tổng công ty công nghiệp ôtô Việt Nam có bộ máy quản lý, chức năng, nhiệm vụ và nghĩa vụ như các Tổng công ty nhà nước khác, được tổ chức theo mô hình có Hội đồng Quản trị. Cơ câu tổ chức của Tổng công ty bao gồm :
• Hội đồng quản trị ( HĐQT ): là đại diện trực tiếp của chủ sở hữu vốn Nhà nước tại Tổng công ty, chịu trách nhiệm trước Nhà nước và Bộ Giao thông vận tải về toàn bộ hoạt động của Tổng Công ty. HĐQT có 5 thành viên trở lên do Nhà nước bổ Nhiệm hoặc Bộ giao thông vận tải được ủy quyền bổ nhiệm gồm : Chủ tịch Hội đông quản trị, Tổng giám đốc, Trưởng ban kiểm soát và các thành viên khác.
• Ban kiểm soát : do HĐQT thành lập để kiểm tra, giám sát hoạt động điều hành của Tổng giám đốc, việc thực hiện nghị quyết, quyết định của HĐQT và những quy định của Pháp luật. Ban kiểm soát có 3 thành viên trở lên, trong đó trưởng ban là thành viên của HĐQT và trưởng ban không kiêm nhiệm bất cứ việc gì trong bộ máy điều hành của Tổng công ty.
• Tổng giám đốc (TGĐ) : do Nhà nước bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật theo đề nghị của HĐQT. Là người đại diện của Tổng
công ty trước pháp luật, là người điều hành mọi hoạt động, tổ chức thực hiện kế hoạch hàng năm, các phương án, dự án trên cơ sở vốn điều lệ, quy chế và nghị quyết của HĐQT. Được xếp lương cơ bản theo ngạch bậc lương viên chức nhà nước và hưởng lương theo phân phối tiền lương, thưởng gắng với hiệu quả sản xuất kinh doanh của Tổng công ty.
• Phó tổng giám đốc : là người giúp TGĐ điều hành một số hoạt động của Tổng công ty theo phân công của TGĐ, chịu trách nhiệm trước TGĐ và pháp luật về nhiệm vụ được phân công. Phó tổng giám đốc do HĐQT bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật theo đề nghị của TGĐ.
• Kế toán trưởng : là người Tổng giám đốc chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác kế toán, thống kê của Tổng công ty .
Bộ máy giúp việc của HĐQT và TGĐ gồm có 10 phòng ban, có chức năng tham mưu, giúp việc cho HĐQT và TGĐ trong phạm vi chuyên môn. Đồng thời theo dõi, hướng dẫn và kiểm tra các bộ phận sản xuất cũng như bộ phận nghiệp vụ cấp dưới trong việc thực hiện các quyết định của cấp trên. Gồm : 1. Văn phòng Tổng Công ty.
2. Phòng tổ chức tiền lương. 3. Ban thanh tra
4. Phòng khoa học công nghệ 5. Trung tâm thiết kế.
6. Phòng nghiệp vụ kinh doanh 7. Phòng nghiên cứu và phát triển. 8. Phòng kế hoạch và đầu tư
9. Phòng tài chính kế toán 10. Ban kiểm toán nội bộ.