Đối với nhà nước

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh hoạt động bán hàng của Tổng công ty công nghiệp ôtô Việt Nam.DOC (Trang 61 - 62)

4. Sản xuất phụ tùng, phụ kiện các loạ

3.3.1 Đối với nhà nước

Một là, phải rà soát lại năng lực đầu tư sản xuất hiện nay để có sự chỉ đạo tập trung, hình thành các hãng sản xuất ô-tô đủ khả năng phát triển, có sức cạnh tranh và khả năng chiếm lĩnh thị trường; phải tạo được sự phân công hợp tác đồng bộ, tránh chồng chéo, cạnh tranh nội bộ không cần thiết.

Hai là, để khuyến khích phát triển công nghiệp sản xuất ô- tô và phụ tùng phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu, Nhà nước cần nghiên cứu và đưa ra các chính sách hỗ trợ không trái với các cam kết quốc tế, như: hỗ trợ lãi suất cho người đầu tư phương tiện vận tải hành khách công cộng, hàng hóa đến vùng sâu, vùng xa, trong đó đặc biệt là phát triển mạng lưới đường bộ chất lượng tốt trên mọi vùng, miền, hỗ trợ vốn lưu động cho doanh nghiệp nhà nước, hỗ trợ các chương trình đặc biệt phát triển kinh tế vùng...

Ba là, với các dự án sản xuất phụ tùng ô-tô, như: động cơ, hộp số, cụm truyền động... nên có cơ chế phù hợp để doanh nghiệp được vay vốn dài hạn (có thể không lãi suất), hỗ trợ kinh phí nghiên cứu triển khai, chuyển giao công nghệ, thiết kế, hướng dẫn đào tạo, và miễn thuế thu nhập doanh nghiệp cho các doanh nghiệp sản xuất phụ tùng ô-tô mới trong thời gian một năm đến ba năm kể từ khi sản phẩm được tiêu thụ trên thị trường.

Bốn là, trong trường hợp doanh nghiệp Việt Nam tìm được đối tác chiến lược có thương hiệu lớn trên thế giới để hợp tác, liên doanh xây dựng nhà máy sản xuất ô-tô du lịch, cần nghiên cứu khả năng cho vay vốn dài hạn để

góp vốn đầu tư đạt tỷ lệ từ 50% trở lên của phía Việt Nam, tạo thế bình đẳng trong liên doanh, và tạo cơ hội để xây dựng và phát triển liên doanh này trở thành cơ sở sản xuất ô-tô nòng cốt của Việt Nam. Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong hoạt động tiếp thị và xúc tiến thương mại nhằm mở rộng thị trường trong nước và vươn ra thị trường nước ngoài.

Năm là, hiệp hội các doanh nghiệp cơ khí, ô-tô-xe máy-xe đạp, hiệp hội các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hiệp hội kỹ sư ô-tô Việt Nam cần có sự tổ chức phối hợp giữa các doanh nghiệp tham gia sản xuất ô-tô, sản xuất phụ tùng để nâng cao tính hợp tác - liên kết và tính chuyên môn hóa trong lĩnh vực sản xuất ô-tô, phụ tùng ô-tô và nghiên cứu, đề xuất với các cơ quan quản lý nhà nước các giải pháp, cơ chế chính sách khuyến khích, thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp ô-tô theo đúng chiến lược và quy hoạch đã được duyệt.

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh hoạt động bán hàng của Tổng công ty công nghiệp ôtô Việt Nam.DOC (Trang 61 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w